top of page

Các doanh nghiệp châu Á bị thiệt hại thể hiện tình đoàn kết với Black Lives Matter

Updated: Jun 6, 2020

By Claire Wang, June 4th, 2020



Khi David Choi, chủ sở hữu của chuỗi thức ăn đường phố Seoul Taco, ghé thăm một trong những nhà hàng ở Downtown Chicago vào sáng Chủ nhật, anh thấy cửa ra vào và cửa sổ đã trở thành một đống đổ nát, TV màn hình phẳng bị phá hoại, và máy tính tiền và Một số iPad bị mất, có lẽ bị đánh cắp.


Choi đã chuẩn bị mở lại dịch vụ ăn tối sau khi ngừng hoạt động hai tháng vì đại dịch coronavirus. Việc cướp bóc không chỉ trì hoãn vô thời hạn mà còn tạm dừng dịch vụ delivery đồ ăn. Anh ấy hiện đang xuất huyết tiền mặt trong lúc đang tìm thuê một nhà thầu trong thời gian ngắn để lát gỗ cửa hàng. Sau khi công ty bảo hiểm đánh giá thiệt hại, anh ấy cũng sẽ phải trả khoản deductible đó.


"Nõ đã và đang tàn khốc làm chúng tôi nản lòng," Choi đã nói với NBC Asian America. "Chúng tôi hiện nên làm thức ăn và phục vụ cộng đồng, nhưng điều này đang lấy đi tất cả những thứ đó."


Tuy nhiên, trong tin nhắn đầu tiên của mình tới khách hàng, anh đã nói rõ rằng những kẻ lục soát cửa hàng của anh ta không hề làm suy yếu sự ủng hộ của anh trong cuộc chiến chống lại sự tàn bạo của cảnh sát.



Những kẻ phá hoại đã đột nhập vào một chi nhánh ở Chicago của Seoul Taco, một chuỗi thức ăn nhanh của Hàn Quốc, vào ngày 30 tháng 5 năm 2020, phá vỡ các cửa sổ và đánh cắp máy tính tiền. -- Seoul Taco






"MỌI THỨ TRONG CỬA HÀNG CỦA TÔI ĐỀU THAY THẾ ĐƯỢC," Anh viết trên Facebook vài tiếng sau khi chuyện đó sảy ra, "trong khi nhiều sinh mạng đang chết oan một cách quá thường xuyên, đó mới là vấn đề lớn hơn nhiều."


Trong tuần kể từ khi George Floyd, một người đàn ông da đen không vũ trang, chết dưới sự giam giữ của cảnh sát thành phố Minneapolis, hàng trăm cuộc biểu tình, phần lớn là ôn hoà, đã nổ ra trên khắp đất nước - với nhiều cuộc bị đi theo bởi cướp bóc và đốt phá. Từ California đến New York, hàng loạt doanh nghiệp châu Á đã bị cuốn vào cuộc giữa lữa đạng, chịu thiệt hại lớn về tài sản và cũng vừa chịu nạn phân biệt chủng tộc chống người Á châu.


Nhưng chủ sở hữu dù trẻ hay già, tiếp tục thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình và tiếp túc phân tích và phân biệt giữa mất mát vật chất và mất mát mạng sống.


Thứ tư tuần trước, gia đình của Gandhi Mahal, một nhà hàng Ấn Độ bị hỏa hoạn ở thành phố Minneapolis, đã viết trong một bài đăng trên Facebook được chia sẻ rộng rãi:

Khi những kẻ cướp bóc đột nhập vào Teaism, một quán cà phê Á đông ở Washington, người sáng lập của nó đã viết trên trang mạng Twitter:

Đối với Choi, những người Mỹ da đen và da màu mà đã và đang bị cảnh sát đày đoạ từ lâu, không chỉ là nạn nhân của một hệ thống phân biệt chủng tộc, rối loạn chức năng, mà còn là bạn thân của anh ta. "Chúng tôi phải nhìn vào bức tranh một cách vĩ mô, ông nói. Bất công và bất bình đẳng chủng tộc cần phải dừng lại."


Đồng thời, ông nói, cướp bóc các doanh nghiệp nhỏ như Seoul Taco không xoá bỏ sự bất công, mà cuối cùng còn làm tổn thương mọi người trong các cộng đồng yếu thế. Mỗi ngày mà nhà hàng đóng cửa chẳng hạn, có nghĩa là tiền lương của 20 nhân viên của ông cũng bị thiếu tiếp, nhiều người trong số họ là người da đen hoặc Mỹ Latin.

"Tôi hiểu sự giận dữ và thất vọng, nhưng phải có cách tốt hơn để giải quyết vấn đề này, anh nói."

Kể từ những hỗn độn của đêm thứ bảy, Seoul Taco đã nhận được một lượng viện trợ lớn từ cộng đồng. Sau khi thấy bài đăng trên Facebook Choi, một khách hàng đã bắt đầu một trang GoFundMe và huy động được hơn $3,000. Một số hàng xóm xuất hiện tại nhà hàng với chổi và quét rác để dọn dẹp các mảnh vỡ. Những người khác giúp lát gỗ lên kính.





Sự hỗ trợ từ hàng xóm, khách hàng và những người hoàn toàn xa lạ đã bù đắp sự tức giận mà một số chủ sở hữu dành cho những người bạo loạn.



Kommentare


bottom of page