top of page

Amazon, Google, Twitter, và các công ty khác lên tiếng phản đối việc Trump ngưng visa lao động

Updated: Jun 24, 2020

Tyler SonnemakerPaayal Zaveri, ngày 22 tháng 6, 2020



Các công ty công nghệ thông tin lớn Amazon, Uber, công ty chủ quản của Google, và Twitter phản đối mạnh mẽ việc Tổng Thống Trump ngưng chương trình cấp visa (hộ chiếu) lao động vào thứ Hai, cho rằng “chính sách tồi tệ một cách khó tin” này sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên tiến trình phục hồi kinh tế và tính cạnh tranh của nước Mỹ.


Trump ra tuyên bố thứ Hai nghiêm cấm việc cấp giấy phép một số loại hộ chiếu cho phép người nước ngoài đến làm việc ở Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định. Chính quyền cho biết lệnh cấm, mà sẽ ảnh hưởng hộ chiếu diện H-1B, H-2B, H-4, J-1, và L-1, là cần thiết để bảo vệ nguồn lao động là công dân Mỹ tại thời điểm đại dịch coronavirus đẩy con số thật nghiệp lên cao nhất trong nhiều thập niên qua.


Lệnh này mở rộng thêm các giới hạn đã được đặt ra từ tháng Tư, trước đó ngưng chương trình visa lao động trong 60 ngày.


Các công ty công nghệ cao phụ thuộc hộ chiếu diện H1-B để nhập nguồn tài năng kỹ sư “kỹ thuật cao” từ khắp nơi trên thế giới, giúp họ giữ vững sự cạnh tranh của khu vực Silicon Valley trong một thị trường vươn mình ra thế giới. Một năm trước, Google và Amazon mỗi công ty được cho phép nhận khoảng 9,000 đơn xin hộ chiếu H1-B.


“Ngăn chặn các ngành nghề kỹ thuật cao vào đất nước này và đóng góp cho sự phục hồi kinh tế của Mỹ đặt tính cạnh tranh với thế giới của nước Mỹ vào tình thế nguy hiểm. Giá trị của chương trình hộ chiếu cho nhân viên kỹ thuật cao là rõ ràng,” một phát ngôn viên công ty Amazon nói với Business Insider.


Tại Mỹ, mỗi năm có 85,000 vị trí “kỹ thuật cao” xin được hộ chiếu H1-B.


Sundar Pichai, CEO của Alphabet - bản thân là một người di dân - đăng dòng tweet phản đối lệnh cấm hôm thứ Hai, nói: “Người di dân và nhập cư đã đóng góp vô cùng lớn lao vào sự thành công về kinh tế của nước Mỹ, khiến đất nước trở thành nhà lãnh đạo thế giới về công nghệ, và khiến công ty Google như ngày hôm nay.”


Aaron Levie, nhà sáng lập và CEO của Box, còn lên tiếng mạnh mẽ hơn, tweet rằng lệnh mới của Trump là một “chính sách tồi tệ đến khó tin trên mọi khía cạnh. Nó chỉ có ý nghĩa nhiều công việc sẽ ra khỏi Mỹ, và không có cách nào làm cho Mỹ tốt hơn hoặc giàu tính cạnh tranh hơn.”


Lệnh cấm, sẽ có hiệu lực ngày 24 tháng Sáu và sẽ kéo dài đến cuối năm, không áp dụng đối với các nhân viên người nước ngoài với hộ chiếu đang có mặt tại đất nước Mỹ, hoặc với người bên ngoài nước Mỹ nhưng đã được cấp hộ chiếu, theo tờ Wall Street Journal.


Qua cuộc gọi điện với nhiều phóng viên thứ Hai, quan chức chính phủ Trump nói lệnh cấm sẽ giữ lại 525,000 công việc cho công dân Mỹ và lấy lý do tỷ lệ thất nghiệp cao vì dịch coronavirus để thực hiện việc gián đoạn này.


“Sắc lệnh này đánh giá thấp tài sản kinh tế lớn nhất của nước Mỹ”


Vài luật sư trao đổi với Business Insider, nói rằng họ nghĩ điều này có thể dẫn đến chính sách hạn chế nhập cư khó khăn hơn trong thời gian dài và chính quyền đang sử dụng đại dịch để nỗ lực giới hạn tình trạng di dân.


“Ý kiến cá nhân của tôi là chúng ta sẽ không trở lại mọi thứ nới lỏng một cách dễ dàng, kể cả khi mọi việc yên ổn trở lại.” Reaz Jafri, một luật sư về luật di trú tại Withers Worldwide, nói với Business Insider.


Họ cũng nói lệnh này và lệnh cũ trong tháng Tư dẫn đến nhầm lẫn cho nhiều công ty và cá nhân về hộ chiếu lao động.


“Ngay cả đối với những người như chúng tôi đang làm việc với vấn đề nhập cư này, chúng tôi có một số lo ngại dựa trên ngôn ngữ của những việc sẽ diễn ra sắp tới,” Sharon Barney, luật sư về di trú tại Leech Tishman, nói.



Vào thứ Hai, một loạt các công ty công nghệ và giám đốc điều hành đã đưa ra các tuyên bố trên Twitter hoặc thông qua các kênh khác, nhấn mạnh sự đóng góp của di dân đối với kinh tế Mỹ và khẳng định sắc lệnh của Trump sẽ khiến các công ty Mỹ ít cạnh tranh hơn bằng cách giảm khả năng thuê mướn của họ.


“Sắc lệnh này đánh giá thấp tài sản kinh tế lớn nhất của nước Mỹ: sự đa dạng (tài năng lao động). Nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đến đây để tham gia vào đội ngũ lao động của chúng ta, đóng thuế, và đóng góp vào tính cạnh tranh của chúng ta trên thương trường quốc tế,” Jessica Herrera-Flanigan, phó chủ tịch công ty Twitter về chính sách công và quỹ từ thiện cho châu Mỹ nói với Business Insider trong một tuyên bố.


Facebook lập lại điều đó và nói trong thực tế, thắt chặt di dân sẽ khiến việc kinh tế Mỹ phục hồi khó khăn hơn sau đại dịch. “Sắc lệnh mới nhất của Tổng thống Trump dùng đại dịch COVID-19 như sự biện minh để giảm sự di dân. Trong thực tế, hành động giữ tài năng kỹ thuật cao bên ngoài nước Mỹ sẽ chỉ khiến tiến trình phục hồi của đất nước chúng ta khó khăn hơn.” một phát ngôn viên từ Facebook nói với NBC News.


Các công ty công nghệ khác lên tiếng phản đối sắc lệnh bao gồm Salesforce và Uber, công ty dịch vụ thuê mướn lái xe danh tiếng gọi sắc lệnh này “đáng thất vọng cho nhiều người từ khắp nơi trên thế giới.”


Công ty Netflix từ chối bình luận, trong khi Apple và Microsoft đã không phản hồi lập tức với các lời đề nghị bình luận từ các công ty này.


Translation by Tuan Nguyen

Comments


bottom of page