top of page

17 tiểu bang khởi kiện để ngăn chặn việc tước bỏ thị thực của du học sinh học trực tuyến

Updated: Jul 15, 2020

Cập nhật trực tiếp (live updates) từ thời báo The New York Times, ngày 13 tháng 7, 2020


Trường Đại học Harvard trong một ngày tháng 7. Ảnh: Tony Luong cho thời báo The New York Times.


17 tiểu bang và Quận Columbia (District of Columbia) đã khởi kiện chính quyền Tổng thống Trump vào ngày thứ Hai với mục đích ngăn chặn quy định mới về việc tước bỏ thị thực của du học sinh học trực tuyến hoàn toàn vào mùa thu tới.


Theo đơn kiện, quy định mới về tước bỏ thị thực du học sinh đưa ra vào tuần trước, có thể sẽ làm đảo lộn các kế hoạch được vạch ra tỉ mỉ trong hằng tháng trời bởi các trường Đại học và Cao đẳng cho năm học tới, cũng như cưỡng ép các du học sinh phải trở về đất nước của họ trong bối cảnh đại dịch toàn cầu Virus Corona có thể khiến việc học tập của họ nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng và tổn hại nghiêm trọng.


“Chính quyền ông Trump thậm chí còn không cố gắng đưa ra cơ sở để lý giải cho quy định điên rồ buộc các trường học phải đưa ra sự lựa chọn giữa việc giữ lại các du học sinh đang theo học và sự đảm bảo về sức khỏe cũng như an toàn tại các cơ sở giáo dục của họ,” theo lời bà Maura Healey, bộ trưởng Bộ Tư pháp trong lời tuyên bố công bố vụ kiện mục đích cáo buộc chính quyền ông Trump vi phạm Đạo luận Thủ tục Hành chính.


Vụ kiện được trình lên tòa án liên bang ở Boston; đây là nỗ lực mới nhất về mặt pháp lý để đấu tranh sắc lệnh liên bang. Sắc lệnh này đã được mô tả bởi các tiểu bang và các trường Đại học trong hồ sơ vụ kiện là một nỗ lực thúc đẩy về mặt chính trị của chính quyền ông Trump với mục đích ép buộc các trường Đại học phải tổ chức những lớp học trực tiếp (in-person) vào mùa thu tới đây, dù đã có nhiều trường tuyên bố sẽ giảng dạy phần lớn theo dạng trực tuyến do những lo ngại về tình hình sức khỏe chung.


Bang California cũng đã đệ đơn kiện quy định về tước bỏ thị thực này vào tuần trước, sau khi trường Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts hay M.I.T (Massachusetts Institute of Technology) đã ra tòa để tìm cách ngăn chặn quy định mới này được thực thi. Những lập luận trong trường hợp của trường Đại học Harvard và M.I.T dự kiến sẽ phiên xử vào ngày thứ Ba, cũng tại tòa án của quận tại Boston.


Chỉ đạo liên bang do Cơ quan Di trú và Thực thi Hải quan ban hành có nói rằng học sinh sinh viên từ nước ngoài không thể ở lại nước Mỹ khi học để lấy bằng cấp hoàn toàn trực tuyến. Chỉ đạo liên bang này đã khiến các học sinh sinh viên phải tranh giành nhau đăng ký vào các lớp học trực tiếp, hiện rất khó tìm. Nhiều trường Đại học đang có kế hoạch kết hợp các lớp học trực tuyến cùng với các lớp học trực tiếp để đảm bảo sức khỏe của giảng viên, sinh viên, cũng như cộng đồng xung quanh và tại cơ sở của các trường Đại học trong đại dịch.


Cô Kayleigh McEnany, Thư ký báo chí của Nhà Trắng đã lên tiếng bảo vệ hành động của chính quyền trong một cuộc họp báo vào đầu tuần trước.


“Các bạn không thể lấy được thị thực cho việc tham gia các lớp học trực tuyến từ Đại học Phoenix. Vậy lý do gì để các bạn có thị thực nếu như các bạn chỉ tham gia các lớp trực tuyến nói chung?” Ngoài ra, với các phóng viên, cô còn nói thêm rằng,” Có lẽ việc mà đáng phải bị đệ đơn kiện hơn có lẽ sẽ đến từ những sinh viên phải đóng học phí đầy đủ mà không được phép đến lớp học và trực tiếp tham dự các buổi giảng.”


17 tiểu bang và Quận Columbia đại diện cho 1.124 trường Cao đẳng và Đại học với tổng cộng 373.000 du học sinh theo học năm 2019, những người đã đóng góp khoảng $14 tỷ cho nền kinh tế trong năm ấy, theo đơn khiếu nại quy định mới.


Có khoảng 40 cơ sở, tổ chức giáo dục bậc đại học và cao hơn đã đưa ra tuyên bố hỗ trợ cho đơn kiện quy định liên bang mới về việc tước bỏ thị thực của du học sinh bao gồm Yale, DePaul, trường Đại học Chicago, Tufts, Rutgers và các cơ sở trong hệ thống Đại học Công lập ở Illinois, Maryland, Massachusetts, Minnesota, và Wisconsin.


Translation by Helen Nguyen

Comments


bottom of page