Translated from NBC News’ article “Asian American swing state early and absentee voting increased 300%, more than any other group”
Số cử tri gốc Á đã bỏ phiếu sớm và bầu vắng mặt đã tăng 300%, nhiều hơn bất kỳ nhóm nào khác.
Cộng đồng vận động sự đầu tư mạnh mẽ vào việc tổ chức liên thế hệ, hoạt động kiểm tra dân số địa phương và nỗ lực chống thông tin xuyên tạc.
Claire Wang, ngày 20 tháng 11, 2020
Một người ủng hộ cầm quốc kỳ Ấn Độ khi cô tham dự buổi theo dõi của Tổng thống đắc cử Joe Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris ở Miami vào ngày 7 tháng 11.
Chandan Khanna / AFP - Getty Images
Nhờ các nỗ lực tiếp cận trên mạng, qua tin nhắn và cả trực tiếp, số người Mỹ gốc Á và gốc từ các quốc đảo ở Thái Bình Dương đi bầu sớm và bầu vắng mặt (absentee vote) đã tăng lên đáng kể trong các tiểu bang chiến trường vào năm nay.
Theo công ty dữ liệu Catalist, tại 13 tiểu bang chiến trường cho cuộc đua giành ghế tổng thống gay go nhất, tỷ lệ bỏ phiếu sớm và vắng mặt của người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương đã tăng gần 300% so với năm 2016 - tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất trong số tất cả các nhóm chủng tộc. Một báo cáo riêng từ công ty dữ liệu TargetSmart cho biết khoảng 1 triệu phiếu bầu sớm đã vượt qua tổng số cử tri đi bỏ phiếu năm 2016 của nhóm hơn 21%.
Tại các tiểu bang như Georgia, Arizona và Pennsylvania, số người Mỹ gốc châu Á - Thái Bình Dương bỏ phiếu sớm tăng vọt đã giúp Tổng thống đắc cử Joe Biden chiến thắng trong đường tơ kẽ tóc. Các chuyên gia cho biết, việc đầu tư mạnh mẽ vào tổ chức vận động cho các thế hệ, hoạt động điều tra dân số địa phương và nỗ lực chống lại thông tin xuyên tạc là tất cả các việc đã góp phần vào số cử tri đi bầu phá kỷ lục từ nhóm cử tri phát triển nhanh nhất của nước Mỹ.
Cô Christine Chen, giám đốc điều hành tại tổ chức APIAVote (Người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương Đi Bầu), nói với tờ NBC Asian America: “Trong 4 đến 5 năm qua, các nhóm người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương đã nỗ lực phối hợp để xây dựng chiến lược vận động dành riêng cho từng tiểu bang. Chúng tôi đã thấy sự gia tăng đáng kể trong các nhóm người Mỹ gốc châu Á - Thái Bình Dương tham gia vào các vấn đề khác nhau, tham gia các cuộc vận động và tranh cử.”
Cô Chen cho biết, các chiến dịch vận động cử tri đã được tăng cường năm nay vì tổng điều tra dân số trùng với cuộc bầu cử tổng thống - sự trùng lặp chỉ xảy ra hai thập kỷ một lần.
Các nhà tổ chức ở tiểu bang Michigan cho biết các hoạt động Điều tra dân số trước đại dịch đã cung cấp cho họ điều kiện đăng ký số cử tri có xu hướng đi bầu thấp nhất. Trong khi tiến hành kiểm tra dân số, họ đã có khả năng đánh giá nhu cầu ngôn ngữ của các cử tri, tuyển dụng nhân viên trực điện thoại song ngữ và tổ chức các sự kiện xây dựng cộng đồng để thúc đẩy cử tri tham gia chính trị. Các nhóm dịch vụ xã hội và văn hóa cũng đã chuyển hướng sang tham gia vào công việc tiếp cận trực tiếp.
Trong một buổi hội thảo gần đây về số cử tri gốc Á và Thái Bình Dương đi bầu, ông Richard Mui, chủ tịch tổ chức APIAVote tại tiểu bang Michigan, cho biết: “Việc này không chỉ khuyến khích mọi người hoàn tất cuộc kiểm tra dân số mà đã mở ra cơ hội tìm hiểu thêm về nhu cầu cá nhân trong các cộng đồng đó. Các mối quan hệ có sẵn đã khiến quá trình chuyển đổi sang công việc bỏ phiếu dễ dàng.”
Trong hội thảo, cô Stephanie Cho, giám đốc điều hành của nhóm Người Mỹ gốc Á Tiến về Công bằng (Asian American Advancing Justice) tại Atlanta, cho biết: Tại tiểu bang Georgia, các nhóm như họ đã tập trung vào việc kiểm chứng thông tin sai lệch về chuyện bầu cử, được lan truyền trên các chương trình nhắn tin điện tử châu Á như WeChat và KakaoTalk. Cô nói thêm rằng những nỗ lực lớn hơn để mở rộng khả năng tiếp cận ngôn ngữ, chẳng hạn như tiểu bang quyết định cung cấp tài liệu bỏ phiếu bằng tiếng Hàn, có thể thúc đẩy cử tri đi bỏ phiếu trong hai cuộc bầu cử Thượng viện vào ngày 5 tháng 1.
Cuối cùng, cô Stephanie Cho nói, chính sự gia tăng trong số cử tri trẻ tuổi và đi bầu lần đầu tiên, quan tâm đến chính trị hóa vì các sự kiện gần đây, đã biến đổi cuộc bầu cử năm nay, trong đó số phiếu bầu sớm đã vượt tổng số cử tri đi bầu năm 2016 đến 59%. Cô nói, “Chúng tôi có một nhóm bầu cử mạnh mẽ mới - sự kết hợp của các cử tri Thế hệ Z, Millennial, Thế hệ X* đã giúp ích rất nhiều.”
*Thế hệ Z: những người sinh ra từ khoảng năm 1996 - 2000.
Millennial: những người sinh ra từ khoảng năm 1980 - 2000.
Thế hệ X: những người sinh năm 1961 – 1981.
Các tình huống bất thường xung quanh cuộc bầu cử năm nay đã dẫn đến sự tăng đột trong số người đi bầu, đặc biệt từ một nhóm người nhất định.
Cô Chavi Koneru, người đồng sáng lập và giám đốc điều hành của tổ chức Người Mỹ gốc Á tại Carolina Cùng nhau (North Carolina Asian Americans Together) cho biết: Tại Bắc Carolina, nơi người Ấn Độ chiếm 1/4 dân số người gốc Á đang tăng nhanh, các phụ nữ Nam Á đã được Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris thúc đẩy và đã dẫn đầu mức tăng 30% trong cuộc bỏ phiếu sớm.
“Mức độ tham gia và hứng thú là thật cao đối với phụ nữ, cao hơn nhiều so với nam giới,” cô nói với NBC Asian America, chỉ ra rằng bà Harris là biểu tượng cho những cơ hội chưa từng có cho con cái của họ. “Chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi có thể nói với con gái của mình rằng điều đó là điều có thể thực hiện. Chúng tôi có thể liên tưởng đến trải nghiệm này.”
Cô Koneru nói, tuy nhiên, các nhà tổ chức có thể đã huy động được nhiều cử tri hơn nữa nếu cả hai đảng đều nỗ lực tiếp cận mạnh mẽ hơn. Như năm 2016, một số nhóm thiểu số đã không tham gia nhiều do thiếu người gửi thư và tin nhắn bằng ngôn ngữ của họ. Và cũng như năm 2016, người Mỹ gốc Á cho biết họ đã được Đảng Cộng Hòa liên hệ nhiều hơn Đảng Dân Chủ. Cô nói: “Theo cảm nhận riêng, tôi có thể cho rằng cộng đồng Đông Nam Bộ đã không được tiếp xúc nhiều, cộng đồng người Hmong đã bị bỏ quên.” Cô cho biết thêm: Trong số những người Nam Á, người Ấn Độ được liên lạc với tỷ lệ cao hơn nhiều so với người Pakistan.
Cô Chen của tổ chức APIAVote cho biết, việc các ứng cử viên tổng thống liên tục kém tiếp cận là một lý do khiến một số tổ chức phi lợi nhuận của người Mỹ gốc Á và TBD đã sửa đổi lại để trở thành tổ chức thuộc 501 (c) 4 để có thể tham gia vào các hoạt động chính trị trực tiếp giáo dục và vận động cử tri. Khi làm như vậy, họ cũng đang xây dựng hệ thống lãnh đạo để thúc đẩy sự đại diện chính trị của người Mỹ gốc châu Á - TBD. “Quý vị đang chứng kiến một cuộc cách mạng,” cô nói. “Năm này qua năm khác, chúng ta càng thấy nhiều tổ chức phi lợi nhuận tham gia vào công việc này một cách thực chất hơn.”
Mặc dù số người đi bầu sớm phá kỷ lục trong năm nay là điều đáng khích lệ, nhưng sự khẩn cấp mà đã thúc đẩy nhiều người đi bầu - gây ra bởi các yếu tố phi thường như luận điệu phân biệt chống người gốc Á của ông Trump, thời gian của cuộc kiểm tra dân số và đại dịch tàn phá nền kinh tế - là những điều khó có thể lặp lại trong các cuộc bầu cử trong tương lai. Bà Chanda Parbhoo, người sáng lập tổ chức Người Mỹ gốc Nam Á ủng hộ sự Tham gia và Trao quyền Giáo dục cho Cử tri tại tiểu bang Texas cho biết, để đảm bảo rằng các quan chức ở mọi cấp của chính phủ quan tâm đến các vấn đề của người Mỹ gốc châu Á - TDB, các nhóm cộng đồng phải chuyển đổi các cử tri kỳ này thành những người luôn đi bỏ phiếu.
“Bài học kinh nghiệm rút ra là chúng ta cần đầu tư sớm vào các cộng đồng của mình và chúng ta cần có mặt ở đó 365 ngày một năm,” bà nói trong hội thảo. “Chúng ta cần trở thành một cộng đồng luôn được lắng nghe.
Người dịch: Que Do
Biên tập: Châu Trần
Comments