Translated from The New York Times's article The Specter of Inflation
Đây là một cách đơn giản để hiểu về sự trỗi dậy gần đây của lạm phát: Khi đại dịch đang có dấu hiệu suy giảm trong nội địa Mỹ, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ càng tăng nhanh vượt mức cung. Và khi cầu vượt cung, giá cả cũng tăng theo.
By David Leonhardt, on 17-06-2021, 00:00:00
Đây là một cách đơn giản để hiểu về sự trỗi dậy gần đây của lạm phát: Khi đại dịch đang có dấu hiệu suy giảm trong nội địa Mỹ, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ càng tăng nhanh vượt mức cung. Và khi cầu vượt cung, giá cả cũng tăng theo.
Phần cầu trong câu chuyện khá hiển nhiên. Ngày càng nhiều người Mỹ mua sắm tại các cửa hàng, ăn uống tại các nhà hàng, và lên kế hoạch du lịch. Họ đang bắt đầu tiêu sài một phần tiết kiềm mình đã tích góp suốt đại dịch, bao gồm cả phần tiền từ các gói hổ trợ của chính phủ. Trong khi đó, đồng nghiệp của tôi Neil Irwin nói rằng: “ Cầu không những đã trở lại mà còn hơn cả trở lại, do kích thích tài khóa và dồn nén các khoản tiết kiệm.”
Tuy nhiên, cung vẫn chưa trở lại. Đại dịch đã phá vỡ các chuỗi cung ứng cho nhiều mặt hàng, bao gồm các bo mạch máy tính, sơn, gỗ và giày dép. Nó cũng phá vỡ thói quen làm việc, và không hẳn là mọi người đều có thể hoặc muốn trở lại công việc cũ nhanh chóng.
Ngành công nghiệp taxi và xe khách là một ví dụ điển hình cho ta thấy những gì xảy ra khi mức cầu tăng vọt (nhiều người dùng hơn) đang leo thang so với mức cung sụt giảm (ít tài xế hơn). Một tài xế hiện tại được trả 248 đô cho một chuyến đi từ Midtown Manhattan đến sân bay quốc tế Kennedy ở Queens, gần bằng với giá vé cho một chuyến bay tới California.
“Lạm phát đã vượt dự kiến,” Jerome Powell, chủ tịch Cục Dữ trữ Liên Bang (Federal Reserve), phát biểu sau cuộc họp hôm qua. Trong suốt cuộc họp, các quan chức ngân hàng trung ương này đã cập nhật dự kiến lạm phát của họ. Họ dự đoán lạm phát sẽ duy trì ở mức trên 3% cho phần lớn năm nay, cao hơn mức 2% họ dự trù trước đó. Quan chức ngân hàng trung ương cũng dự tính tăng mức lãi suất vào năm 2023, sớm hơn kế hoạch trước đó, theo Jeanna Smialek của tờ New York Times. Câu hỏi lớn đặt ra là những tác động khiến cho lạm phát tăng liệu chỉ là tạm thời như đánh giá là có khả năng cao của Powell, hay sẽ vẫn kéo dài trong nhiều tháng nữa và tạo ta nhiều hệ lụy cho nền kinh tế Mỹ. Có hai kịch bản khác nhau.
Kịch bản lạm phát cao
Có vài lý do để tin rằng sự bất cân đối giữa cầu và cung có thể kéo dài.
Về mặt nhu cầu, người Mỹ có tiền để tiêu, một phần nhờ vào tất cả các gói kích thích mà chính phủ đã bơm vào nền kinh tế. Nhìn vào những gì xảy ra với tỷ suất tiết kiệm trong năm vừa qua, cũng là yếu tố để đánh giá phần thu nhập mà các hộ gia đình để dành ra mỗi tháng:
“Dư dả tiền tiết kiệm giúp tăng khả năng chi trả,” Jason Furman, nhà kinh tế học Harvard và từng là cựu viên chức chính quyền Obama, cho biết. Măc dù các công ty đang tăng cung ở nhiều mặt hàng để đáp ứng mức tăng của cầu, nhưng họ không thể luôn luôn dùy trì tình trạng đó. Một yếu tố vô danh, theo như Neil chỉ ra, là bao nhiêu người đã quyết định họ thích cuộc sống chậm trong thời đại dịch hơn và chọn không quay lại với công việc toàn thời gian. Mức cung lao động thấp hơn có thể gia tăng cạnh tranh trong nguồn lao động và tăng chi phí lương, dẫn đến tăng giá cả.
Nếu lạm phát duy trì mức leo thang trong nhiều tháng, nó có thể càng tự tăng theo một vòng luẩn quẩn. Nhiều công ty sẽ tăng giá, để bù đắp cho giá vật liệu thô cao hơn. Nhân công sẽ đòi hỏi mức lương cao hơn để duy trì sức mua của họ. Cục Dữ trữ Liên bang có thể cần tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát leo thang. Lãi suất đột ngột tăng từng gây ra suy thoái trong quá khứ.
Furman tin rằng khả năng lạm phát dai dẳng “đang bị đánh giá thấp.” Kịch bản lạm phát thấp
Nhưng ta vẫn có thể có một câu chuyện hợp lý cho nhận định là lạm phát sẽ không kéo dài. Đây là kịch bản mà hầu hết các quan chức ngân hàng trung ương và chính quyền Biden nhận định là có khả năng cao hơn. Một lý do đáng hoài nghi về cảnh báo tàn khốc về lạm phát là các nhà kinh tế học thường đánh giá quá cao các rủi ro lạm phát trong thế kỷ 21. Và một vài yếu tố trong nền kinh tế Mỹ hiện đại có vẻ như sẽ kiềm chế lạm phát. Sự cạnh tranh toàn cầu là một yếu tố, theo Powell. Mặt khác là sự yếu thế trong khả năng mặc cả quyền lợi của công nhân Mỹ, có nghĩa là nhiều công ty có thể chờ mức giá tạm thời chấm dứt mà không cần phải tăng chi phí lương. Các quan chức ngân hàng trung ương tin rằng những yếu tố lớn hơn này sẽ trở nên mạnh mẽ hơn so với các xáo trộn ngắn hạn từ việc tái mở cửa nền kinh tế hậu đại dịch (Neil từng giải thích khá hữu ích về chủ đề này)
Ngay từ đầu đã có vài bằng chứng hổ trợ cho cách nhìn lạc quan của ngân hàng trung ương. Một vài công ty đã có phản hồi với giá cả cao hơn, và về cơ hội kiếm nhiều lợi nhuận hơn bằng cách tăng sản lượng. Ví dụ, giá gỗ, sau khi tăng đột ngột thì giờ đang giảm. “Khi mà nền kinh tế đang mở cửa lại, giá cả đang trở lại mức bình thường trong các mảng giải trí, dịch vụ, vé máy bay, và các ngành tương tự khác,” Bộ trường Tài Chính Janet Yellen giải thích trước Thượng viện hôm qua. Việc ngưng các gói kích cầu kinh tế liên bang tới đây cũng góp phần giảm cầu. Khoản chi từ gói trị giá 1,900 tỷ USD do Tổng thống Biden ký vào tháng ba sẽ hết hạn vào đầu mùa hè. Một khi điều đó xảy ra, việc từ chối chi từ chính phủ sẽ “giảm phanh” phát triển kinh tế và giúp kiềm chế lạm phát.
Điều thực sự quan trọng
Còn quá sớm để biết kịch bản nào gần với thực tế hơn. Tuy nhiên, cũng đáng để ta thấy được rằng lạm phát không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá kinh tế Mỹ.
Kết quả tốt nhất cho hầu hết người Mỹ là một nền kinh tế tăng trưởng trong đó thu nhập tăng nhanh hơn giá cả, làm tăng chất lượng sống một cách rộng rãi. Lạm phát ổn định hiển nhiên cần là một phần của kết quả tốt đẹp đó. Nhưng vẫn chưa đủ. Một nền kinh tế với mức lạm phát thấp và tăng trưởng thu nhập thấp - thực chất là nền kinh tế Mỹ trong suốt hàng thập kỷ qua - còn có những vấn đề riêng của nó.
Các quan chức ngân hàng trung ương và chính quyền Biden đang cố gắng tạo nên một nền kinh tế mạnh mẽ hơn mà không gây ra nhiều vấn đề khác. Ta vẫn chưa thể biết được liệu họ có thành công.
Người dịch: Phuoc Qui
Biên tập: Derek Phan
Comments