Cô Nguyễn lần đầu tranh cử vào Hội Đồng Thành Phố khi cô chỉ mới 24 tuổi và gặp nhiều trở ngại vì còn trẻ. “Lứa tuổi thanh niên trẻ làm rất nhiều,” cô ấy nói. “Họ thực tập, tham gia tình nguyện, giao tiếp điện thoại và gõ cửa từng nhà vận động tuyển cử thay mặt những ứng cử viên.”
Terry Nguyen, ngày 22 tháng 8, 2020
Cô Kim Bernice Nguyễn ghi danh chạy đua vào Hội Đồng Thành Phố Garden Grove khi cô chỉ mới 24. Mẹ của Kim Nguyễn là một người nhập cư từ Mexico và bố cô là người nhập cư từ Việt Nam; cô đảm nhiệm vai trò chuyên viên liên lạc cộng đồng cho công ty CalOptima - một hệ thống chăm sóc sức khỏe phục vụ cho người có thu nhập thấp ở quận Cam. Tuy có ít kinh nghiệm trong việc tranh cử vào chính quyền, cô Kim Nguyễn góp phần không nhỏ cho quá trình phân chia khu vực bầu cử ở Garden Grove vào năm 2016. Trong quá trình ấy, cô rất tích cực tham gia các sinh hoạt chính trị của Hội Đồng Thành Phố và hội nghị hội đồng quản trị, và rồi dần dần cô muốn dấn thân vào con đường chính trị địa phương.
Cô nói với Người Thông Dịch “Tôi cảm thấy chẳng mất mát gì, nên cứ thử tham gia cuộc chạy đua giành ghế xem sao. Tôi nghĩ, nếu số phận đã được an bày như thế thì đó là số trời. Còn thua thì cứ xem như là tôi chưa thắng vậy thôi.”
Cô Kim Bernice Nguyễn, bây giờ đã 29 tuổi, đang vận động tái tranh cử vào tháng 11 này cho vai trò nghị viên thành phố Garden Grove, Quận 6. Hiện tại, cô là nghị viên trẻ tuổi nhất của Hội Đồng Thành Phố và đồng thời cũng là người đầu tiên gốc Latin, mặc dù 1/3 dân số thành phố này là Latin. Người Thông Dịch có cơ hội phỏng vấn với cô Kim về kinh nghiệm tranh cử lúc tuổi đôi mươi, với hai dòng máu Việt-Mexico và cách cô thu hút cử tri Việt và Latin tham gia chính trị.
Cuộc phỏng vấn này đã được biên soạn và rút ngắn. Cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Anh và được dịch sang tiếng Việt.
Trước đây chị có kinh nghiệm trong chính trị trước khi làm ứng cử viên ở năm 2016?
Vào năm thứ 3 đại học, tôi thực tập trong văn phòng của Thượng nghị sĩ tiểu bang California, ông Lou Correa (và bây giờ là Dân biểu Quốc Hội Hoa kỳ). Đó là trải nghiệm liên quan tới chính trị đầu tiên của tôi. Sau khi tốt nghiệp năm 2013, tôi trở lại tình nguyện làm việc cho ông ta tới tháng 10 rồi tôi bắt đầu làm việc cho CalOptima. Đó là công việc “người lớn” đầu tiên và tôi làm cho tới năm 2017.
Vào năm 2016, thành phố Anaheim chuẩn bị cho cuộc bầu cử cấp quận. Tôi tò mò xem Garden Grove đang làm gì và quyết định nghiên cứu kỹ. Ngạc nhiên thay, thành phố cũng hướng về tranh cử để các đại diện được bỏ phiếu theo quận của họ. Tôi nhìn bản đồ vẽ do một người nào đó được thành phố thuê và họ cần cộng đồng góp ý thêm.
Tuy nhiên, tôi không tin rằng những bản đồ ấy phản ánh trung thực tình trạng cư dân Garden Grove. Chúng ta là thành phố lớn thứ 5 ở quận Cam. Tính về dân số thì dân được chia đều thành 3: người Châu Á, Da Trắng và gốc Latin. Đa số cư dân châu Á là người Việt Nam, trong khi cư dân Latin chủ yếu là người Mexico. Cá nhân tôi thấy bản đồ thật không cân xứng nên tôi đã nhờ đến sự giúp đỡ của một người quen có kinh nghiệm vẽ bản đồ phân chia cho các thành phố khác. Tôi trình bày ý kiến của tôi với các nhà lãnh đạo cộng đồng, điều chỉnh một chút rồi nộp lên cho thành phố.
Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2016, tôi tham dự các cuộc họp thành phố và chủ trương ủng hộ bản đồ của tôi để được chọn. Sau khi công tác ủng hộ đó xong trong tháng 5, tôi mới biết người đang kiện Garden Grove về việc phân chia khu vực bầu cử cũng là người ra tranh cử làm đại diện của tôi ở Quận 6. Trong suốt quá trình, tôi cảm thấy các ứng cử viên thiếu tiếng nói mạnh mẽ để có thể đại diện khu vực một cách trọn vẹn. Nơi tôi sinh sống, khu vực phía đông của thành phố, về phương diện lịch sử, nhiều người không được đại diện và tôi tin rằng cử tri cần người bảo vệ quyền lợi cho họ.
Vì vậy, vào tháng 7 năm 2016, tôi đâm đầu nộp giấy tờ và tranh chức uỷ viên vào tháng 11. Tôi thắng với tỉ số áp đảo và kể từ đó, tôi đảm nhiệm vị trí ấy trong Hội Đồng Thành Phố.
Gần đây có làn sóng lại nổi lên quan tâm đến chính trị địa phương. Là người chọn con đường chính trị ở tuổi còn trẻ, chị đã gặp những thách thức gì? Chị có lời khuyên nào dành cho những người trẻ đến từ mọi bối cảnh muốn tham gia?
Một trong những thách thức lớn nhất của tôi là tuổi tác. Tôi chỉ mới 24 khi tranh cử và thắng cử khi tôi 25. Rất nhiều lần tôi đã bị gọi là “nhóc con” hoặc “thanh niên” trong các hội họp chính trị vì đa số nghị viên đều hơn tôi tới 10, 15, 20 tuổi. Thật sự khó để được nể trọng khi tôi là một người phụ nữ trẻ.
Vì tôi từng thực tập cho một thượng nghị sĩ tiểu bang sau này trở thành Dân biểu của tôi, nên nhiều người nghĩ rằng tôi bị các quyền lực trên cao điều khiển. Họ hay bảo, “Hãy chờ tới lượt” hoặc “cô còn trẻ quá” hoặc “cô chẳng có kinh nghiệm.” Tôi đành ngậm miệng cho qua nhưng rồi tôi tự hỏi: Điều gì khiến một người có tiêu chuẩn hơn người khác ra tranh cử? Qua các cấp bậc trong chính phủ, chúng ta có thể thấy rằng vẫn có người chẳng có kinh nghiệm về chính trị nhưng vẫn thắng. Cái quan trọng là phải xuất phát từ sự quan tâm và mong muốn thay đổi.
Hiện tại vẫn có số dân ở Garden Grove không có đại diện. Khẩu hiệu của thành phố là “Thành phố của tuổi trẻ và tham vọng,” vậy mà hầu hết mọi người giữ chức đều khá đứng tuổi. Tôi cũng là người gốc Latin đầu tiên được bầu, điều này ám chỉ rằng nhiều thay đổi cần phải xảy ra. Tôi biết nhiệm vụ của tôi, là một quan chức được bầu chọn, không cần phải biết tất tần tật về mọi thứ. Nhiệm vụ của tôi là lắng nghe và tìm kiếm nhân tài có khả năng về một lĩnh vực nhất định. Công việc của tôi là hội tụ mọi người để chỉ dạy và hướng tôi đến cách giải quyết cho các vấn đề và tôi sẽ gom góp những dữ kiện đó để trình bày với cử tri. Miễn sao tôi có thể làm việc với mọi người và tìm ra giải pháp, thì tôi nghĩ tôi sẽ thành công.
Người trẻ thường không được tin tưởng. Những người đi trước thường gạt bỏ ý kiến của chúng tôi và cho rằng tất cả những gì chúng tôi làm được là biểu tình và phàn nàn nhưng không chịu khó làm việc. Thực tế là người trẻ tuổi đang làm rất nhiều việc. Họ thực tập, tham gia tình nguyện, giao tiếp điện thoại và gõ cửa từng nhà vận động tuyển cử thay mặt ứng cử viên. Chúng tôi rất cần mẫn. Số năm ở trên trái đất này không có nghĩa bạn thông minh hơn hay có nhiều học thức hơn. Tôi lớn lên trong một gia đình từng không có tiền mua nhà, sống trong chung cư một phòng với 7 anh chị em. Tôi rất ít khi gặp bố tôi. Những yếu tố đó buộc bạn phải trưởng thành trước tuổi, đặc biệt khi bạn phải làm người thông ngôn cho bố mẹ ở ngân hàng hoặc cửa hàng tạp hóa.
Nhiều đứa trẻ nhập cư nhận ra điều này khi còn rất nhỏ và chúng đóng luôn vai trò của người anh hoặc chị. Vì vậy tôi cảm thấy cực kỳ nản khi bị người với hoàn cảnh hoàn toàn khác với chúng tôi coi thường. Những trải nghiệm của tuổi trẻ không được chính quyền địa phương quan tâm và đại diện. Chính trị từ trước đến nay là một trò chơi của đàn ông da Trắng giàu có. Điều đó đang dần dần thay đổi: nhiều phụ nữ ra tranh cử hơn, đặc biệt là phụ nữ da màu và ở tuổi còn trẻ. Chúng ta phải chắc chắn rằng chúng ta nắm lấy thời cơ và nối tiếp cái đà này.
Gần đây chị có đăng bài trên Facebook đề cập đến thống kê dân số trong khu vực. Nhìn chung là nhóm khảo sát đa dạng, nhưng chủ yếu là người Latin. Làm cách nào chị kết nối với các cộng đồng khác nhau? Bằng cách nào chị sẽ vượt qua rào cản ngôn ngữ?
Trong quận của tôi nói riêng, bạn có thể thấy công dân không được đại diện đầy đủ ngay ở thành phố. Dân số khu tôi 60% là người Latin nhưng số bỏ phiếu thì chỉ 45%. Tỷ lệ dân số Châu Á còn thấp hơn (khoảng 24%) nhưng số bỏ phiếu cao hơn (34%). Có rất nhiều điều chúng ta phải làm để đảm bảo tiếng nói của người Latin được tôn trọng và lắng nghe. Tôi có thể làm gì để giúp những cá nhân đã bị quên lãng và không còn muốn tham vào quá trình chính trị? Giải pháp của tôi là kết nối với họ.
Trong lịch sử, phần lớn các sinh hoạt của thành phố là chiếu phim đêm hoặc hòa nhạc mùa hè tổ chức tại phía tây của Garden Grove. Một trong những điều đầu tiên tôi làm khi nhận chức là cố gắng phân phối lại. Từ đó chúng ta bắt đầu có các sinh hoạt ở phía đông thành phố; khoảng thời gian đó chúng tôi có thể phổ biến thông tin về thành phố cho người tham dự. Chúng tôi đã chuẩn bị để có nhiều nhân viên ban tổ chức và người thông ngôn trực sẵn. Tôi khá thông thạo tiếng Tây Ban Nha nhưng tiếng Việt của tôi rất thường; tôi nghe được tiếng Việt nhiều hơn là nói, nhưng ít nhất tôi cũng đang cố gắng.
Tôi muốn thảo luận cụ thể hơn về cộng đồng Việt-Mỹ. Chị có nghĩ là giữa thế hệ trẻ và thế hệ đi trước của người Mỹ gốc Việt có một khoảng cách nào đó không?
Thưa có, và một ví dụ hoàn hảo cho điều này là tôi và bố tôi. Theo tôi, bố tôi có một quan điểm bảo thủ hơn, và bố con tôi thỉnh thoảng hay tranh cãi về đúng sai. Do vậy, tôi luôn phải có một tầm nhìn khách quan và phải cố gắng nhìn từ quan điểm của người khác dựa trên những gì người đó đã trải qua. Trong các cuộc họp hội đồng thành phố, tôi đã thấy được khoảng cách đó khá rõ ràng khi những người Việt đứng tuổi hơn phát biểu. Thế hệ trẻ Mỹ gốc Việt có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong việc hỗ trợ các nhóm yếu thế trong xã hội.
Khi tôi phát biểu về huyền thoại người thiểu số gương mẫu trong một cuộc họp hội đồng thành phố năm nay, tôi nhận được khá nhiều ý kiến tương phản [Ghi chú: Phat Bui, một nghị viên khác của hội đồng thành phố, đã phổ biến thông tin sai sự thật về bài phát biểu nhằm ủng hộ các bình đẳng trên mạng xã hội của Kim.]
Tuy vậy, có khá nhiều người đã nhắn tin cảm ơn tôi vì đã chia sẻ kinh nghiệm về cách xã hội đối xử với người Mỹ gốc Á Châu so với người da màu khác. Mọi người thường có nhận định về người châu Á là siêng năng, ngoan hiền và quan tâm gia đình, trong khi người gốc Latin thường bị coi là lười biếng, côn đồ và thậm chí bất hợp pháp. Các tư tưởng này đang xuất hiện trên toàn quốc. Thu hút sự quan tâm đến vấn đề này trong một thành phố có hơn nửa số dân châu Á và gốc Latin, là điều rất quan trọng với tôi.
Tên tôi là Kim Bernice Nguyen, nhưng khi người ta nhìn tôi, họ thấy khuôn mặt tôi thật không giống với một người mang tên đó. Nhiều người còn hỏi tôi đã kết hôn chưa vì tôi nhìn không giống một người Việt. Họ tỏ ra thích thú về dòng máu lai của tôi và tò mò về bố mẹ tôi gặp nhau như thế nào.
Tôi cảm giác như giới trẻ Mỹ gốc Á Châu – và tôi đang nói từ kinh nghiệm của chính mình – thường hay ủng hộ các chính sách mà trái nghịch với quyền lợi của họ. Trong khi đó, những thế hệ dân nhập cư đi trước có mối bận tâm đúng đắn hơn về tình trạng công việc của họ và những gì tốt nhất cho con cái họ. Chị cảm thấy thế nào khi chị phải mở rộng tầm nhìn với cả hai nhóm và đồng thời giao tiếp với những người từ hai nhóm này?
Trong suốt cuộc đời, tôi chưa bao giờ thấy mình “thuần” Việt hay “thuần” Mexico. Tôi luôn cảm giác bắt buộc phải chọn một trong hai, nhưng đó là điều không thể làm. Tôi là cả hai thứ đó, tôi chấp nhận và yêu cả hai. Là một người lai, đó là điểm độc lạ của tôi. Cộng đồng Việt và Mexico rất khác nhau, nhưng lại giống nhau ở điểm cốt lõi. Tất cả mọi người đều hướng đến những điều giống nhau: sức khỏe, giáo dục, công ăn việc làm đủ tốt để chu cấp cho gia đình, và sự thành công – tùy vào tiêu chuẩn thành công của mỗi người.
Nhưng đồng thời, cũng có nhiều điểm chênh lệch giữa hai cộng đồng này. Khi chúng ta nói về những người nhập cư gốc Á, ta thường nghĩ rằng họ quan tâm đến giáo dục. Điều đó cũng như vậy đối với những người gốc Latin, nhưng nhiều khi nó bị diễn giải thành một câu chuyện khác. Có những người cha, người mẹ gốc Latin đơn chiếc hoặc phải làm nhiều việc cùng một lúc, khiến con lớn của họ phải quán xuyến mọi việc trong nhà.
Những người như vậy không phải là hiếm trong cộng đồng châu Á, nhưng điều đó thường bị lờ đi trong các cuộc trò chuyện. Tôi thấy rằng chúng ta thường hay chú ý vào những điểm khác biệt, và không cố tìm điểm chung giữa chúng ta. Nếu chúng ta có nhiều cuộc chuyện vãn kiểu này để nối liền sự chênh lệch đó từ trong cốt lõi, thì các mục tiêu trong cuộc sống chúng ta sẽ giống nhau.
Là một người tham gia vào chính trị địa phương trước cả làn sóng quan tâm về vấn đề này, chị nghĩ tại sao mọi người nên lắng nghe các cuộc họp hội đồng thành phố, mặc dù họ có vẻ như quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về chủng tộc toàn quốc?
Suy cho cùng, chính trị địa phương có thể quan trọng hơn những gì đang diễn ra toàn quốc. Chỉ có chúng ta mới là những người bị mắc kẹt với các luật pháp ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng. Nếu bạn cho rằng chính phủ là một công ty, thì hội đồng thành phố sẽ như là dịch vụ khách hàng. Chúng tôi là những người đầu tiên bạn gọi đến, và chúng tôi sẽ lắng nghe những lời phàn nàn của bạn, và nếu những khiếu nại đó nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyển bạn đến nơi thực sự có thể trợ giúp bạn.
Hầu hết người dân thường không quan tâm đến những gì xảy ra trong phạm vi địa phương – những thứ mà thường sẽ ảnh hưởng họ đầu tiên, ví dụ như thuế tiêu thụ hay giá nước tăng. Chính trị địa phương có vẻ tầm thường hơn chính trị quốc gia, nhưng bạn lại có thể thay đổi chính trị địa phương nhiều nhất.
Mọi người thường bàn tán về việc Orange County đang ngày càng ngả về Đảng Dân chủ, nhưng cá nhân tôi không mừng về việc đó. Vì đó là một cuộc chiến tuyệt vời để chiến thắng, nhưng nếu bạn nhìn vào tổng thể số phiếu, có thể thấy đa số cử tri vẫn theo Đảng Cộng hòa. Có những lần tôi đã cố bênh vực cho một số chính sách nhất định, nhưng các chính sách này thường dễ dàng bị gạt bỏ nếu chúng không có hàng trăm cử tri đứng đằng sau. Khi người dân bắt đầu nói về một chuyện xảy ra trong khu họ ở, thì lời nói của họ sẽ có nhiều mãnh lực hơn là khi chỉ mình tôi nói.
Chị đã thuyết phục người dân tham gia bỏ phiếu bằng cách nào? Chị có lo lắng về dịch bệnh có thể sẽ ảnh hưởng việc bỏ phiếu trong mùa thu tới không?
Tôi khá lo lắng cho tháng 11 tới. Một cuộc bầu cử tổng thống thường sẽ có nhiều người tham gia bầu cử hơn, nhưng mối bận tâm lớn nhất của tôi vẫn là dịch bệnh. Trong cuộc bầu cử sơ bộ vào tháng 3 vừa rồi, chúng ta chỉ có 5 thùng phiếu cho cả thành phố. Đối với tôi, điều này không bảo đảm độ tín nhiệm của quá trình bỏ phiếu.
Quận 5 hiện đang không có thùng phiếu nào, và tôi đã phải làm phiền các cán bộ bầu cử để có được một thùng phiếu cho quận của tôi. Nếu chúng ta chỉ có một thùng phiếu cho hai quận mà đều đông người Latin sinh sống, thì điều đó nói gì về việc đàn áp cử tri? Tại sao lại thế? Nhiều người còn không thể bỏ việc để đi bỏ phiếu. Ở tiểu bang California, các lá phiếu sẽ được gửi đến tận nhà, nhưng liệu người dân có biết điền chúng không? Họ có thể lấy được tem để gửi thư không?
Nếu được tái đắc cử, tôi muốn dành 4 năm tới để bàn về văn hóa trong thành phố và nối liền khoảng cách giữa cử tri và chính phủ địa phương để nhà cầm quyền luôn minh bạch và dễ tiếp cận. Tôi muốn tập trung vào việc thúc giục các giới trẻ tham gia sao cho tiếng nói của họ được lắng nghe, vì họ thường phải thay mặt các gia đình nhập cư của họ đưa ra những quyết định quan trọng. Tôi thực sự muốn tìm ra cách để kết nối cộng đồng Việt và cộng đồng Mexico tại Garden Grove này, cũng như đảm bảo sao cho chúng ta chú tâm vào những điều có thể cùng nhau giải quyết, thay vì những điểm dị biệt giữa giữa hai nhóm.
Với những vấn đề đang xảy ra trên toàn quốc, chúng ta vẫn có một cơ hội lớn trong các năm tới để đem lại sự thay đổi đáng kể. Chúng ta nên đảm bảo rằng mình đang đóng vai trò đại diện đúng đắn, cũng như đang dồn sự quan tâm về bình đẳng cho người dân trong thành phố.
Dịch thuật: Nhi Nguyen và Anh Ho
Biên tập: K. Nguyen
Kim Bernice Nguyen filed paperwork to run for Garden Grove City Council when she was just 24. Nguyen, the daughter of a Vietnamese refugee and a Mexican immigrant, was then working as a community relations specialist for CalOptima, a health care system that serves low-income residents in Orange County. While she held little experience running for office, Nguyen became heavily involved in Garden Grove’s redistricting process in 2016. During that process, she became active in attending city council events and board meetings, and felt motivated to be involved in local politics.
“I felt like I had nothing to lose, so I just threw my hat in the ring,” she told The Interpreter. “I thought, if it’s meant to be, it’s meant to be. If I don’t win, then I don’t.”
Nguyen, now 29, is running for re-election this November for District 6 in Garden Grove. She is the youngest member to currently serve on city council and is the first person of Latin descent, despite how the city’s population is roughly one-third Latino. The Interpreter interviewed Nguyen about the experience of running for office in her 20s, her mixed Vietnamese-Mexican heritage, and how she has worked to engage Vietnamese and Latino voters into the political process.
This interview was originally conducted in English and translated to Vietnamese. It has also been condensed for clarity.
Did you have any political experience before running for office in 2016?
My junior year of college, I interned for Lou Correa’s office (who was then a California state senator and is now a congressman). That was my first real taste into politics. After I graduated in 2013, I came back and volunteered in his office until October when I started working for CalOptima. That was my first adult job, and I did that up until 2017.
In 2016, I noticed that the city of Anaheim was moving towards district elections. I became very interested in what Garden Grove was doing and decided to look into it. Surprisingly, the city was also heading towards elections, so that representatives would be voted in according to their district. I looked at the maps that were created by someone the city hired, and they had several maps for community input.
However, I didn't believe that any of those maps truly represented Garden Grove residents. We are the 5th largest city in Orange County. Population-wise, we are evenly divided into thirds of Asian, Caucasian, and Latino. Asian residents are majority Vietnamese, while the Latino population is mainly Mexican. The map proposed just didn't look proportionate to me, and so I enlisted the help of someone I knew who had done previous maps for other cities. I presented that to other community leaders, made a few more tweaks, and submitted that to the city.
From February to May 2016, I was attending city meetings and trying to advocate for my map to be selected. Once that process was over in May, the individual who sued Garden Grove over redistricting was running to be my representative in District 6. During that process, I didn't feel like they had a bold voice to properly represent the district. Where I’m from, the east end of the city, that district has historically been disenfranchised, and I felt that voters needed someone to advocate for them.
In July 2016, I pulled papers and decided to run in November. I won by an overwhelming majority and I've been serving on the city council since.
There has recently been a resurgence of interest towards local politics. As someone who got into city government at a young age, what challenges have you encountered? What advice do you have for young people of all backgrounds looking to be more involved?
One of the challenges has definitely been my age. I was 24 when I formally decided to run, and so I won when I was 25. A lot of the time, people would call me "kiddo" or "youngster" in my interactions with them at political events because most of them are 10, 15, 20 years older than I am. It's hard to be taken seriously as a young woman.
Because I had interned for a state senator who then became my congressman, a lot of folks thought I was being pushed to run by higher powers. I kept hearing, “Wait your turn,” or “you're too young,” or “you don't have experience.” I did internalize that, but then I began to wonder: What makes someone more qualified to run for office? Up and down the levels of government, you see people with little to no political experience run for office and win. It's out of concern and desire to make change.
There's a demographic of people in Garden Grove that hasn't been represented. Our city motto is the “City of Youth and Ambition,” yet everyone in office is significantly older. I'm also the first person elected of Latin descent, so that speaks volumes in the shift that needs to occur. I know as an elected official, my job is not to know everything. My job is to be able to listen and find the smartest people in their areas of focus. My job is to bring them together to help educate me, and show me solutions to problems, and I’ll put that information together to deliver to my constituency. As long as I can work with people and find a solution, I know that I can be successful.
Young folks are often discredited. People dismiss us, and say all we do is protest and complain but don't do any of the hard work. In reality, young people are doing a lot of the work. They intern, volunteer, phone bank, and knock on doors for people who are running for office. We work hard. Years on this earth doesn't mean you might be smarter or have more wisdom. I grew up in a family that couldn't afford a house, only an apartment, and have seven siblings. I couldn't see my dad most of the time. That really requires you to grow up a little faster, especially when you're a translator for your parents at the bank or at the grocery store.
A lot of immigrant children learn these lessons really young and fill in a role for a sibling as well. It's really dismissive for people with different experiences to look down on us. Our experiences haven't been represented often at the local level. Politics has historically been a game for white, wealthy men. That's starting to change: More women are running for office, more women of color and young people. We want to make sure we're jumping on that wave and continue that momentum.
You recently wrote a Facebook post on the demographic distribution of your district. It's relatively diverse, but mostly Latino. How do you stay engaged with different communities? How do you try to bridge the language barrier?
My district in particular, you can see the disenfranchisement in the city. My population-wise is about 60% Latino but voting-wise, it's about 45%. Asians have a smaller percentage point (about 24%), but they have a higher voting percentage (34%). There's a lot that has to be done to ensure the Latino voice is being preserved and heard in this district. How do I engage individuals who have been ignored and no longer want to participate in the political process? My solution is to come to them.
Historically, most of our city events like movie nights and summer concerts have been held on the west end of Garden Grove. One of the first things I did coming into office was to try and redistribute that. We had events come out east, and during that time, you can disseminate information about the city to attendees. We've done a lot of great work to have staff and folks ready to translate information whenever needed. I'm fairly fluent in Spanish and I'm pretty mediocre in Vietnamese; I can understand Viet a lot more than I can speak it, but I do try.
I want to talk about the Vietnamese American community, specifically. Do you think there's a sort of disconnect between younger Viet Americans, particularly those who are born here, and older folks?
Yes, and I can use my father and myself as a prime example. I think my dad has more conservative views than I do, and we sometimes get into debates about what we think is right or wrong. It's about keeping an open mind and trying to understand the perspectives of others based on their experiences. At city council meetings, I do see that divide very clearly when older Vietnamese folks come out. The Vietnamese American youth tend to be more vocal in support of other marginalized groups.
When I spoke about the model minority myth at a city council meeting this year, that caused a lot of drama for me. [Reporter’s note: Another city councilmember, Phat Bui, had posted false information about Nguyen’s statement in support of affirmative action on social media.]
I did, though, have so many folks message me privately and thank me for sharing my experience about how society treats Asian Americans versus other people of color. People tend to stereotype Asians as studious, obedient, and family-oriented, whereas Latinos are considered lazy, criminal, even illegal. This is rhetoric we're seeing at the national level. To draw attention to that in a city that is more than 50% Latino and Asian, that was very important to me.
My name is Kim Bernice Nguyen, but when people look at me, they don't associate my name with my face. Oftentimes, people ask if I'm married because I don't look traditionally Viet. Then, they act fascinated by my heritage and are curious about how my parents met.
Among young Asian Americans — and I'm speaking from my experience here — it generally feels like there's a greater sense of solidarity and support of certain policies that might seem contrary to their interests, while more first-generation immigrants are rightfully concerned about their economic status and the advancement of their children. For you, how has it been to straddle these identities and communicate with people from these communities?
Throughout my life, I haven't been Viet enough or Mexican enough. It always feels like I have to choose, but that's not possible. I am both, and I embrace both and I love both. Being mixed race is unique. While these two communities are very different, they're also very similar at their core. Everyone aspires towards the same thing: Health, a good education, a job to provide for our families, and success — whatever metric that success means.
At the same time, there are all of these factors that translate into disparities between both of these groups. When we talk about Asian immigrants, the general narrative is that they care about education. That can be true for Latino folks as well, but it sometimes translates differently. There are Latino single-parent households or parents that are holding multiple jobs, which leaves older siblings have to be the caretakers. That isn't uncommon in Asian communities either, but that’s often left out of the narrative. I think we focus a lot on our differences, and don't try to see where we're similar. The more we have these types of conversations to bridge that gap, at our core, our life objectives are usually the same.
As someone who's been in local politics before this wave of interest, why should people keep turning out to city council meetings, even though it seems like more people care about national races?
At the end of the day, local politics might be more important than what has happened nationally. We're the ones stuck with the mandates and the legislation that directly touch the community. If you think about the government like a corporation, city council is like customer service. We're the first ones you call, and we listen to you, your grievances, and most of the time, if it's not in our control, we refer you up to get the help you actually need.
Often, people don't pay attention to what happens at the local level, things that usually impact them first as a citizen, like sales tax or water increases. National level politics is sexy while local government seems like a snooze fest, but this is where you can make the most change.
People talk about Orange County turning Democrat and having all these congressional members, but I don't typically celebrate that. It's a great battle win, but if you look down the ballot, most of these positions are still majority Republican. There are times when I've tried to advocate for certain policies at meetings, but they can easily be dismissed if there aren’t hundreds of constituent voices behind it. When residents start talking about something that's happening in their neighborhood — versus me saying it — there's more power behind that.
How have you been getting people involved to vote? Are you worried about what the pandemic might do to voting in the fall?
I'm very concerned for November. While it is a presidential election, there tends to be higher turnout, but my biggest concern is still the pandemic. For the March primary, we had 5 ballot boxes for the whole city. To me, that doesn't warrant confidence in the voting process.
District 5 has zero boxes right now, and I had to pester staff to get one in my district. If we only have one ballot box for the two districts that are Latino-heavy, what does that say about voter suppression? We keep talking about certain populations not having high voter registration. Why is that? Folks sometimes can't get away from work to vote. In California, ballots will be mailed home but do people know how to fill out a ballot? Can they get stamps?
If re-elected, I want to spend the next four years talking about the culture in our city and bridging that gap between constituency and local government to make sure it’s transparent and accessible. I want to focus on engaging our youth to make sure their voices are heard, since in immigrant families, they often are making very important decisions on behalf of them. I would love to find a way to bring together the Vietnamese and Mexican communities here in Garden Grove, and make sure we're not focusing on the things that make us different but what we can work together on.
Given what's happening at the national level, we still have a great opportunity over the next few years to bring about substantial change. We should ensure that we're providing adequate representation, and are focused on equity for folks in the city.
Comentários