top of page

Bỏ: Hành Trình Tìm Kiếm Giấc Mơ Mỹ

Updated: Aug 27, 2021

Translated from Vietcetera's article Away From Home: In Pursuit Of The American Dream

By Dieu Linh, on 20-07-2021

(Translator's note: Đây là một series tên là 'Bỏ' từ Vietcetera)


Câu chuyện của một học sinh Châu Á, đằng sau lăng kính màu hồng của Giấc Mơ Mỹ

Đó là ngày 16 tháng Ba. Tôi nhớ mình đã chuẩn bị đi ngủ khi đọc được dòng tiêu đề đưa tin về loạt vụ tấn công vừa xảy ra ở Atlanta, Georgia. Là một người hay đọc tin tức hàng ngày, tôi không lạ gì bạo lực và đã không còn quá nhạy cảm với những chuyện đó Khi nghe thông tin chi tiết vào sáng hôm sau, tôi nhận ra rằng trong số 8 nạn nhân của thảm kịch này, có 7 người là phụ nữ và 6 người trong số họ là người gốc Á. Đây không còn là "chỉ" một vụ bắn súng riêng lẻ. Đây là một tội ác thù hận khác liên quan đến chủng tộc, giới tính và giai cấp. Đây là một tội ác thù hận khác, mà giờ đã là một phần của nạn phân biệt chủng tộc đang tiếp diễn ở Hoa Kỳ. Trong khi cố gắng vô cảm trước những tin tức về bạo lực phân biệt chủng tộc tràn lan như vậy, như là một cơ chế đối phó để bảo toàn cho sự tỉnh táo và an toàn của bản thân, thì như thể tội ác căm thù ơ Atlanta đã phá vỡ bức tường bảo vệ mà tôi đã xây dựng. Và tôi không phải là cá nhân duy nhất bị ảnh hưởng nặng nề khi nghe về Atlanta. Dòng tiêu đề xuất hiện vào thời điểm mà tôi, và rất nhiều bạn bè gốc Á của tôi, đã cố gắng rất nhiều để cố giảm bớt tầm vóc về sự thù hận mà chúng tôi chứng kiến. Điều khiến chúng tôi kinh hãi nhất chính là thực tế: những nạn nhân đó đã có thể là bất kỳ ai trong chúng tôi, khi không được bảo vệ bởi ranh giới của trường nội trú. Dù gì những nạn nhân của những tội ác như vậy trông giống như chúng tôi, và thậm chí còn có chung tên họ của chúng tôi. Đây cũng là thời điểm mà không ai có thể bỏ lơ sự gia tăng đáng báo động về nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực có động cơ chủng tộc đối với cộng đồng người gốc Á và người Mỹ gốc Á. Trong khi nhiều tội ác thù hận không được báo cáo, nghiên cứu từ Nhóm Hỗ trợ Người Mỹ gốc Á Châu/Người Đảo Thái Bình Dương trong Truyền thông cho thấy rằng trong những tháng trước, có những tuần có hơn 100 báo cáo về tội ác thù hận được trích dẫn hàng ngày.

Từ tháng 3 năm 2020, khi COVID-19 lần đầu tiên được phát hiện tại Hoa Kỳ, nhiều phương tiện truyền thông và quan chức chính phủ đã góp phần gia tăng sự kỳ thị và đổ lỗi cho các cộng đồng châu Á về sự lây lan của dịch bệnh. Những luận điệu đầy thành kiến họ sử dụng đã trực tiếp khuyến khích các tư tưởng phân biệt chủng tộc vẫn tồn tại trong xã hội Mỹ, và khiến những người gốc Á trở thành vật tế thần — nhóm bị chỉ đứng ra chịu trách nhiệm — cho cơn đại dịch đang diễn ra. Trong khi những dòng tin tức muốn gây chú ý thường tập trung vào những tội ác có động cơ chủng tộc, và để lại hậu quả là sự tổn hại về thể chất cho nạn nhận, thì sự thật phũ phàng là lòng thù hận lại phổ biến hơn nhiều. Và nó có nhiều dạng. Từ những ác khẩu ngầm như "tiếng Anh của bạn quá tốt, đối với một người châu Á", đến "bạn không ăn thịt chó ở nhà, phải không?" Tôi dần nhận ra rằng tôi đã vô tình phải đối mặt với những lời công kích phân biệt chủng tộc ngầm.

Trong khi tôi cố gắng tự an ủi bản thân rằng mình may mắn hơn rất nhiều nạn nhân khác của tội ác thù hận ở chỗ là tôi chưa bao giờ bị tổn hại về thể chất, tôi đã chấp nhận sự thật cay đắng rằng lòng thù hận không bao giờ được trở thành một thứ bình thường - cho dù nó có tinh vi và nhỏ nhặt đến đâu. Những gì bắt đầu như những công kích ngầm và sự thiếu hiểu biết tưởng chừng như vô hại lại có thể phát triển thành một thứ gì đó nguy hiểm hơn nhiều. Sự thức tỉnh này đi đôi với một lý do khác tại sao tin tức về Atlanta đã gợi lên một phản ứng như thế trong tôi: tin tức đến vào thời điểm mà tôi không chỉ hiểu nhiều hơn về văn hóa và di sản châu Á của chính mình mà còn được hiểu sâu hơn về chính trị chủng tộc của quốc gia này Và nó khiến tôi nhận ra vị trí của bản thân trong mắt xã hội. Khi ở Việt Nam, tôi được người thân khen ngợi, bạn bè gia đình ngưỡng mộ. Những trải nghiệm của tôi ở nước ngoài hầu như luôn trở thành chủ đề của các cuộc trò chuyện, và tiếng Anh lưu loát của tôi là đặc điểm đáng mơ ước nhất của nhiều người. Nhưng ở đây trên đất Mỹ, tôi trước hết là một phụ nữ trẻ châu Á. Đó chắc chắn là điều đầu tiên mà mọi người sẽ thấy trước khi họ nhìn thấy những phẩm chất khác của tôi - nếu có. Và dù tôi ghét phải thừa nhận điều đó, thì hình dạng của tôi lại là thứ khiến tôi dễ bị tổn thương. Trong những lúc như thế này, khi tôi cảm thấy mất phương hướng và sợ hãi, tôi bắt đầu tự hỏi liệu quyết định mà lúc tôi mười lăm tuổi đã thực hiện để ra nước ngoài là đúng hay không. Lúc đó, với hy vọng về một nền giáo dục và tương lai tốt hơn cho bản thân, tôi đã bị mù quáng bởi những viễn cảnh của “Giấc mơ Mỹ” và nghĩ rằng những thách thức khó khăn nhất cản trở tôi là tìm thời gian để gọi về cho gia đình và làm thế nào để đặt hết cuộc sống của tôi vào hai chiếc va li. Thực tế, như tôi đã được tận mắt tìm hiểu, khắc nghiệt hơn nhiều so với khát vọng nhuốm màu hồng mà nhiều sinh viên như tôi đã nuôi dưỡng. Tôi đã chia sẻ những nhận thức của mình với người thầy trong những ngày sau tin tức về Atlanta. Vào cuối cuộc trò chuyện của chúng tôi, ông ấy nói với tđiều tôi đã nghe quá nhiều lần. Ông nói với tôi rằng tôi dũng cảm. Và tôi đồng ý. Cần rất nhiều can đảm để đi hết nửa vòng trái đất, rồi học ở một ngôi trường mà tôi chưa từng đến trước đó, cẩn rất nhiều can đảm để bỏ lại gia đình và sống theo hai múi giờ, và cần một sự kiên cường nhất định để tiếp tục, bất chấp việc nhìn thấy những người phụ nữ ngoại hình như tôi bị hãm hại trên tin tức chỉ vì đặc điểm ngoại hình, màu da, chủng tộc của họ.

Và nếu bạn hỏi tôi liệu tôi có từ bỏ tất cả để trở về sự an toàn của mái ấm một lần nữa hay không, tôi sẽ lập tức nói không. Ở đây, bất kể khó khăn khủng khiếp và khốc liệt đến mức nào, mảnh đất xa lạ này đã cho tôi những kinh nghiệm, kiến thức và tình bạn mà sự bao bọc của gia đình không bao giờ có đem lại được. Nhưng vào cuối ngày, dù tôi biết ơn đất nước này vì tất cả sự phát triển mà nó đã mang lại cho tôi thế nào, tôi không muốn can đảm. Tôi đơn giản chỉ muốn tồn tại. Nhưng, thực sự, điều này có khả thi không? Hay đây là một sản phẩm khác của sự đồng hóa mà Giấc mơ Mỹ đã tuyên truyền là có thể đạt được, nhưng thực tế thì không?


Người dịch: May Tran

Biên tập: Dennis Pham

Comments


bottom of page