top of page

Các đề cử thẩm phán của Biden được người Mỹ gốc Á ủng hộ


Bốn trên mười một ứng viên là người gốc châu Á, bao gồm một người có khả năng trở thành thẩm phán người Hồi giáo đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.

By Dan Hu, on 11-04-2021, 13:00:00

Người Mỹ gốc Á đang tán dương Tổng thống Joe Biden sau khi ông thông báo ý định đề cử mười một ứng viên cho chức thẩm phán vào tháng trước, bốn người trong số đó thuộc cộng đồng gốc Á. Động thái này được cho là phản ứng của Nhà Trắng để đẩy lùi tình trạng bạo lực do thù ghét đối với người châu Á.

  • Thẩm phán Florence Yu Pan, phó thẩm phán tại Tòa Thượng Thẩm Quận Columbia từ năm 2009, sẽ được đề cử cho Tòa án Khu vực D.C. Nếu được phê chuẩn, bà sẽ trở thành nữ thẩm phán người Mỹ gốc Á đầu tiên được ngồi ở vị trí này. Bà đã từng làm việc tại Văn phòng Công Tố D.C., Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Bộ Tư pháp.

  • Thẩm phán Rupa Ranga Puttagunta, viên chức điều giải cho Cơ quan Môi giới nhà cho thuê D.C. (D.C. Rental Housing Commission), người có thể sẽ được đề bạt cho chiếc ghế tại tòa án Thượng Thẩm D.C. Puttagunta bắt đầu sự nghiệp của mình với vị trí Thư ký Tòa án Thượng Thẩm và Tòa án Phúc thẩm D.C., sau đó thành lập công ty luật riêng của mình. Nếu được bổ nhiệm, bà sẽ trở thành nữ thẩm phán người Mỹ gốc Ấn đầu tiên được nhậm chức tại Tòa án Sơ thẩm D.C.

  • Thẩm phán Zahid Nisar Quraishi là quan chức tư pháp của Tòa án Quận New Jersey, và cũng là thẩm phán liên bang người gốc Á đầu tiên của khu vực này. Nếu được bổ nhiệm, ông sẽ trở thành thẩm phán liên bang người Hồi giáo đầu tiên. Dù vị trí vẫn tại tòa án cũ, trở thành thẩm phán quận sẽ là một sự đảm bao cho nhiệm kì trọn đời. Trước khi được bổ nhiệm, ông là luật sư cao cấp tại công ty luật Riker Danzig và từng làm việc tại Văn phòng Công Tố New Jersey.

  • Thẩm phán Regina Rodriguez, người được đề cử cho Tòa án Quận Colorado, là luật sư cao cấp của một vài hãng luật và đã từng làm việc tại Văn phòng Công Tố Colorado. Nếu được chấp thuận, bà sẽ là thẩm phán AAPI đầu tiên của khu vực số 10.

Ghi chú: Không có đề cử nào vào tòa án Phúc thẩm Tiểu bang hay Phúc thẩm Liên bang. Bối cảnh: Sự xuất hiện của AAPI trong hệ thống tư pháp quốc gia vô cùng hiếm hoi. Hiện tại chỉ có 49 người Mỹ gốc Á3 người từ quần đảo Thái Bình Dương đang làm việc tại các tòa án liên bang trong tổng số 890 thẩm phán, theo thống kế của Trung tâm Tư Pháp Liên bang. Cả bốn ứng cử viên, cùng với bảy người đã được thông báo từ cuối tháng Ba, đều phải được phê chuẩn bởi Thượng viên.

  • Dù những lựa chọn của cựu Tổng thống Donald Trump thiên vị người da trắng và nam giới, tỉ lệ người Mỹ gốc Á được ông bổ nhiệm vào các tòa án phúc thẩm liên bang cao hơn so với hai người tiền nhiệm Barack ObamaGeorge W. Bush, Bloomberg Law cho hay.

Phản ứng: Danh sách ứng cử viên tư pháp đầu tiên của ông Biden nhận được nhiều sự ủng hộ từ các nhóm đấu tranh cho quyền lợi của AAPI và các nhà lập pháp đảng Dân chủ.

  • Chủ tịch National Asian Pacific American Bar Association A.B. Cruz III: “Những đề cử này có ý nghĩa đặc biệt với chúng tôi, đặc biệt là giữa sự thức tỉnh về tình trạng bạo lực với người châu Á. Chúng tôi mong mỏi Thượng viện sẽ nhanh chóng phê chuẩn các đề cử này.”

  • Chủ tịch Congressional Asian Pacific American Caucus Judy Chu: “Những đề cử mang tính lịch sử của Tổng thống Biden tái khẳng định cam kết đảm bảo tất cả những ứng củ viên đủ trình độ và đa dạng đều có tiếng nói ở mọi cấp bậc, bao gồm trong ngành tư pháp - nơi có trọng trách diễn giải luật pháp và thực thi công lý. Việc tạo ra sự đa dạng trong đội ngũ thẩm phán không chỉ là tấm gương cho những thế hệ mai sau mà còn là luồng gió mới cho những gì mà hệ thống lập pháp còn khuyết thiếu và ngó lơ từ bấy lâu.”

  • Hội đồng người Mỹ Châu Á-Thái Bình Dương: “Ngày hôm nay, chúng ta cảm ơn Chính quyền Biden vì bước đi lớn lao nhằm tạo ra sự bình đẳng cho cộng đồng người Mỹ gốc Á, người Hawaii và người Thái Bình Dương.”

  • The Asian Pacific American Institute for Congressional Studies: “APAICS xin gửi lời cảm ơn tới chính quyền Biden vì đã để cử những khuôn mặt AANHPI xuất sắc và thẳng thắn tìm cách đối diện với tình trạng bạo lực đang xảy ra với cộng đồng người châu Á.”


Người dịch: Phuong Dang

Biên tập: Khanh Doan


תגובות


bottom of page