Translated from The Atlantic 's article Trump’s DOJ Was More Dangerous Than We Knew
Những thông tin bị lộ ra từ khi Biden nhậm chức đã cho thấy một bức tranh suy đồi đạo đức ở bộ này.
By David A. Graham, on 11-06-2021, 03:00:00
Những thông tin bị lộ ra từ khi Biden nhậm chức đã cho thấy một bức tranh suy đồi đạo đức ở bộ này. Đôi khi hành động của một chính quyền có thể xấu xí vào một thời điểm nhất định, nhưng những thế hệ sau này sẽ nhìn nhận chúng với con mắt tốt đẹp hơn. Cũng có trường hợp một tổng đang có vẻ tốt đẹp nhưng danh tiếng của họ lại bị vùi dập đi khi ta nhìn nhận lại. Và rồi ta lại nói đến chính quyền Trump, đặc biệt là Bộ Tư Pháp của nó, vốn đã thấy tệ hại lúc cầm quyền nay lại còn tệ hơn.
Đêm hôm qua, tờ The New York Times đưa tin việc Bộ Tư Pháp đã đưa trát toà cho Apple nhằm lấy thông tin từ tài khoản thuộc về hai dân biểu đảng Dân Chủ của Uỷ ban Tình báo Hạ Viện Adam Schiff và Eric Swalwell cùng trợ lý và thậm chí là một người con của họ để điều tra về rò rỉ thông tin giữa những mối liên hệ của Trump với Nga. Ngay cả khi cuộc điều tra này không đưa ra kết quả gì, Tổng Chưởng lý Bill Barr vẫn đòi các công tố viên phải tiếp tục cuộc điều tra này.
Đây chỉ là vụ bại lộ gần đây nhất của Bộ Tư Pháp dưới trướng Trump từ ngày 20 tháng Một – mặc cho nổ lực giữ bí mật của chính quyền Biden. Chúng ta được biết các công tố viên đã cố tìm hồ sơ của các phóng viên của tờ The Washington Post, CNN hay The New York Times; thất bại trong việc ngăn chặn bạo lực thiên hữu vì tập trung tìm “Antifa”; thậm chí là mưu đồ của vị Trợ lý Tổng Chưởng lý hợp kế với Tổng thống để lật đổ Tổng Chưởng lý tạm quyền hòng thay đổi kết quả của cuộc bầu cử 2020.
Quy mô của trát toà được phát hiện bởi tờ New York Times hôm qua vẫn chưa được làm rõ. Schiff và Swallwell có lẽ dễ bị Nhà Trắng tình nghi, vì hai dân biểu này là những người chỉ trích Tổng thống to tiếng nhất. Tuy nếu đúng như vậy thì những trát tòa này chỉ làm người ta thêm quan ngại, vì chúng sặc mùi trả thù chính trị. Không lạ lẫm gì thay việc các thành viên Quốc hội bị điều tra bởi giới chấp pháp liên bang – những thành viên Quốc hội thường phải hầu toà với các tội tham nhũng – nhưng một cuộc điều tra rò rỉ thông tin hiếm khi nào nhắm tới các nghị viên như thế này. (Những chủ đề này chỉ được biết tới khi các trát toà của Apple được tiết lộ sau một thời gian bị toà giữ bí mật với công chúng).
Sặc mùi trả thù, khi những cố gắng nối hai vị dân biểu trên vào vụ rò rỉ không cho thấy kết quả. “Cuối cùng thì những dữ liệu và các bằng chứng không xác định được Uỷ ban (Tình báo Hạ Viện) có liên can tới vụ rò rỉ này, và các nhà điều tra còn tranh luận với nhau rằng họ có phải đang vào ngõ cụt không và vài vị còn đòi khép vụ điều tra này lại,” dẫn lời tờ New York Times. “Nhưng William Barr tiếp tục hồi sinh chương trình điều tra đang chết dần chết mòn này ngay sau khi ông nhậm chức Tổng Chưởng lý một năm sau."
Hai điều mỉa mai được sinh ra từ câu chuyện này. Điều đầu tiên là cuộc điều tra rò rỉ đầy chính trị hóa thuộc Bộ Tư Pháp dưới sự lãnh đạo của Barr bị cản trở bởi chính quyền của mình khi chính chính quyền này tung tài liệu mật với động cơ chính trị: “John Ratcliffe, giám đốc tình báo quốc gia và cũng là đồng minh thân cận của Tổng thống Trump, có thể đã phá hỏng cuộc điều tra rò rỉ vào tháng Năm năm 2020 khi ông giải mật cuộc điện thoại (giữa Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn và đại sứ Nga lúc bấy giờ). Cuộc “bật mí” đã được cho phép này làm công việc của các công tố viên trở nên khó khăn hơn.
Điều thứ hai là dù chúng ta không biết thông tin bị rò rỉ từ đâu ra, rất nhiều thông tin mật bị lộ dưới thời Trump không xuất phát từ phía địch thủ mà tới từ ngay trong nội bộ chính quyền. Các quan chức đã tung tin như một chiêu thức chính trị, như một phần của đấu đá nội bộ, để phóng đại bản thân hay thậm chí là để “cho vui”. Chính ngài tổng thống cũng là một chuyên gia để lộ tin mật. Các nhà điều tra, hãy điều tra lấy chính mình đi!
Những câu chuyện về Bộ Tư Pháp thời Trump không thể thay đổi được ấn tượng về bộ này như một thứ vũ khí cho mục đích cá nhân, được vận hành bởi những quan chức có ảnh hưởng xấu hay không đủ trình độ, và được cơ cấu lại cho những cuộc chiến chính trị. Dưới thời Jeff Sessions, bộ đã kiên quyết tấn công quyền dân sự và thúc đẩy chương trình chia cắt các gia đình nhập cư ở biên giới phía Nam.
Khi Sessions bị loại trừ vì quá độc lập, ông bị thay thế bởi một tay nghiệp dư, Matthew Whitaker. Whitaker chưa bao giờ được đề cử chính thức, và có lẽ vì sợ Thượng Viện không phê chuẩn, đã được lấp vào trực tiếp bởi William Barr. Là một luật sư đáng gờm và là cựu Tổng Chưởng lý (dưới thời George H.W. Bush), Barr có đầy đủ kinh nghiệm nhưng cũng đã dùng Bộ Tư Pháp với những mục đích đen tối, chả hạn như lừa dối công chúng về báo cáo của Robert Mueller hay đưa các thuyết âm mưu kỳ lạ trước cuộc bầu cử. Mọi thứ có thể còn tệ hơn nữa. Barr cũng như người kế nhiệm là Jeffrey Rosen phải lãnh đạo Bộ Tư pháp chống lại áp lực của Trump buộc họ lật ngược kết quả bầu cử năm ngoái.
Những tiết lộ mới lại càng “tô vẽ” thêm cho bức tranh suy đồi của Bộ Tư Pháp. Các câu chuyện trên đóng vai trò quan trọng để hiểu Bộ Tư Pháp đã bị lạm dụng và chính trị hoá đến mức nào, và những điều này có thể lặp lại dưới các chính quyền mới ra sao. Với những sự việc trên, Merrick Garland có thể sẽ phải đối đầu với thách thức to lớn nhất từ thời Watergate đến giờ đối với chức vụ Tổng Chưởng lý – lần này có thể còn lớn hơn nữa trong việc cải tổ lại bộ của mình.
Comments