top of page

Barr thành lập đội đặc nhiệm để chống lại "những kẻ cực đoan chống chính phủ"

Việc thành lập đội đặc nhiệm làm leo thang phản ứng của Liên bang với các nhóm biểu tình chống bạo lực cảnh sát và kỳ thị chủng tộc.


Matt Zapotosky, ngày 26 tháng 6, 2020


Bộ trưởng Bộ Tư pháp William P. Barr phát biểu trong một cuộc họp tại Nhà Trắng ngày 15 tháng 6. (Saul Loeb/AFP/Getty Images)


Bộ trưởng bộ Tư pháp Hoa Kỳ William P. Barr vào hôm thứ sáu đã chỉ đạo thành lập một đội đặc nhiệm để chuyên đối đầu với "các phần tử cực đoan chống chính phủ," làm leo thang phản ứng của lực lượng thực thi luật pháp liên bang với các vụ bạo lực đôi khi nổi trội trong một vài cuộc biểu tình khắp cả nước phản đối sự tàn bạo của cảnh sát và kỳ thị chủng tộc, theo một bản ghi nhớ tờ The Washington Post có được.


Trong bản ghi nhớ, Barr viết rằng trong bối cảnh các cuộc biểu tình ôn hòa, những phần tử cực đoan chống chính quyền đã "thực hiện những hành vi bạo lực không thể biện minh được, nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng."


"Cùng với các hành vi vô pháp luật khác, những kẻ cực đoan đã tấn công dữ dội các sĩ quan cảnh sát và các quan chức chính phủ khác, phá hủy tài sản công cộng và tư nhân, và đe dọa những người vô tội," Barr viết trong một chỉ thị cho toàn thể lực lượng thực thi pháp luật của Bộ Tư pháp và các luật sư Mỹ. "Mặc dù các thành phần cực đoan này có nhiều ý thức hệ khác nhau, chúng đều thống nhất với mục đích chống lại những giá trị hiến pháp cốt lõi của một xã hội dân chủ điều hành bởi pháp luật... Một vài người giả vờ tuyên truyền thông điệp về tự do và tiến bộ, nhưng chúng thực ra là những thế lực vô chính phủ, phá hoại, và cưỡng bức.”


Bản ghi nhớ của Barr nói rằng, trong tháng vừa qua, Bộ Tư pháp đã ngăn chặn được các phần tử cực đoan "từ tất cả các ý thức hệ," và ông chỉ đích danh 2 nhóm: "Những kẻ ủng hộ 'Boogaloo,'" một nhóm cực hữu với những thành viên dự báo công khai về một cuộc nội chiến, và "những kẻ tự nhận mình là Antifa," một nhóm thiên tả bao gồm những người theo chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, và chủ nghĩa vô chính phủ.


Hơn nữa, một số những kẻ cực đoan bạo lực này, có thể được củng cố bởi các thế lực nước ngoài đang tìm cách gieo rắc sự hỗn loạn và xáo trộn ở đất nước chúng ta," Barr viết, dù ông không đưa ra thông tin cụ thể nào.


Barr trước đây đã cảnh báo về một "hỗn hợp nguy hiểm" các nhóm cực đoan lợi dụng các cuộc biểu tình để kích động tình trạng hỗn loạn, và ông chỉ đích danh antifa, nhóm mà Tổng thống Trump cũng đã tìm cách đổ lỗi cho sự bạo lực trong các cuộc biểu tình. Điều này đã thu hút một số lời chỉ trích, vì trong hơn 120 người bị Liên bang kết tội với các tội ác liên quan với các cuộc biểu tình, không có ai bị cáo buộc có liên hệ với nhóm antifa có tổ chức, theo bản tóm tắt công khai của các vụ án.


Đại đa số những người bị buộc tội dường như là những phần tử cá nhân có ý định gieo rắc hỗn loạn. Và họ chiếm một phần rất nhỏ trong số hàng ngàn người đã phản đối ôn hòa sự bạo lực và phân biệt chủng tộc của cảnh sát trên cả nước.


Theo bản ghi nhớ của Barr, lực lượng đặc nhiệm sẽ được dẫn dắt bởi Craig Carpenito, luật sư Hoa Kỳ cho New Jersey và Erin Nealy Cox, luật sư Hoa Kỳ của Quận Bắc Texas, và nó sẽ bao gồm các đại diện từ FBI và các văn phòng công tố liên bang trên khắp quốc gia. Barr viết rằng điều này sẽ thu thập thông tin về "các cá nhân, các mạng lưới, và các phong trào cực đoan" và chia sẻ dữ liệu với cơ quan thực thi luật pháp địa phương. Lực lượng cũng sẽ đào tạo và cung cấp nguồn lực cho chính quyền địa phương để giúp truy tố những kẻ cực đoan chống chính phủ, Barr viết.


“Mục tiêu cuối cùng của của lực lượng đặc nhiệm sẽ không chỉ là truy tố những kẻ cực đoan tham gia bạo lực, mà còn để hiểu rõ các nhóm này đủ để chúng ta có thể ngăn chặn bạo lực trước khi nó xảy ra và cuối cùng loại bỏ nó khỏi các mối đe dọa cho an toàn công cộng và luật pháp," Barr viết.


Việc trung thành với một ý thức hệ cấp tiến, cho dù là hữu hay tả, không phải là tội ác và lực lượng đặc nhiệm có thể sẽ đối mặt với trở ngại pháp về những gì họ có thể điều tra.


Trong một cuộc phỏng vấn với NPR thứ năm, Barr cho biết Bộ Tư pháp đã "có khoảng 300 cuộc điều tra" trên toàn quốc, trong đó có một số người nhận diện mình là "antifa." Khi được hỏi tại sao Bộ chưa đưa ra các cáo buộc công khai nào như vậy trước tòa, Barr trả lời rằng, Bộ không kết tội cho việc làm thành viên của antifa, mà là cho các tội như ném bom xăng hay sở hữu súng.


“Nhưng chúng tôi đang phát triển. Chúng tôi đang thu thập thông tin và thông tin tình báo về những hoạt động của những người này," ông nói.


Liên đoàn Chống Phỉ báng đã theo dõi hàng chục trường hợp về cái mà họ gọi là "những nhóm nhỏ nhưng nổi trội" của những kẻ cực đoan cánh hữu xuất hiện tại các cuộc biểu tình. Ở New Mexico hồi đầu tháng này, tại một cuộc biểu tình để phá hủy tượng đài của Juan de Oñate, một nhà chinh phục người Tây Ban Nha, một kẻ chuyên chế và đã thảm sát người thổ dân, một nhóm dân quân vũ trang đã xuất hiện. Sau khi nhóm này xô xát với nhóm muốn phá hủy tượng đài, một người đàn ông bị bắn - mặc dù các thành viên của nhóm nói họ không biết cả người bắn hay nạn nhân.


Trump gần đây đã nhắm đến những người tìm cách lật đổ các đài tưởng niệm, đặc biệt sau khi những người biểu tình cố gắng hạ bức tượng đồng của Tổng thống Andrew Jackson tại một công viên bên cạnh Nhà Trắng vào thứ hai. Nỗ lực này đã bị cảnh sát ngăn chặn, nhưng sáng hôm sau, Trump tuyên bố sẽ trừng phạt nghiêm khắc những kẻ tìm cách phá hoại các đài tưởng niệm, tweet rằng ông đã “ủy quyền cho Chính phủ Liên bang bắt giữ bất cứ ai phá hoại hoặc phá hủy bất kỳ đài tưởng niệm, tượng hoặc tài sản nào khác của Liên bang trong Hoa Kỳ với hình phạt có thể tới 10 năm tù, theo Đạo luật Bảo tồn Đài Tưởng niệm Cựu Chiến Binh, hoặc bằng các luật phù hợp khác....."


Trong những ngày sau đó, Quân đội đã huy động khoảng 400 thành viên không vũ trang của Vệ binh Quốc gia Washington, D.C., để "ngăn chặn mọi sự phá hoại hoặc phá hủy" các đài tưởng niệm, và các nguyên soái Mỹ được bảo rằng - có vẻ như theo yêu cầu của Barr - họ nên chuẩn bị để giúp bảo vệ các tượng đài trên khắp cả nước. FBI hôm thứ sáu đã đưa ra một áp phích truy nã nhằm tìm kiếm thông tin về những người mà họ nghi ngờ có tham gia đến vụ việc hôm thứ hai.


Bộ Tư pháp đã đưa ra cáo buộc chống lại một số người coi mình là thành viên của phong trào Boogaloo. Đáng chú ý nhất là các công tố viên liên bang ở California đã buộc tội Thượng sĩ Không quân Steven Carrillo, người bị cho là tuân thủ hệ tư tưởng Boogaloo, với việc bắn và giết một sĩ quan Bảo vệ Liên bang bên ngoài tòa án liên bang ở Oakland.


Các quan chức cho biết trong một cuộc họp báo rằng Carrillo, người cũng bị buộc tội giết Trung sĩ Cảnh sát trưởng hạt Santa Cruz, nghĩ rằng khi tấn công lực lượng thực thi pháp luật trong các cuộc biểu tình về bạo lực cảnh sát sẽ dễ trốn thoát hơn.


Translated by Nhan Nguyen

Comments


bottom of page