top of page

Các cụ bà rap trong video âm nhạc về 'Ngưng Thù Hận Người Châu Á' ở phố người Hoa San Francisco


Ít ai ngờ một nhóm người cao niên sẽ tung diss track đậm chất Vùng Vịnh cực gắt, nhưng quả nhiên không gì ngăn nổi cơn phẫn nộ của các cụ bà.

By Dan Gentile, on 28-05-2021, 16:39:00

Grant Avenue Follies quay video âm nhạc cho “Gai Mou Sou Rap”. Hình ảnh bởi Grant Avenue Follies


Ít ai ngờ một nhóm người cao niên sẽ tung diss track đậm chất Vùng Vịnh cực gắt, nhưng quả nhiên không gì ngăn nổi cơn phẫn nộ của các cụ bà.

Tuần vừa rồi, nhóm nhảy Grant Avenue Follies tung video cho “GaiMou Sou Rap,” một bài hát nhằm lên án bạo lực mà người Mỹ gốc Á và các đảo Thái Bình Dương phải đối mặt ở Vùng Vịnh và trên toàn quốc. Video đã thu về hơn 15.000 lượt xem trên YouTube và được chia sẻ trên Facebook chính thức của MTV.

Nhóm được thành lập bởi một đoàn vũ công tứ tấu chuyên biểu diễn ở các hộp đêm cổ điển ở khu người Hoa như Forbidden City, Sky Room và Shanghai Low. Người sáng lập CynthiaYee từng đi lưu diễn quốc tế cùng với các vũ công người Mỹ gốc Á nổi tiếng Dorothy Toy và Paul Wing và từ đó dẫn dắt nhóm Follies đi lưu diễn từ Seattle đến Thượng Hải. Họ đều là vũ công điêu luyện. Tuy nhiên, không có nghĩa họ có kinh nghiệm về rap.

Người tổ chức dự án, Clara Hsu - chủ tịch của Trung tâm Nghệ thuật Biểu diễn Clarion và là nhà thơ danh tiếng - nói rằng, “Tôi chưa bao giờ viết rap và cũng không nghe rap bao giờ. Lần đầu gặp kỹ sư âm nhạc, anh ta thốt lên ‘Bà không có flow gì cả.' Tôi còn hỏi lại, ‘Flow là gì?’.


Grant Avenue Follies thu âm "GaiMou Sou Rap" ở Phòng Thu âm 25th Street tại Oakland. Hình ảnh bởi Brent B. Benaway

Bất kể Hsu có “bar” hay không, cô nghĩ chỉ cần một câu dễ nhớ mà mọi người có thể lặp đi lặp lại để truyền tải một thông điệp. Cô có ý tưởng dựng một đoạn điệp khúc đệ cập “gaimou sou” hoặc chổi lông gà - dụng cụ quét nhà và cũng là nghĩa bóng cho một biện pháp khiển trách con cái hư hỏng ở một số hộ gia đình châu Á.

Một cách tự nhiên, bước tiếp theo của bà là lên Youtube và xem một số video về lịch sử hip-hop và kỹ thuật rap. Từ đó, bà kết luận rằng một phần lý do của việc thiếu “flow” liên quan đến cách phát âm.

Dù vậy, các bà cụ nhận thấy có nhiều tương đồng giữa hip hop và âm nhạc truyền thống Trung Hoa hơn họ tưởng. Yee để ý thấy các điểm tương đồng trong cách hát opera của Trung Quốc. Và Hsu nhận ra rằng có một cụ trong lớp thơ của bà thường hát với phương ngữ có những thành phần gần giống với rap.

Hsu cho biết, “Người Trung Quốc đã rap ở các làng quê từ lâu. Chỉ là nó chưa bao giờ vượt ngoài biên giới đó, nhưng đúng là rap có ở đó. Thật thú vị khi bạn có thể tìm thấy rất nhiều điểm tương đồng từ các nền văn hóa khác nhau.”

Grant Avenue Follies thu âm "GaiMou Sou Rap" ở Phòng Thu âm 25th Street tại Oakland. Hình ảnh bởi Brent B. Benaway

Sau đó, bà nhờ đến kỹ sư âm thanh tại Phòng Thu âm 25th Street. Anh sản xuất beat với phần đệm của một người bạn ở cùng nhà, tình cờ là nghệ sĩ piano người Cuba đẳng cấp thế giới Omar Sosa.

Sản phẩm sáng tạo này có lẽ sẽ không vươn lên đầu bảng xếp hạng, nhưng nếu lời bài hát thiếu flow, họ bù đắp bằng cảm xúc. Các thành viên đối ứng nhuần nhuyễn với những lời kích bác nhằm vào những thủ phạm gây bạo lực đối với người châu Á. Nhiều lời được thuật với tiếng Quảng Đông và các phương ngữ khác, nhưng mức độ gay gắt vượt mọi rào cản ngôn ngữ.

Yee chia sẻ, "Khó mà truyền tải đầy đủ được [ý nghĩ], nhưng đây là những câu nói mà bạn nhớ rằng mẹ bạn đã khuyên bạn.”

Hsu nói, “Mỗi thành viên khi họ đứng trước micro và đọc lời của họ, là một lời chỉ trích. Từ nhẹ nhàng tới khắt khe. Câu khắt khe nhất là 'Ta mong ngươi sẽ vấp và ngã và biến về địa ngục.”

Mặc dù những lời kích bác này là để đáp trả sự bùng phát bạo lực đối với người Mỹ gốc Á và người dân các đảo ở Thái Bình Dương, khi nhóm quay video âm nhạc ở phố người Hoa, những người qua đường có phản ứng hoàn toàn khác.

Grant Avenue Follies thu âm "GaiMou Sou Rap" ở Phòng Thu âm 25th Street tại Oakland. Hình ảnh bởi Clara Hsu, Brent B. Benaway

Yee nói rằng, “Sau khi đóng máy, những người đàn ông nhớ tới hình ảnh mẹ của họ với chổi lông gà tiến tới chúng tôi và đùa, ‘hãy đánh tôi, đánh tôi.' Chúng tôi bắt họ quỳ xuống và đánh giỡn."

Hsu chia sẻ thêm, “Mọi người đứng xếp hàng! Chúng ta nên gây quỹ. Trăm đô la cho một trận đòn."

Dù chỉ là một trò đùa, sắp tới sẽ có một cơ hội khác để xem nhóm bà cụ Grant Avenue Follies múa chổi lông gà và có thể đóng góp cho quỹ (Trung tâm Clarion có trên trang GoFundMe mà bạn có thể đóng góp trực tuyến). Nhóm sẽ biểu diễn vào thứ Bảy tại Portsmouth Square ở phố người Hoa vào lúc 1:30 chiều để khép lại Tháng Di sản của người Mỹ Châu Á Thái Bình Dương.

Người dịch: Anh Ho

Biên tập: Tung Nguyen


Comments


bottom of page