top of page

California sẵn sàng bỏ phiếu cho Affirmative Action tháng 11 này

Carl Samson, ngày 16 tháng 6, 2020



(*) Ghi chú từ người dịch: Nếu thông qua, ACA 5 (Tu Chính Án Hội Đồng) sẽ cho phép Affirmative Action (Chính Sách Hỗ Trợ Người Thiểu Số) và bãi bỏ Điều kiện 209.


Rõ ràng, một số người Mỹ gốc Á không hề vui về điều đó.


Cử tri ở bang California dự kiến ​​sẽ bỏ phiếu về chính sách hỗ trợ người thiểu số vào tháng 11 sắp tới, có khả năng bãi bỏ một đề xuất đang cấm quyền ưu tiên dựa trên giới tính, chủng tộc hoặc sắc tộc trong các cơ quan công lập.


Bối cảnh: Hội đồng lập pháp bang California lần đầu tiên đề cập đến chính sách hỗ trợ người thiểu số (affirmative action) vào năm 2014 sau khi Thượng viện đề xuất sửa đổi hiến pháp để cấm việc xem xét và ưu tiên giới tính, chủng tộc và sắc tộc trong tuyển sinh đại học. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ người thiểu số đã bị đặt sang một bên trong Hội đồng sau khi người Mỹ gốc Á tranh luận rằng nó có thể hạn chế cơ hội nhập học của con em họ vào các trường đại học công lập tốt nhất của tiểu bang, nơi có tỷ lệ sinh viên gốc Á Châu nhiều hơn so với dân số nói chung, theo tờ San Francisco Chronicle.


(Dân biểu Evan Low nói về ACA 5 tại sàn Hạ Viện)


Tiến trình hiện tại: Tuần trước, một tu chính án sửa đổi hiến pháp khác đã trở lại trên bàn thương lượng sau khi nổ ra phong trào biểu tình chống lại sự bạo hành của cảnh sát và nạn phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống - lần này là từ Hội đồng lập pháp.


- Các nhà lập pháp California đã thông qua Tu Chính Án Hội Đồng 5 (ACA 5) với số phiếu 58 thuận - 9 phản đối, vào thứ Tư vừa qua.


- ACA 5 tìm cách đi ngược lại Dự luật 209, một đề xuất bỏ phiếu được phê duyệt năm 1996 nghiêm cấm các cơ quan nhà nước xem xét điều kiện giới tính, chủng tộc hoặc sắc tộc trong các lĩnh vực như giáo dục, tuyển dụng nhân viên và các ký kết hợp đồng.

- Một đề xuất khi nằm trong lá phiếu sẽ là một cuộc trưng cầu dân ý hoặc một biện pháp có thể thay đổi một số luật ở California khi đề xuất được thông qua.


- Nếu được phê chuẩn tại Thượng viện bằng hai phần ba tổng số phiếu bầu vào ngày 25 tháng 6, ACA 5 sẽ xuất hiện trong lá phiếu tháng Mười Một.


- Cử tri California sau đó sẽ quyết định xem có nên bãi bỏ Điều kiện 209 hay không.

Lí do điều này quan trọng: ACA 5 không chỉ là một phản ứng với cuộc biểu tình đang diễn ra mà là giải pháp sẽ tồn tại ở tiểu bang cho nhiều năm tới, phe ủng hộ cho biết.


- Nữ Dân biểu Shirley Weber, đảng Dân Chủ, lập luận rằng California từng có sự tiến bộ liên tục trong đầu thập niên 1990 - cho đến khi Điều kiện 209 xuất hiện.


- “Sau 25 năm dữ liệu đo lường về số lượng và tính chất, chúng tôi thấy các giải pháp trung lập về chủng tộc không thể sửa đổi các vấn đề sâu xa có tính chủng tộc,” Weber nói trên sàn Hạ viện vào thứ Tư.


- Vào thứ Hai vừa qua, Hội Đồng Quản trị Đại Học California nhất trí tán thành ACA 5 và bãi bỏ Điều kiện 209.


- “Đây là một động lực tuyệt vời để sửa đổi những điều sai tạo ra suốt nhiều thế kỷ của hệ thống kì thị chủng tộc tại đất nước chúng ta. Việc Hội Đồng Quản trị Đại Học California (UC Board of Regents) bỏ phiếu tán thành ACA 5 và bãi bỏ Điều kiện 209 đóng góp vào nỗ lực này,” Chủ tịch Hội Đồng John A. Pérez cho biết trong một tuyên bố.


- Ông cho biết thêm: “Trong lúc chúng tôi tiếp tục tìm hiểu tất cả các phương án để hành động cho Đại Học, Tôi tự hào hệ thống Đại học UC ủng hộ việc trao cơ hội cho cử tri California để xóa đi một vết nhơ, để ủng hộ cơ hội và quyền bình đẳng, và để bãi bỏ Điều kiện 209.


Phe phản đối: người phản đối ACA 5 là những người Mỹ gốc Á Châu tin tưởng tuyệt đối vào tài năng và khả năng học vấn, Dân biểu Evan Low (Đảng Dân Chủ - Campbell) nói với NextShark).


- Low cho biết phe phản đối giận dữ đến từ chính cộng đồng gốc Hoa của ông, với nhiều cử tri kêu gọi ông từ chức và đặt câu hỏi vì sao ông “phản bội” họ.


- “Nếu ông đứng về phía người Mỹ Latin và người Da Đen để thông qua ACA 5, chúng tôi sẽ luôn ghi nhớ điều đó và nỗ lực loại ông ra khỏi văn phòng,” một người dùng Facebook nói với Low.


- Dự luật có một ít tiếng nói bất đồng trong Hội đồng, bao gồm Dân biểu Steven Choi (Đảng Cộng Hòa - Irvine).


- Choi tranh luận rằng “đối xử đặc biệt hoặc ưu tiên một ai đó dựa trên sắc tộc của họ là sự kì thị chủng tộc, hoặc nếu dựa trên giới tính thì là nạn kì thị giới tính.”


- Dân biểu Kansen Chu, một trong ba thành viên đảng Dân Chủ không bỏ phiếu thuận hay chống, nói rằng nhiều người gốc Mỹ Latin và gốc Phi Châu “không thể cạnh tranh hoặc có khả năng để tiếp tục các chương trình học của họ” bởi vì các vấn đề có tính hệ thống và cơ cấu, và các vấn đề không thể được giải quyết bằng các tấm “vé vào cửa,” San Jose Spotlight ghi nhận.


Translation by Tuan Nguyen.

Comentários


bottom of page