top of page

Cảnh sát giết hại người Mỹ da đen có thể cấu thành tội ác nhân quyền, theo cộng đồng quốc tế


Trong bản báo cáo đầy đau thương, các chuyên gia về nhân quyền kêu gọi tòa án quốc tế ngay lập tức mở một cuộc điều tra.

By Ed Pilkington, on 26-04-2021, 13:00:00

Trong bản báo cáo đầy đau thương, các chuyên gia về nhân quyền kêu gọi tòa án quốc tế ngay lập tức mở một cuộc điều tra. Một bản điều tra được thực hiện bởi những luật sư hàng đầu về nhân quyền trên thế giới về sự tàn độc của lực lượng hành pháp Mỹ đã kết luận rằng: sự giết hại và hành hung có hệ thống những người Mỹ gốc Phi bởi cảnh sát đủ điều kiện để trở thành tội ác nhân quyền để điều tra và xử lí theo luật pháp quốc tế, Một tuần sau khi cựu cảnh sát bang Minneapolis Derek Chauvin bị kết tội mưu sát George Floyd, các vụ giết hại người da đen không có dấu hiệu thuyên giảm của cảnh sát tại Mỹ đã thu hút được sự chú ý toàn cầu. Trong bản báo cáo 188 trang đầy bi phẫn, các chuyên gia về nhân quyền từ 11 nước buộc tội Mỹ về lịch sử vi phạm luật pháp quốc tế, một số vụ lên tới mức độ tội ác chống lại nhân quyền. Nhóm này chỉ điểm những hành động họ gọi là “cảnh sát giết người” hay “sự thiếu hụt nghiêm trọng về quyền tự do thân thể, sự tra tấn, phân biệt và những hành động vô đạo đức khác” vì những cuộc tấn công có tổ chức nhằm vào cộng đồng người da đen bao gồm toàn bộ những định nghĩa trên. Họ cũng kêu gọi các công tố viên tại tòa án quốc tế (ICC) tại The Hague lập tức mở cuộc điều tra theo hướng truy tố. Hina Jilani, một trong 12 ủy viên dẫn đầu cuộc điều tra, nói với Guardian: “Những báo cáo về tội ác chống lại loài người không phải được đưa ra một cách thiếu thận trọng, chúng tôi đã cân nhắc rất kỹ. “Chúng tôi đã xem xét tất cả các sự kiện và kết luận rằng có những tình huống ở Hoa Kỳ đòi hỏi sự xem xét khẩn cấp của ICC.” Trong số những phát hiện khác của mình, ủy ban cáo buộc Hoa Kỳ về: - vi phạm các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người, cả về luật lệ quản lý trị an và các hoạt động của ngành hành pháp, bao gồm cả việc dừng xe đang lưu thông nhắm vào người Da đen; - dung thứ cho một “mô hình quốc gia đáng báo động về việc sử dụng vũ lực gây chết người không phù hợp không chỉ bằng súng đạn mà còn bởi súng điện” chống lại người Da đen; - vận hành một “nền văn hóa không trừng phạt” trong đó các sĩ quan cảnh sát hiếm khi phải chịu trách nhiệm, khi mà các hành động giết người của họ bị coi là hành động sau của “một vài cá nhân”. Các ủy viên cũng cáo buộc rằng người Mỹ gốc Phi thường xuyên bị tra tấn dưới bàn tay của cảnh sát. Họ khẳng định rằng việc xiết cổ và các biện pháp kiềm chế bạo lực khác trong quá trình bắt giữ cũng tương tự như hành vi tra tấn - cũng là một tội ác chống lại loài người theo luật pháp quốc tế. Jilani, chủ tịch của Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn, nói rằng bản án tuần trước trong vụ giết Floyd đã chứng minh quan điểm của ủy ban. “Nó đã làm rõ cho chúng tôi rằng việc sử dụng vũ lực khi bắt giữ một cá nhân không chỉ là hành vi mất nhân tính, mà rõ ràng là hành vi tra tấn và có khả năng mất mạng.” Báo cáo xuất hiện trực tiếp từ những bất bình nung nấu từ vụ giết người của Floyd vào tháng 5 năm ngoái. Khi các cuộc biểu tình nổ ra trên toàn quốc và trên toàn thế giới, gia đình của Floyd và những người Da đen khác bị cảnh sát giết hại trong những năm gần đây đã kiến nghị Liên Hợp Quốc thiết lập một cuộc điều tra chính thức về vụ xả súng. Tuy nhiên, dưới áp lực dữ dội từ chính quyền Trump, Liên Hợp Quốc đã trốn tránh cuộc tranh luận. Một liên minh của ba tổ chức luật sư hàng đầu - Hội nghị quốc gia về luật sư da đen và Hiệp hội luật sư quốc gia có trụ sở tại Hoa Kỳ và Hiệp hội luật sư dân chủ quốc tế trên toàn thế giới - đã tham gia vào vụ vi phạm, hợp lực để tiến hành cuộc điều tra độc lập của riêng họ về sự tàn bạo của cảnh sát Hoa Kỳ . Một hội đồng gồm các ủy viên từ Châu Phi, Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ Latinh và Caribe đã được tập hợp để xem xét tình trạng bạo lực của cảnh sát và sự phân biệt chủng tộc mang tính cấu trúc làm cơ sở cho nó. Các phiên điều trần công khai đã được tổ chức vào đầu năm nay, với lời khai từ gia đình các nạn nhân của một số vụ giết người khét tiếng nhất của cảnh sát trong thời gian gần đây. Trong số 44 người da đen đã chết hoặc bị tàn tật bởi cảnh sát và được Tòa án điều tra vụ việc, có những người như: Floyd; Sean Bell, bị giết trong ngày cưới của anh ấy năm 2006 sau khi cảnh sát nổ 50 phát súng; Eric Garner, người chết vì bị siết cổ năm 2014 đã la lên “Tôi không thở được”; Tamir Rice, đứa trẻ 12 tuổi đang chơi với một khẩu súng đồ chơi thì bị bắn chỉ vài giây sau khi cảnh sát xuất hiện vào năm 2014; Michael Brown, thanh niên 18 tuổi bị giết và làm phong trào Black Lives Matter bùng nổ; Freddie Gray người đã chết năm 2015 sau khi chịu đựng một “chuyến xe xóc nảy” trong một xe cảnh sát; và Breonna Taylor, bị giết khi cô ấy đang ngủ trong một cuộc lùng sục của cảnh sát xông vào nhà cô ấy tháng 3 năm 2020 ở Louisville, Kentucky. Vào thứ hai, Bộ tư pháp Mỹ đã thông báo họ đang tiến hành một cuộc điều tra về quyền công dân trong hoạt động của cảnh sát ở Louisville. Jilani trả lời tờ Guardian rằng, với tư cách là một người Pakistan bản địa đã tham giam nhiều cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc (UN) về thám sát sự ngược đãi nhân quyền, cô đã quen với những trường hợp tàn bạo cực độ đến từ việc thi hành pháp luật. “Nhưng thậm chí tôi còn thấy các trường hợp ở Mỹ cực kì khốn cùng. Tôi bị bất ngờ bởi đất nước này, nơi tự cho là quán quân toàn cầu của nhân quyền, mà chính nó lại thất bại trong việc chấp hành luật quốc tế.” Cô nói thêm rằng cô đã nghe các thân nhân của nạn nhân bị bắn bởi cảnh sát có thể liên hệ câu chuyện của họ với nhau, “điều này rõ ràng không còn là một câu chuyện đau thương của một cá nhân, nó là câu chuyện đau thương gây ra cho cả một bộ phận công dân nước Mỹ.” Báo cáo của ủy ban đã làm sáng tỏ khía cạnh vô nhân đạo của sự phân biệt có hệ thống với người Mỹ gốc Phi. Nó cho thấy Mỹ đang điều hành hai hệ thống luật lệ. “Một cho người da trắng, và một cho người Mỹ gốc Phi,” báo cáo viết. Trong phiên điều trần tổ chức vào tháng một và tháng hai, thân nhân thuật lại câu chuyện đau thương với một cái nhìn cá nhân hơn. Nicole Paultre Bell, vợ của ông Sean Bell, đã làm chứng: “Hãy tưởng tượng sống trong một thế giới mà bạn phải giải thích cho con em của mình rằng ông cha chúng, một chú rể không có vũ khí, có thể bị giết một cách hợp pháp trong một lần nã súng 50 viên đạn.” Một trong những trường hợp gần đây được kể bởi Dominic Archibald, mẹ của Nathaniel Pickett, người đã bị bắn bởi sĩ quan cảnh sát năm 2018 vì chẳng làm gì ngoài việc đi tay không băng qua đường. Trong lời kể của mình, Archibald bắt đầu bằng việc “Nate” là đứa con duy nhất của chị. “Nó là gia sản của tôi, niềm tin của tôi vào thực tại, và hy vọng của tôi vào tương lai. Tôi có thể miêu tả thành lời sự tác động này không? Sẽ có ai hiểu được không?” chị nói. Trả lời cho câu hỏi của riêng mình, chị nói tiếp: “Câu trả lời là không. Nate là món quà hoàn hảo từ thượng đế. Khi nó bị giết, mọi hy vọng và giấc mơ trong đầu tôi bị hủy hoại, cướp đi và biến thành một con số.” Báo cáo này cho thấy những số liệu đáng buồn. Người da đen không vũ trang có khả năng bị giết gần gấp 4 lần bởi cảnh sát so với người Mỹ da trắng. Kể từ năm 2005, khoảng 15,000 người đã bị giết bởi cảnh sát - với tỉ lệ khoảng 1,000 người mỗi năm. Trong cùng khoảng thời gian đó chỉ 104 sĩ quan cảnh sát đã bị kết án giết người hoặc ngộ sát liên quan đến các sự việc, và chỉ khoảng 35 người bị kết tội vì các tội danh đó. Các ủy viên đã đề ra một số yêu cầu cho chính phủ và Quốc hội Mỹ. Họ muốn thấy sự phi quân sự hóa ở các lực lượng cảnh sát địa phương, và lệnh cấm việc miễn trừ gõ cửa đã cho phép sĩ quan được xông vào nhà của người da đen như Breonna Taylor mà không thông báo trước và thường là không có lý do. Họ cũng muốn chấm dứt những trường hợp ngoại lệ mà cảnh sát đã dùng để né tránh các vụ án dân sự. Ủy ban nói rằng lỗ hổng “đóng góp để che đậy bạo lực tàn nhẫn của cảnh sát”. Nhưng yêu cầu gây tranh cãi nhất dường như là lời kêu gọi công tố viên của tòa án hình sự quốc tế khởi động một cuộc điều tra về các tội danh chống lại nhân quyền tại Mỹ. Vẫn còn nhiều nghi ngại về độ hiệu quả của chiến thuật này cho dù yêu cầu đó có thành hiện thực, trong khi nước Mỹ từ chối công nhận tòa án hình sự quốc tế. Jilani nói cô hy vọng rằng chính phủ Mỹ sẽ thấy rằng hành động trên sẽ ủng hộ những thay đổi rất cần thiết. “Chúng tôi cảm thấy rằng Mỹ sẽ được lợi nếu các cá nhân sĩ quan cảnh sát gặp cản trở trong việc nhờ cậy đến bạo lực bất chính, khi biết rằng mình có thể phải chịu trách nhiệm hình sự của hành động của mình.”

Người dịch: Phuong Dang & Kim Pham

Biên tập:Tran Nguyen

1 Comment


Anh Nhật
Anh Nhật
May 01, 2021

Sao chỉ mỗi da đen? Phải là tất cả mọi người bị giết chứ?


Like
bottom of page