top of page

Đảng Dân chủ rồi sẽ lại bỏ rơi người nhập cư

Translated from VOX's article Democrats are set to leave immigrants in the lurch again By Nicole Narea, on 14-11-2021, 12:00:00

Đề xuất về vấn đề nhập cư trong gói hỗ trợ ngân sách của đảng Dân chủ đang rơi vào thế bí.

Hạ viện chuẩn bị bỏ phiếu cho Dự thảo Ngân sách hòa giải trị giá 1,75 ngàn tỷ đô, với các quỹ dự phòng để giúp những đối tượng nhập cư không có giấy tờ không bị trục xuất và giảm bớt gánh nặng cho việc cấp thị thực.

Nhưng như rất nhiều những đề xuất khác, rất có khả năng dự thảo này cũng sẽ bị bác bỏ bởi hai lí do: cấu trúc của Thượng viện và câu chuyện danh tính trong vấn đề nhập cư. Dư luận Mỹ đang hưởng ứng người nhập cư hơn bao giờ hếthầu hết đều đồng tình với những chính sách vi mô như bảo vệ quyền lợi của những người đã sang Mỹ mà không có giấy tờ.

Tuy nhiên, suốt nhiều thập kỷ, Hạ viện và Thượng viện vẫn chưa đi tới được thỏa thuận chung trong vấn đề này. Năm 2007 và 2013, đã có các dự luật chi tiết được thông qua trong nghị viện này nhưng lại thất bại ở nghị viện kia. Trong khi Hạ viện đã từng chấp thuận các đề xuất cụ thể về nhập tịch thì Thượng viện lại không mấy mặn mà.

Điều này dẫn tới sự kiên quyết của đảng Dân chủ trong việc áp dụng ngân sách hòa giải để giải quyết câu chuyện nhập cư, vốn bỏ qua sự ủng hộ của đảng Cộng hòa. Tới giờ, mọi nỗ lực đều đã đổ bể, nhưng họ vẫn chưa bỏ cuộc. Dựa vào Đạo luật Build Back Better (BBB) – một gói ngân sách dành cho xã hội và khí hậu, đảng Dân chủ có ý định tạo ra một hướng đi cho hàng ngàn người nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ. Kế hoạch này bị từ chối bởi Elizabeth MacDonough – Nghị sĩ Thượng viện có quyền quyết định điều gì có hoặc không thể thông qua trong ngân sách. Theo MacDonough, để một quỹ dự phòng được thêm vào gói hòa giải, nó phải có ảnh hưởng “chắc chắn” tới ngân quỹ. Con đường dẫn tới tư cách công dân sẽ là “sự thay đổi lập pháp tầm cỡ và ảnh hưởng lâu dài tới mức lấn át lợi ích về mặt chi tiêu." Đề xuất chỉ cho phép người nhập cư bất hợp pháp trước năm 2010 được nhận thẻ xanh cũng bị bà gạt đi, vậy nên đảng Dân chủ chuyển sang kế hoạch C: Những người nhập cư không có giấy tờ sẽ nhận được quyền bảo hộ tạm thời khỏi việc trục xuất dưới dạng tha bổng có điều kiện trong năm năm. Nếu tới Mỹ trước năm 2011 thì họ có thể nộp đơn xin cấp phép quyền lao động trong năm năm và có thể gia hạn – ước tính khoảng bảy triệu người đạt điều kiện này. Dự thảo cũng sẽ phục hồi hàng triệu thẻ xanh đã không được bỏ hoang từ năm 1992, đồng thời cho phép những người đã chờ đợi được nộp thêm phí để vượt qua rào cản pháp lý và nhận quyền công dân sớm hơn hàng năm, thậm chí là hàng thập kỉ, so với hệ thống cũ.

Nó còn dành chỗ cho những người được cấp Visa Đa dạng từ các quốc gia có tỉ lệ nhập cư vào Mỹ thấp vốn đang bị chặn bởi các luật cấm đi lại dưới thời Trump và đại dịch.

Dù chưa cải tổ được hệ thống nhập tịch nhưng nhưng những giải pháp trên sẽ giúp rất nhiều người nhập cư không có giấy tờ an tâm hơn và tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong thời điểm quốc gia cần có nguồn nhân lực ngoại quốc. Một cuộc bỏ phiếu gần đây của Data for Progress cho thấy 75% người tham gia, phần đông theo đảng Cộng hòa, đều đồng ý với đề xuất này. Dù vậy, họ vẫn đang trong tình thế khó khăn. Đề xuất về vấn đề nhập cư của đảng Dân chủ vấp phải sự ngăn cản tại Thượng viện Tại Hạ viện, các Thượng nghị sĩ Jesus “Chuy” Garcia, Adriano Espaillat và Lou Correa đang đấu tranh cho việc đưa tái cấu trúc vấn đề nhập cư vào trong gói ngân sách. Tuy nhiên, kể cả khi họ thành công thì đề xuất vẫn vấp phải hai chướng ngại vật lớn: người điều hành và nghị sĩ xét duyệt. Thượng Nghị sĩ Kyrsten Sinema đã lên tiếng ủng hộ các đề xuất từ tuần trước, trong khi Thượng nghị sĩ Joe Manchin – người đã tỏ thái độ hoài nghi – vẫn chưa lên tiếng. Đảng Dân chủ cần đủ các phiếu bầu từ Thượng viện nên nếu ông bỏ phiếu chống, mọi hi vọng sẽ tan thành mây khói. Bà MacDonough cũng chưa đưa ra bình luận nhưng qua hai lần đệ trình thất bại, lịch sử hoàn toàn có thể lặp lại. Hồi tháng Chín, bà đã giải thích lí do bác bỏ đề xuất của đảng Dân chủ: “Đây là một chính sách mới về nhập cư, xét trên mọi phương diện. Những lí do mà người nhập cư lựa chọn quốc gia này – dù là để thoát khỏi sự hà khắc về tôn giáo hay chính trị, đói nghèo, chiến tranh, bạo lực ngầm hay thiếu cơ hội ở nước sở tại – không thể được đong đếm bằng tiền của Liên bang.” Bà nói thêm rằng nếu mình bật đèn xanh cho đề xuất lần này, nó có thể trở thành bản lề để biện hộ cho việc tước đoạt quyền công dân trong các dự thảo sau này. Kế hoạch C có thể được MacDonough chấp thuận vì không đưa vào điều luật bảo hộ vĩnh viễn nào chưa được Quốc hội phê duyệt, nhưng ý kiến hồi tháng Chín đã cho thấy sự cương quyết trong việc từ chối sử dụng ngân sách để tạo ra thay đổi lớn cho người nhập cư. Muzaf Chishti, một thành viên cấp cao tại Viện Chính sách Nhập cư cho biết: “Không ai biết chắc phán quyết cuối cùng, nhưng những gì bà làm đã thể hiện rõ quan điểm cho rằng đây là một chuyện viển vông.”

Lập trường cuối cùng của đảng Dân chủ vẫn là chấp nhận phán quyết của MacDonough, bất chấp nhiều lời kêu gọi bãi bỏ vị trí này. Như Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn: “Tiếng nói của bà quyết định việc gì là được hay không trên cơ sở pháp lí.”

Nghị viện chưa thông qua bất kỳ dự luật quan trọng nào về nhập cư suốt hai thập kỷ qua Các chuyên gia cho biết lý do khiến việc cải tổ lại chính sách nhập cư trở nên khó khăn nằm ở sự thay đổi từ vấn đề về chính sách sang vấn đề về nhận dạng, dẫn tới sự chuyển dịch lớn trong cách hoạt động của Thượng viện. Theo Chishti, các tranh cãi về nhập cư từng chỉ tập trung vào các câu hỏi như “Nhập cư có lợi cho quốc gia hay không? Kiểu nhập cư nào thì tốt – lao động trình độ cao hay thấp? Chúng ta cần thêm người trong lĩnh vực tài chính hay y tá?” Bên cạnh đó, trong hai chính đảng đều đã từng có người tiên phong – hay nghi ngại – về vấn đề này. Ví dụ, các công đoàn lao động từng ủng hộ thắt chặt chính sách nhập cư, dù đã có sự chuyển hướng từ những năm 2000. Một số thành viên đảng Cộng hòa có đầu óc kinh doanh đã sớm nhận ra lợi ích kinh tế của người nhập cư. Giờ đây cuộc tranh luận liên quan nhiều hơn tới vấn đề bản sắc. Đây cũng trở thành chủ đề quan trọng trong bầu cử, trở thành vấn đề quan trọng thứ ba đối với cử tri sau đại dịch Corona và kinh tế theo như cuộc khảo sát của Harvard CAPS-Harris đầu năm nay. Chishti nhận định: “Cốt lõi của nhập cư nằm ở văn hóa và chủng tộc. Điều này liên quan tới góc nhìn của công chúng về cách vấn đề này đang thay đổi quốc gia. Giờ nó thiên nhiều về cảm tính hơn.” Một yếu tố nữa là sự ỷ lại vào hình thức tranh luận filibuster của Quốc hội. So với dự luật năm 1986, khi số filibuster chỉ đếm trên đầu ngón tay, giờ đấy nếu đa số thành viên Thượng viện không ủng hộ thì sẽ không ai ngoái lại lần hai.

Nếu đề xuất này thất bại, đảng Dân chủ gần như không còn khả năng đấu tranh cho chính sách ưu tiên của mình cho tới giữa nhiệm kỳ năm sau – giả sử như họ vẫn giữ quyền ở cả hai bộ phận của Quốc hội. Một Quốc hội Cộng hòa sẽ không quan tâm tới cải tổ, nhất là khi vấn đề nhập cư được dùng làm vũ khí để nhắm vào chính quyền Biden cũng như đảng Dân chủ. Bất luận là đảng nào nắm quyền tại Quốc hội năm tới, vẫn có một tia sáng trong việc đưa cải tổ luật nhập cư theo hướng vi mô trên phương diện kinh tế. Đây là nhận định của bà Theresa Cardinal Brown, giám đốc nhập cư và chính sách vượt biên tại Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng. Kết quả cuộc thăm dò của Trung tâm cùng với Morning Consult hồi tháng Năm cho biết trên phổ quan điểm chính trị, người dân sẵn sàng thỏa hiệp trên hai vấn đề: “cấp thị thực cho lao động nhập cư vào Mỹ trong trường hợp không tìm được người bản địa” và “cấp thị thực cho người nhập cư đầu tư vào nghiên cứu và cải tiến vì sự phát triển trong tương lai của Mỹ.”

Mặc dù những phương diện trên không đại diện cho ưu tiên của cả hai chính đảng, đề cập đến những vấn đề này có ảnh sẽ mang lại hưởng tất yếu. Tạo ra những hành lang pháp lý mới cho người lao động ngoại quốc có thể giảm thiểu số lượng người nhập cư bất hợp pháp tại biên giới phía Nam và mở ra cơ hội cho những người chưa có thẻ xanh được trở thành công dân chính thức.

Cardinal Brown cho hay: “Nếu chúng ta hợp pháp hóa toàn bộ dân số ngay ngày mai, hệ thống luật pháp đẩy người nhập cư vào cảnh thiếu giấy tờ vẫn tồn tại. Những người tiếp theo sẽ ra sao? Trừ khi chúng ta sửa từ gốc rễ, mọi cố gắng vẫn chỉ là giậm chân tại chỗ.”

Người dịch: Phuong Dang

Biên tập: Ren Dinh & Bảo Trân


Bình luận


bottom of page