Translated from NBC News Biden signs memorandum to combat bias incidents toward Asian Americans article
Văn bản đưa ra hướng dẫn cách thu thập dữ liệu tốt hơn và hỗ trợ báo cáo các vụ phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á
Kimmy Yam, ngày 26 tháng 1, 2021
Tổng thống Joe Biden tại một sự kiện về sản xuất của Mỹ ở Washington vào thứ Hai.
Tổng thống Joe Biden ký một văn bản hôm thứ Ba tố cáo sự phân biệt chủng tộc nhắm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á và Đảo Thái Bình Dương (AAPI). Những vụ phân biệt chủng tộc đã tăng vọt trong thời kỳ đại dịch.
Văn bản được nhắc ở trên là một trong số các lệnh hành pháp, văn bản và hành động tập trung vào việc công bằng chủng tộc, và một phần ban hành hướng dẫn về cách Bộ Tư pháp phân giải những vụ kiện phân biệt đối xử với người châu Á khi phân biệt chủng tộc đang tăng cao.
Tại Hội đồng Chính sách và Kế hoạch Châu Á Thái Bình Dương (A3PCON), một liên minh của các tổ chức cộng đồng do API lãnh đạo có trụ sở tại Hạt LA chuyên theo dõi các vụ án, giám đốc điều hành Manju Kulkarni , cho biết biện pháp này là bước đầu tiên có hy vọng để đảm bảo một “hành động thực tế được thực hiện để hỗ trợ cộng đồng AAPI. "
Kulkarni nói thêm về các hành động được nêu trong chỉ thị: “Tôi nghĩ những điều này rất khả thi. Tuy nhiên, đó mới chỉ là khởi đầu. Còn rất nhiều việc cần phải hoàn thành”.
Văn bản đưa ra hướng dẫn cho DOJ về cách thu thập dữ liệu tốt hơn và hỗ trợ việc báo cáo các vụ việc phân biệt chủng tộc đối người châu Á. Biện pháp này được đưa ra sau khi các thành viên của cả Hạ viện và Thượng viện gửi nhiều lá thư yêu cầu bộ hành động về vấn đề này vào năm ngoái.
DOJ đã không thực hiện hết hướng dẫn trong văn bản, mặc dù đã chủ động trong một số những vấn nạn phân biệt chủng tộc tương tự. Ví dụ: sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, Bộ phận Dân quyền của Bộ Tư pháp đã lập một kế hoạch gồm ba phần để bảo vệ các cộng đồng bị bọn phân biệt chủng tộc tấn công. Kế hoạch bao gồm việc tiếp cận cộng đồng, trong đó có người theo đạo Sikh, người Hồi giáo, người Nam Á và những nhóm người khác. Họ cũng kêu gọi sự phối hợp thực thi quyền dân sự giữa các cơ quan.
"Chúng tôi biết rằng đại dịch sẽ không biến mất, cũng như sự căm ghét đối với người Mỹ gốc Á sẽ không biến mất", Hạ nghị sĩ Ted Lieu, D-Calif., người dẫn đầu nhóm các nhà lập pháp Hạ viện lưỡng đảng yêu cầu hành động từ Bộ trưởng Tư pháp William Barr. , và ông cũng nói thêm rằng "Chúng tôi không hiểu tại sao Bộ Tư pháp không làm nhiều hơn trong việc chống lại tội phạm kỳ thị chủng tộc."
,Trợ lý tổng chưởng lý dân sự Eric Dreiband đã chỉ ra rằng những tội ác nói chung sẽ bị điều tra và truy tố trong một bài xã luận vào tháng 4, nhưng sau đó thì không có kế hoạch chi tiết nào được bộ đưa ra.
“Tổng thống Trump đã có cơ hội để làm theo như chính quyền trước đây của Đảng Cộng hòa, chính quyền Bush, và kiên quyết ủng hộ các cộng đồng người Mỹ theo đạo Hồi. Và những gì Tổng thống Trump làm là hoàn toàn ngược lại ”, Kulkarni nói.
Ngoài hướng dẫn của DOJ, văn bản ra lệnh cho các cơ quan liên bang xem xét liệu những lời lẽ phân biệt đối xử như “Virus đến từ Trung Quốc” có được đề cập đến trong bất kỳ chính sách đương thời hoặc các trang web liên bang do chính quyền trước đó xuất bản hay không.
Khi còn là tổng thống, Donald Trump, cùng với các nhà lập pháp Cộng hòa khác, thường xuyên bị chỉ trích vì sử dụng ngôn ngữ như vậy khi phát biểu về Covid-19. Nhiều quan chức cảnh báo rằng thuật ngữ này và tương tự sẽ duy trì sự phân biệt chủng tộc cho người Mỹ gốc Á, gây ra nhiều cuộc cuộc xung đột hơn.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Health Education & Behavior cho thấy rằng những lời lẽ phân biệt chủng tộc như vậy đã có tác động sâu sắc đến cách những người Mỹ nhìn nhận người Mỹ gốc Á. Trong hơn một thập kỷ qua, thành kiến chống lại người châu Á đã giảm đều đặn, nhưng đã tăng vọt trở lại chỉ sau vài ngày với sự nhắc đi nhắc lại những thuật ngữ phân biệt chủng tộc trong bài phát biểu về coronavirus. Các nhà nghiên cứu cho biết, ngôn ngữ này đã làm củng cố tiềm thức rằng người Mỹ gốc Á "vĩnh viễn là người nước ngoài".
“Nghiên cứu cho thấy rằng khi mọi người cảm thấy người Mỹ gốc Á hướng ngoại và không đồng hóa, họ thường hay bày tỏ thái độ khó chịu hơn, dẫn đến các hành vi bạo lực và phân biệt đối xử" Rucker Johnson, giáo sư chính sách công tại Đại học California, Berkeley, và đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.
Văn bản cũng chỉ đạo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh và lực lượng đặc nhiệm Công bằng Y tế COVID-19 ban hành hướng dẫn về kiến thức văn hóa, khả năng tiếp cận ngôn ngữ, và sự cảm thông. Kulkarni cho biết điều quan trọng là các dịch vụ y tế công cộng phải cung cấp đầy đủ hỗ trợ, đặc biệt là khi người Mỹ gốc Á chiếm phần lớn dân số, đa số sinh ra ở nước ngoài, và trình độ tiếng Anh lại hạn chế.
“Nhiều cá nhân, bao gồm cả những người có thu nhập thấp, những người tị nạn, v.v., có trình độ tiếng Anh hạn chế. Vì vậy việc đưa ra những thông điệp bằng ngôn ngữ của họ là rất quan trọng, bởi vì họ là những người lao động cần thiết, cho dù đó là giao hàng, làm việc trong các nhà hàng, phục vụ như vệ sinh, quản gia, cũng như những người lao động cấp cao như bác sĩ, y tá và trong ngành chăm sóc sức khỏe, ”cô nói.
Trong suốt 5 tháng đại dịch hoành hành, diễn đàn báo cáo Stop AAPI Hate đã nhận được 2.583 báo cáo về sự phân biệt chủng tộc đối với người châu Á trên toàn quốc. Chỉ riêng thành phố New York, từ tháng Hai đến tháng Tư, đã báo cáo khoảng 250 vụ quấy rối và phân biệt chủng tộc liên quan đến Covid-19. Và hơn 40 phần trăm trong số đó là những vụ nhắm vào người Châu Á.
Người dịch (Lược dịch/Phỏng dịch): May H.
Biên tập: Khanh (Vy) Le
Comments