top of page

Các nhà lãnh đạo của Đông Nam Á kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Myanmar.



Vào hôm thứ 7, các nhà lãnh đạo của 9 nước Đông Nam Á đã kêu gọi sự chấm dứt đối với những cuộc bạo lực ở Myanmar, nơi chính phủ quân sự đã đàn áp dữ dội vào các cuộc biểu tình lớn do cuộc đảo chính tháng Hai.

By Becky Sullivan, on 24-04-2021, 19:30:00

Vào hôm thứ 7, các nhà lãnh đạo của 9 nước Đông Nam Á đã kêu gọi sự chấm dứt đối với những cuộc bạo lực ở Myanmar, nơi chính phủ quân sự đã đàn áp dữ dội vào các cuộc biểu tình lớn do cuộc đảo chính tháng Hai. Tại một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại Jakarta, tổng thống Indonesia đã gọi tình hình ở Myanmar "không thể chấp nhận được." "Bạo loạn phải chấm dứt và nền dân chủ, sự ổn định và hòa bình ở Myanmar phải được khôi phục", Tổng thống Joko Widodo nói. Hàng trăm ngàn người ủng hộ sự dân chủ đã biểu tình trong những tháng gần đây kể từ khi quân đội Myanmar giành quyền kiểm soát đất nước hoàn toàn từ tay chính phủ dân chủ do Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Để đáp trả, quân đội đã cắt toàn bộ Internet, bắt giữ hàng ngàn người và bắn những người biểu tình. Ít nhất 748 người đã thiệt mạng và 3,389 người đang bị giam giữ, theo Hiệp hội Hỗ trợ cho các Tù nhân Chính trị, một nhóm nhân quyền Miến Điện có trụ sở tại Thái Lan. Tuyên bố chính thức được đưa ra vào thứ bảy bởi các nhà lãnh đạo ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) đưa ra 5 yêu cầu của chính quyền quân sự, bao gồm "chấm dứt ngay lập tức" sự bạo lực và giải pháp hòa bình cho tình huống thông qua "đối thoại mang tính xây dựng," được trung gian bởi một đặc phái viên do ASEAN bổ nhiệm. Các nhà lãnh đạo cũng yêu cầu chính phủ quân sự của Myanmar cho phép các sự hỗ trợ nhân đạo tiếp cận. Lãnh đạo của quân đội, Thượng tướng Min Aung Hlaing, người đã có mặt, đã không đưa ra tuyên bố công khai. Hội nghị thượng đỉnh là chuyến đi đầu tiên của ông bên ngoài Myanmar kể từ cuộc đảo chính. Lời kêu gọi đối với tướng Min Aung Hlaing đã bị chỉ trích bởi những người phản đối cuộc đảo chính, bao gồm cả Chính phủ Thống nhất Quốc gia mới ở Myanmar, được thành lập hồi đầu tháng này bởi các chính trị gia ủng hộ nền dân chủ. Họ đã quyết định cho các nhà lãnh đạo dân chủ mà bị phế truất, bao gồm Aung San Suu Kyi, làm lãnh đạo của họ. Chính phủ Thống nhất Quốc gia lý luận rằng lời kêu gọi này đem đến nguy cơ xác thực cuộc đảo chính quân sự và đã kêu gọi Interpol bắt giữ Tướng Min Aung Hlaing khi ông đến Jakarta. Trong một tuyên bố được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh, người phát ngôn của nhóm, Bác sĩ Sasa, ca ngợi hành động của ASEAN. "Chúng tôi hoan nghênh tin tức đáng khích lệ rằng các nhà lãnh đạo ASEAN đã đạt được sự đồng thuận rằng bạo lực quân sự ở Myanmar phải dừng lại và các tù nhân chính trị được thả ra", Sasa nói. "... Chúng tôi cũng hi vọng vững chắc rằng ASEAN sẽ tiếp tục tiến hành theo dõi các quyết định của mình và khôi phục nền dân chủ và tự do cho người dân và đất nước của chúng tôi." Theo truyền thống, ASEAN đã mặc định một cách tiếp cận thực tế hơn đối với các vấn đề nội bộ của 10 quốc gia thành viên. Trong những ngày sau cuộc đảo chính hồi tháng 2, khối đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi "trở lại bình thường" nhưng không hề mạnh mẽ lên án về tình trạng bạo lực. Nhưng trước hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Bảy, những người ủng hộ dân chủ và các tổ chức kêu gọi ASEAN nên có lập trường mạnh mẽ hơn. "Đây không phải là vấn đề nội bộ đối với Myanmar mà là một cuộc khủng hoảng nhân quyền và nhân đạo lớn đang tác động đến toàn bộ khu vực và hơn thế nữa", Emerlynne Gil của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói trước hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Bảy. Đại sứ bị phế truất của Myanmar tại Liên Hợp Quốc, Kyaw Moe Tun, người đã được cộng đồng quốc tế ca ngợi vì đã tố cáo cuộc đảo chính trong một bài phát biểu đáng chú ý trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 2, đã cầu xin ASEAN ưu tiên dân thường. "Bất kể quyết định nào của các nhà lãnh đạo ASEAN, họ nên xem xét đến việc cứu giúp cuộc sống của những thường dân vô tội ở Myanmar và cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho những người có nhu cầu", Kyaw Moe Tun nói trong một cuộc phỏng vấn với Al-Jazeera trước Thứ Bảy hội nghị thượng đỉnh. Ở Myanmar, các cuộc biểu tình hầu hết đã bớt đi trong những tuần gần đây do các cuộc đàn áp. Theo Associated Press, khoảng 150 người biểu tình đã tập trung hôm thứ Sáu tại Yangon, thành phố lớn nhất của Myanmar, nhưng đã giải tán nhanh chóng khi cảnh sát đến.

Người dịch: Uyen Duong

Biên tập: Khanh Doan Nguyen


Comments


bottom of page