top of page

Châu Á áp lệnh giãn cách nghiêm ngặt trước làn sóng covid mới ngày càng dữ dội


Một số nước xung quanh khu vực châu Á và Thái Bình Dương đang gặp phải lần bùng dịch lớn đầu tiên và phải lập tức áp lệnh hạn chế gắt gao.


By DAVID RISING Associated Press, on 08-07-2021, 13:00:00

BANGKOK – Một số nước xung quanh khu vực châu Á và Thái Bình Dương đang đối mặt với lần bùng phát dịch coronavirus lớn đầu tiên và phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt dù một năm rưỡi dịch qua họ đã kiểm soát dịch khá tốt. Đối mặt với số lượng ca nhiễm gia tăng nhanh chóng trong những tháng gần đây, chính phủ các nước như Thái Lan, Hàn Quốc và Việt Nam đã áp dụng các biện pháp mà họ hy vọng có thể làm chậm sự lây lan trước khi hệ thống y tế bị quá tải. Đó là cảnh tượng quen thuộc ở hầu hết thế giới, nơi các bệnh viện liên tục xảy ra tình trạng quá tải, dẫn đến số người tử vong cao. Tuy nhiên, nhiều nước châu Á đã tránh được tình trạng đó bằng cách thực hiện các biện pháp hạn chế đi lại cứng rắn kết hợp với các biện pháp nghiêm ngặt khác. Hiện một số nước đang chứng kiến số ca mắc mới và thậm chí tử vong ở mức kỷ lục. Một phần nguyên nhân là do biến thể delta rất dễ lây lan kết hợp với tỷ lệ tiêm chủng thấp và các quyết định nới lỏng lệnh giãn cách vì không muốn gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế. Mặc dù con số tổng thể vẫn chưa bằng những con số được thấy trong các đợt bùng phát ở các điểm nóng ở châu Âu và Hoa Kỳ, nhưng sự gia tăng nhanh chóng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong khi nhiều quốc gia phương Tây có tỷ lệ vaccine cao bắt đầu thở phào nhẹ nhõm. Thái Lan đã có số lượng người chết mới kỷ lục vào thứ Năm với 75 người - và số người chết là 72 người vào thứ Sáu. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc, Hàn Quốc đã lập kỷ lục về số ca mắc mới vào thứ Năm, và kỉ lục ngay lập tức bị phá vỡ vào thứ Sáu với 1.316 ca nhiễm, theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc. Lần đầu tiên Indonesia chứng kiến một sự gia tăng lớn tới mức các bệnh viện quá tải, phải từ chối bệnh nhân và nguồn cung cấp oxy thì cạn kiệt. Trong số 317.506 ca mắc được công bố và 2.534 trường hợp tử vong của Thái Lan kể từ khi đại dịch bắt đầu, hơn 90% ca mắc xuất hiện từ tháng Tư. Cách kiểm soát dịch của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đối với sự gia tăng này đã gặp phải làn sóng chỉ trích dữ dội, trong đó có quyết định cho phép người dân đi du lịch lễ hội Songkran mừng năm mới của Thái Lan vào tháng 4. Thái Lan đã có các quy định nghiêm ngặt về việc đeo khẩu trang và các quy tắc khác để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, nhưng chính phủ đã công bố các biện pháp siết chặt hơn vào thứ Sáu đối với Bangkok và khu vực xung quanh, bao gồm đóng cửa các spa, hạn chế phương tiện công cộng và hạn chế thời gian mở cửa của chợ và cửa hàng tiện lợi. Cherkarn Rachasevet, một nhà phân tích công nghệ thông tin 60 tuổi, cho biết “Có điều gì đó không ổn trong các chính sách của chính phủ, việc tiêm chủng của chúng tôi quá chậm và chúng tôi nên được tiêm loại vaccines tốt hơn”. Khi nghe thấy những hạn chế mới đang được áp dụng, bà đã đeo bốn khẩu trang cùng lúc và một tấm che mặt đến siêu thị để mua lương thực dự trữ. Bà than thở rằng bà sẽ phải đợi đến cuối tháng mới được tiêm vaccine. Trên toàn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tỷ lệ tiêm chủng đã bắt đầu giảm vì nhiều lý do, bao gồm các vấn đề về sản xuất và phân phối cũng như thái độ “chần chừ” của nhiều người khi số ca nhiễm còn thấp và tình hình còn ít tính cấp thiết. Ở Hàn Quốc - đất nước vốn được ca ngợi vì những hành động kiểm soát đại dịch ban đầu bao gồm thử nghiệm rộng rãi và truy vết - thì giờ đây, các nhà phê bình lại cho rằng sự gia tăng đột biến các ca nhiễm là do chính phủ thúc đẩy nới lỏng giãn cách xã hội vì lo ngại kinh tế. Trong khi đó, tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp vaccine đã khiến 70% dân số vẫn đang chờ đợi để được tiêm mũi đầu tiên. Tuy nhiên, số người chết gần đây thấp, và các nhà chức trách cho rằng điều đó là do phần lớn những người đã được tiêm vaccine là người Hàn Quốc lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh nền. Trong bối cảnh gia tăng ca nhiễm ở khu vực Seoul, các nhà chức trách đã thông báo hôm thứ Sáu rằng bắt đầu từ tuần tới, họ sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế mạnh nhất. Những biện pháp sẽ bao gồm cấm tụ tập xã hội riêng tư từ 3 người trở lên sau 6 giờ chiều, đóng cửa các câu lạc bộ đêm và nhà thờ, cấm khách đến thăm bệnh viện và viện dưỡng lão, hạn chế người đến dự đám cưới và đám tang. Thay vào đó, người dự chỉ là người nhà. Gần đây, không có quốc gia nào trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề hơn Indonesia. Số ca mắc và tử vong trung bình trong bảy ngày đều tăng hơn gấp đôi trong hai tuần qua. Các chuyên gia y tế cho rằng lệnh giãn cách một số khu vực được áp dụng vào ngày 3 tháng 7 là quá muộn và cảnh báo rằng tình hình hiện tại ở chủ yếu ở các đảo Java, Bali và một số thành phố trên đảo Sumatra sẽ sớm bắt đầu lan rộng trên quần đảo rộng lớn. Hệ thống y tế đang phải đối mặt với áp lực. Lệnh cấm cửa nghiêm ngặt trên toàn quốc ở Malaysia gần đó yêu cầu người dân chỉ được ở nhà và chỉ một người trong gia đình được phép ra ngoài mua hàng tạp hóa. Tuy nhiên, các trường hợp mới kể từ ngày 1 tháng 6 tiếp tục tăng lên và kỷ lục 9.180 trường hợp hàng ngày đã được báo cáo vào thứ Sáu. . Tổng số người chết tăng hơn gấp đôi lên 5.903 người kể từ ngày 1 tháng Sáu. Đây là lần giãn cách xã hội toàn quốc thứ hai trong năm qua và chính phủ cho biết sẽ duy trì tình trạng này cho đến khi tỷ lệ nhiễm ca nhiễm hàng ngày giảm xuống dưới 4.000 và ít nhất 10% dân số được tiêm chủng - nhưng đất nước sẽ phải trả một cái giá rất lớn, đó là đối mặt thêm với khó khăn kinh tế, với điểm số các doanh nghiệp buộc phải đóng cửa và hàng nghìn người mất việc làm. Việt Nam cũng áp dụng các hạn chế chặt chẽ hơn vào thứ Sáu, giãn cách toàn Thành phố Hồ Chí Minh, đô thị lớn nhất cả nước, trung tâm kinh tế và tài chính của cả nước, trong hai tuần. 9 triệu cư dân của thành phố này chỉ được phép rời khỏi nhà để mua thực phẩm, thuốc men và cho những việc cấp bách khác trong thời gian đó. Việt Nam đã kiểm soát tổng số ca nhiễm coronavirus ở mức 2.800 ca trong năm đầu tiên của đại dịch, và hầu như không có ca mắc mới nào trong ba tháng tính đến cuối tháng 4. Sau đó, số ca nhiễm bắt đầu tăng nhanh. Trong hai tháng qua, cả nước đã ghi nhận khoảng 22.000 trường hợp mắc mới, và những biện pháp nghiêm ngặt được áp dụng cho đến nay đã không thể ngăn chặn sự gia tăng. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trong cuộc họp Chính phủ tối thứ Năm: “Đây là một quyết định khó khăn khi phải giãn cách toàn thành phố, nhưng cần phải kiểm soát đại dịch và trở lại cuộc sống bình thường. Hiện tại, mới có khoảng 4% dân số đã được tiêm ít nhất một liều vaccine, mặc dù Bộ Y tế cho biết họ hy vọng sẽ tiêm được cho 70% trong số 96 triệu người của đất nước vào cuối năm nay. Đất nước ngoại lệ có lẽ là Ấn Độ vì sự gia tăng ca nhiễm đến sớm các nước cùng khu vực. Đây là quốc gia châu Á đầu tiên phát hiện biến thể delta . Đất nước này đang dần phải chịu sự tàn khốc của đợt dịch sau tháng 4 và tháng 5, khi ca nhiễm tăng đột biến khắp cả nước. Các bệnh viện hết giường và nguồn cung cấp oxy. Các nhà hỏa táng thì quá tải buộc phải thiêu xác trong giàn hỏa thiêu ngoài trời. Các trường hợp mắc mới và tử vong hiện đang giảm, nhưng với chưa đến 5% dân số đủ điều kiện được tiêm chủng đầy đủ, các nhà chức trách đang cố gắng để nhiều người dân được tiêm chủng hơn. Họ cũng đang cố đầu tư mạnh mẽ vào các bệnh viện dã chiến và giường ICU, đồng thời dự trữ nguồn cung cấp oxy. Nhật Bản và Australia cũng đã công bố các biện pháp hạn chế mới trong tuần này. Nhật Bản đang được theo dõi sát sao vì tình trạng khẩn cấp này có nghĩa là sẽ cấm khán giả có mặt tại hầu hết các địa điểm tổ chức Thế vận hội sắp tới. Với việc phát hiện ra biến thể delta vào tháng trước ở New South Wales của Úc, Thủ hiến bang Gladys Berejiklian hôm thứ Sáu cho biết đây là "thời kỳ đáng sợ nhất" của đại dịch. Bà đã phải công bố những chính sách hạn chế mới ở Sydney sau khi thành phố có 44 ca mắc mới. Quyết định này cũng sẽ giúp đất nước đạt mục đích là nhanh chóng dập tắt các đợt bùng phát mới. Bà nói: “New South Wales đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất mà chúng tôi phải đối mặt kể từ khi đại dịch bắt đầu. "Và tôi đang rất nghiêm túc khi nói về vấn đề này." Các nhà báo của Associated Press từ khắp khu vực đã cùng viết bản báo cáo này.


Người dịch: Pham Khanh Linh

Biên tập: Chau Tran


コメント


bottom of page