top of page

Biden cam kết cắt giảm khí thải nhà kính lên mức 52% vào năm 2030

Updated: Apr 27, 2021


Chính quyền Biden sửa soạn đề xuất một dự án để giảm độ ấm toàn cầu bằng cách cắt giảm khí thải nhà kính vào năm 2030 từ 50% đến 52% nhiều hơn so với năm 2005.

By Andrew Freedman, on 22-04-2021, 08:00:00

Chính quyền Biden sửa soạn đề xuất một dự án để giảm độ ấm toàn cầu bằng cách cắt giảm khí thải nhà kính vào năm 2030 từ 50% đến 52% nhiều hơn so với năm 2005.

Vì sao đây là vấn đề quan trọng: Mục tiêu mới mang đầy tham vọng gấp đôi so với những gì được đặt ra dưới thời tổng thống Obama, từ 26% lên 28% vào năm 2025. Trong cuôc gọi điện với cánh nhà báo đêm hôm qua, các viên chức Nhà Trắng đã miêu tả rằng đây là một mục tiêu tham vọng nhưng khả thi. Tổng thống Biden đã công bố mục tiêu trong lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Nhà Trắng diễn ra hôm thứ 5, với it nhất 40 nguyên thủ quốc gia, bao gồm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cũng như là các giám đốc điều hành doanh nghiệp và Đức giáo hoàng Francis. “Đây là một hành động cấp thiết cả về mặt kinh tế lẫn đạo đức. Một khoảnh khắc nguy hiểm nhưng cũng là khoảnh khắc của những khả năng phi thường.” Ông Biden nói. “Thời gian tuy gấp rút nhưng tôi tin rằng chúng ta có thể làm được và sẽ làm được.” Viễn cảnh rộng lớn: Mục tiêu năm 2030 sẽ giúp nước Mỹ có khả năng giới hạn nhiệt độ trái đất, vào năm 2100, chỉ còn 1.5 độ Celsius (2.7 Fahrenheit) cao hơn so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là mục tiêu nghiêm ngặt có trong Hiệp định khí hậu Paris, nhằm giảm thiểu những rủi ro do biến đổi khí hậu. Giờ đây nhiệt độ trái đất đang trên đà ấm lên ở mức 3 độ Celsius (5.4 Fahrenheit) vào năm 2100 Mục tiêu cũng nhắm tới việc thuyết phục thế giới rằng nước Mỹ không chỉ tái gia nhập hiệp định Paris mà sẽ dẫn đầu trong cuộc chiến biến đổi khí hậu, đảo ngược những gì cựu tổng thống Donald Trump đã làm khi còn tại vị. Nước Mỹ sẽ không do dự nữa. Cái giá của việc trì hoãn là quá đắt và đất nước chúng ta cần phải giải quyết nó ngay lúc này." Một quan chức chính quyền nói với các nhà báo trong cuộc gọi điện hôm thứ Ba. Một viên chức khác nói rằng động thái của Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến những nước khác trong việc thúc đẩy các giải pháp khí hậu. Mục tiêu vận hành như thế nào: Việc đáp ứng các đề xuất khí hậu đòi hỏi nền kinh tế Mỹ phải thay đổi sâu rộng, bao gồm khử carbon trong ngành công nghiệp điện, đẩy mạnh việc sử dụng xe điện cùng với sự tiêu dùng năng lượng hiệu quả hơn trong xây dựng và những việc khác. Đòn bẩy từ các nhà hoạch định chính sách đối phó bao gồm hỗ trợ tín dụng thuế cho việc triển khai hệ thống năng lượng tái tạo, mua xe điện, và các quy định quản lý khác. Khoảng 75% mức giảm thải đều từ các ngành công nghiệp điện và giao thông, theo Nathan Hultman, giám đốc Trung tâm Bền vững Toàn cầu tại đại học Maryland, Ví dụ, việc sản xuất năng lượng tái tạo sẽ tăng mức cung cấp điện năng từ 21% tại thời điểm hiện tại lên 50% vào năm 2030, ông Huliman nói với Axios trong email, theo trích dẫn nghiên cứu gần đây. Các cơ quan chính phủ lập luận rằng các phương án này cũng sẽ mở rộng mạng lưới việc làm. Các quan chức cam kết sẽ giảm bớt nạn thất nghiệp cho những công nhân làm trong nền công nghiệp nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, vài tổ chức môi trường nói rằng trong bối cảnh hiện nay, tham vọng cải thiện môi trường mà Mỹ hướng đến vẫn chưa đủ. Giải pháp toàn cầu là điều cần thiết để đạt được mục tiêu 1.5 độ Celsius, và quốc gia phải cam kết việc cắt giảm mạnh lượng khí thải trong thời gian ngắn. Thế nhưng Mỹ lại là quốc gia thải ra khí nhà kính nhiều nhất. Khi nhìn vào các số liệu lịch sử, quả thật đây là một gánh nặng đối với Mỹ. Một báo cáo đáng chú ý được công bố vào năm 2018 cùng với những nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng việc cắt giảm khí thải từ 45% lên 50% vào năm 2030 là điều cần làm để đạt được chỉ tiêu 1.5 độ Celsius mà không phụ thuộc vào các đột phá công nghệ, như việc đưa carbon ra khỏi không khí. Trong cuộc họp tối thứ 4, các viên chức đã mô tả các đường hướng cho đề xuất khí hậu và nói rằng có rất nhiều cách để các ngành công nghiệp có thể thực hiện các đề xuất đó. Chính quyền không sử dụng hoàn toàn gói cơ sở hạ tầng trị giá 2,2 nghìn tỷ đô la vào đề xuất khí hậu, hiện đang phải thông qua một cách chậm chạp tại các cuộc đàm phán ở quốc hội. Các nhân viên phân tích Nhà Trắng, dẫn đầu là chuyên gia khí tượng quốc gia Gina McCarthy và đại biểu, Ali Zaidi, đã hợp tác với các cơ quan chính phủ và các cơ quan tư nhân khác để xác định mức cắt giảm khả thi cho từng nhóm ngành kinh tế. Sau đó họ so sánh số liệu với những cam kết của tổng thống, chẳng hạn đưa nước Mỹ tiến tới mục tiêu không phát thải vào năm 2050. Đáng chú ý: Trái lại với cách suy nghĩ của 5 hoặc 10 năm về trước, các viên chức chính phủ nói rằng việc sử dụng các tiến bộ kỹ thuật và lực lượng mậu dịch là nhân tố chính trong việc giảm tải lượng khí carbon một cách nhanh chóng hơn. Đây chính là lý do tại sao đề xuất khí hậu tuy đầy tham vọng nhưng vẫn khả thi. Các nhân tố khác bao gồm sự giảm giá của chi phí pin năng lượng thông thường, pin năng lượng mặt trời, cáckỹ thuật năng lượng sạch và những chính sách đối phó được thi hành ở cấp thành phố và tiểu bang trong thời chính quyền Trump. “Chúng ta đang ở một vị trí tốt hơn so với 4 năm trước hoặc 10 năm về trước.” Một viên chức kết luận. Đánh giá sự thật: Phát thải toàn cầu giảm năm 2020, nhưng trên đà tăng trưởng lại sau trận đại dịch. Ngăn chặn sự gia tăng ô nhiễm cùng với việc cắt giảm khí thải gần như là một nhiệm vụ bất khả thi ở cấp độ toàn cầu khi Trung Quốc, nước phát khí thải hàng đầu, cùng với Ấn Độ, Brazil và các nước đang phát triển khác cũng đang trên đà gia tăng.

Người dịch: An Nguyen

Biên tập: Tri Luong

Comentarios


bottom of page