Translated from ABC News's article Trump's 'Chinese Virus' tweet helped lead to rise in racist anti-Asian Twitter content: Study
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) lên tiếng: “Đừng nên gắn liền các địa danh hoặc sắc tộc với một căn bệnh.”
By Dr. Mishal Reja, on 18-03-2021, 03:00:00
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) lên tiếng: “Đừng nên gắn liền các địa danh hoặc sắc tộc với một căn bệnh.”
Một nghiên cứu mới cho thấy luận điệu khích động của cựu Tổng thống Donald Trump về coronavirus, được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã khiến các nội dung kỳ thị người châu Á trên Twitter tăng cao và “có thể đã khiến thái độ kỳ thị chủng tộc tiếp diễn.”
Theo các quan chức và các nhà vận động nhân quyền cho biết, cộng đồng người Mỹ gốc Á đã trải nghiệm sự thù hận gia tăng đáng kể từ khi dịch COVID-19 bắt đầu, và các nhà phê bình cho rằng việc cựu tổng thống tiếp tục sử dụng cụm từ "China Virus" và các thuật ngữ tương tự khác đã tạo nên một môi trường thù ghét người châu Á.
Tiến sĩ Yulin Hswen, phó giáo sư về dịch tễ học tại Đại học California, San Francisco và tác giả chính của nghiên cứu trên, cho biết: “Sự hằn thù người châu Á trong các bài tweet sử dụng cụm từ 'China Virus' có thể đã cổ xúy thái độ phân biệt chủng tộc cũng như các vụ tấn công do thù ghét xảy ra kể từ lúc đó.”
Hậu quả của việc này, được công bố trên Tạp chí Y tế Công cộng Hoa Kỳ, là một loạt vụ tấn công xảy ra tại các cộng đồng gốc Á ở Hoa Kỳ, bao gồm vụ xả súng ở Georgia khiến sáu phụ nữ gốc Á thiệt mạng.
Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt trong tính hằn thù người châu Á với các hashtag* trung lập như #COVID-19 và các hashtag phân biệt chủng tộc như #Chinesevirus - 20% hashtag liên quan đến #COVID-19 thể hiện cảm xúc chống người châu Á, so với số 50% với hashtag #Chinesevirus.
Trump phát biểu: Từ 'Virus Trung Quốc' không kỳ thị chủng tộc. Tổng thống Trump đã ráng đổ lỗi cho Trung Quốc vì sự lây lan của coronavirus bằng cách sử dụng cụm từ ‘Chinese virus’ ('virus Trung Quốc"). Tiến sĩ John Brownstein, cộng tác viên cho Đơn vị Y tế của Tin Tức ABC News và tác giả của nghiên cứu trên, cho biết rằng những hội thoại trên mạng đó có thể kích động bạo lực. Tiến sĩ Brownstein nói: “Chúng ta thường thấy các cuộc trò chuyện trên mạng có thông điệp thù hận sẽ không chỉ nằm trên mạng. Thông thường, các hội thoại diễn ra trên mạng xã hội sẽ dẫn đến hậu quả trên thực tế." Tiến sĩ Daniel Rogers, chuyên gia về thông tin sai lệch tại Đại học New York, nói rằng nội dung hận thù khơi khơi trên mạng xã hội có thể dẫn đến nhiều nội dung tương tự nhắm đến các đối tượng cụ thể thông qua thuật toán (algorithm) của các mạng xã hội. Tiến sĩ Rogers nói thêm: “Khi các thuật toán của mạng xã hội nhận thấy sự chú ý đến các nội dung độc hại này, chúng sẽ đưa ra các nội dung ngày càng cực đoan hơn cho người dùng, đến khi nguồn cấp tin tức của họ không còn gì khác ngoài những điều cực đoan nhất, khiến người dùng sẵn có xu hướng bạo lực có khả năng phạm tội thù ghét [do kỳ thị].”
Ngày 13 tháng 3 năm 2021, tại thành phố Seattle, người biểu tình tập trung tại Khu Phố Hoa-Quốc tế cho cuộc biểu tình “We Are Not Silent” ("Chúng tôi không giữ im lặng") và tuần hành phản đối sự căm ghét và thành kiến đối với người châu Á .David Ryder/Getty Images
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thời gian cựu tổng thống đăng các bài tweet là rất quan trọng. Lần đầu tiên ông sử dụng cụm từ "Chinese Virus" là ngày 16 tháng 3 năm 2020, và trong một tuần sau đó chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng các câu hashtag phản đối người châu Á và sự gia tăng tội ác do kỳ thị.
Các quan chức y tế quốc tế đã cố ý tránh gắn liền địa danh với virus này, như họ đã từng làm trước đây, để tránh đổ lỗi, nhưng Trump luôn nhất quyết liên kết Trung Quốc với COVID-19 mỗi khi đề cập đến nó.
Các chuyên gia và các nhà lập chính sách đã cảnh báo không nên sử dụng các tweet mang tính khích động và phân biệt chủng tộc vì chúng có thể được xem như một lời kêu gọi tội ác từ kỳ thị.
Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị trong bản tin tháng 2 năm 2020: “Đừng nên gắn địa danh hoặc sắc tộc với căn bệnh này, đây không phải là 'Virus Vũ Hán', 'Virus Trung Quốc' hay ‘Virus Châu Á'."
Trong một cuộc họp báo về nhiều chủ đề hôm thứ Tư, Phát ngôn viên của Nhà trắng thời Biden Jen Psaki đã lên tiếng rằng những luận điệu gây tổn hại từ chính quyền trước đây đã dẫn đến những nhận thức "không chính xác, không công bằng" đe dọa đến người Mỹ gốc Á.
Jason Redmond/AFP via Getty Images Tại Khu Phố Hoa-Quốc tế của Seattle, ngày 13 tháng 3 năm 2021, một người đàn ông cầm tấm bảng ghi câu "Phân biệt chủng tộc là một loại virus" trong cuộc biểu tình “We Are Not Silent” chống lại sự hận thù người châu Á để phản ứng lại tội ác lên người châu Á đã xảy ra gần đây . Một năm trước, khi đại dịch bắt đầu, Trump đã lên án các cuộc tấn công bài ngoại nhằm vào người Mỹ gốc Á, nhưng ông vẫn tiếp tục sử dụng những lời lẽ khích động và phủ nhận hành động đó là phân biệt chủng tộc. Vào đêm một số phụ nữ châu Á đã bị bắn chết tại Atlanta, ông đã gọi COVID-19 là "China Virus" trên Fox News. Tổ chức Trump đã không lập tức hồi đáp yêu cầu bình luận từ ABC News. Tiến sĩ Hswen cho biết rằng điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với các nhà lãnh đạo nước nhà là sử dụng những ngôn ngữ trung lập vì những lời lẽ mang tính kích động có thể ảnh hưởng đến hành vi của mọi người đối với các nhóm người cụ thể. Tiến sĩ Hswen cho biết, kết quả nghiên cứu "xác nhận rằng quốc tịch, chủng tộc hoặc sắc tộc không nên được gắn liền với danh pháp của các căn bệnh, vì những cái tên này có thể mang hàm ý miệt thị, bêu xấu các cộng đồng này."
Người dịch: Ren Dinh
Biên tập: Khanh Doan Nguyen
Comments