top of page

Donald Trump đóng gần 200,000 đô la tiền thuế cho Trung Quốc


New York Times báo tin rằng một vài văn khố vạch trần tài khoản ngân hàng công ty tại Trung Quốc, và một số hồ sơ dữ liệu cho thấy ông ta đã chi trả nhiều tiền thuế tại Trung Quốc hơn tại chính quê hương mình.


Lily Kuo, ngày 21 tháng 10, 2020

Donald Trump và Tập Cận Bình. Tổng thống Hoa Kỳ đã dựa dẫm một phần của cuộc đua tái đắc cử vào việc ông ta rất khắt khe với Trung Quốc nhưng ông ta vẫn mở một tài khoản ngân hàng ở đó. Hình ảnh: Nicolas Asfouri/AFP/Getty Images


Donald Trump vẫn giữ một tài khoản ngân hàng tại Trung Quốc, nơi mà ông ta đã theo đuổi các hợp đồng cấp phép nhiều năm, dựa vào một tình báo có khả năng làm suy yếu khẩu hiệu của chiến dịch tái đắc cử của tổng thống rằng ông ta rất gắt gao với Trung Quốc.


Văn khố thuế được xem xét bởi tờ New York Times phơi bày một tài khoản ngân hàng tại Trung Quốc không được khai báo trước đây, quản lý bởi Trump International Hotels Management. Tài khoản này chi trả 188.561 Đô-la Mỹ tiền thuế cho Trung Quốc vào giữa năm 2013 và 2015 có khả năng liên quan đến nhiều hợp đồng cấp phép.


Trước đó, báo cáo từ tờ Times cho biết ông ta chỉ chi trả 750 Đô-la Mỹ tiền thuế cho Hoa Kỳ vào năm 2016 và 2017.


Văn khố thuế gần đây cũng ghi nhận việc Trump đã đầu tư ít nhất 192.000 Đô-la Mỹ vào 5 công ty bị cáo buộc với việc chạy theo các giao dịch kinh doanh tại Trung Quốc. Những công ty này tự nhận 97.000 Đô-la Mỹ cho các chi phí kinh doanh, bao gồm các khoản thanh toán từ 2018, tờ báo đưa tin.


Trump đã đặt nặng cuộc đua tái bầu cử của ông ta trong khả năng chống đối Trung Quốc về các vấn đề từ giao dịch thương mại cho đến bạo hành nhân quyền tại Xinjiang và việc đàn áp chính trị tại Hồng Kông cũng như về trách nhiệm cho đại dịch Covid-19. Dưới thời Trump, quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đạt đến điểm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.


Những vụ khơi bày này đến sau khi Trump cáo buộc đối thủ của ông ta, Joe Biden, là “nhu nhược trước Trung Quốc" và miêu tả gia đình Biden như “những kẻ bán nước" cho Trung Quốc. Chiến dịch phe Trump đã chạy nhiều quảng cáo chống đối con trai của Biden về việc “cấu kết một hợp đồng trị giá một tỷ Đô-la Mỹ" với ngân hàng quản lý bởi nhà nước Bank of China, những cáo buộc này vẫn chưa được xác thực.


Trump trước đây đã từng theo đuổi một dự án trụ sở cao tầng tại Quảng Châu ở miền nam Trung Quốc. Dự án này không hề được triển khai. AFP đã báo cáo vào năm 2016 rằng Trump Hotel Collection đã thoả thuận với một công ty điện lực quản lý bởi chính quyền Trung Quốc, State Grid Corporation of China, để quảng cáo và quản lý một đại kế hoạch phát triển tại Bắc Kinh, dẫn đến một thương lượng trị giá 150 triệu Đô-la Mỹ trong vòng 15 năm. Những thỏa thuận này đã bị bỏ dở sau khi những xí nghiệp quản lý bởi chính quyền tiểu bang trở thành trọng tâm trong một cuộc dò xét tham nhũng.


Một luật sư cho Trump Organization, Alan Garten, cho tờ báo Times hay rằng công ty này đã “mở một tài khoản với một ngân hàng địa phương Trung Quốc với vài văn phòng tại Hoa Kỳ chỉ để thanh toán tiền thuế địa phương.


“Không có thương lượng, giao dịch, hay các hoạt động kinh doanh nào khác được thực hiện và kể từ 2015, trụ sở đã bị bỏ không,” ông ấy nói.


Nền dân chủ đang gặp nguy…

… trước cuộc bầu cử tổng thống năm nay. Chính quyền Trump và các người ủng hộ ông đang chỉ đạo một chiến dịch hung hăng nhằm làm mất uy tín và ngăn chặn việc bỏ phiếu bầu qua thư - một cách bầu cử cần thiết giữa đại dịch.


Đây là một trong những nỗ lực nhằm trấn áp các phiếu bầu của người dân Hoa Kỳ - điều mà đã nhuộm màu nền dân chủ Hoa Kỳ trong những thập kỷ qua. Đạo luật Quyền Bầu cử đã được thông qua 55 năm trước để tháo bỏ một mạng lưới giới hạn được tạo ra để ngăn chặn người Mỹ gốc Phi khỏi thùng phiếu.

Bảy năm sau khi đạo luật bị khai trừ bởi tối cao pháp viện, tổng thống vẫn đang tích cực đe dọa một cuộc bầu cử công bằng và tự do.


Xuyên suốt dự án Fight to vote (Đấu tranh bầu cử), tờ báo the Guardian chúng tôi cam đoan chú trọng và phơi bày việc đàn áp cử tri khắp trang báo trong năm 2020. Cuộc bầu cử này có tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống người dân Hoa Kỳ. Nhưng việc thực thi dân chủ sẽ không còn nghĩa lý gì nếu các cử tri Hoa Kỳ bị cản trở trong việc tham gia bầu cử.


Vào thời điểm như lúc này, chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc trở thành một tổ chức đưa tin độc lập để đấu tranh cho sự thật và nắm giữ uy tín. Điều đó là cần thiết. Như những tổ chức đưa tin khác, the Guardian đã bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi đại dịch. Chúng tôi phần lớn phải dựa vào các độc giả trong thời điểm hiện nay, cả về lòng trắc ẩn để chúng tôi tiếp tục hành nghề, cũng như năng lực tài chính nhằm tạo điều kiện để đưa tin.


Chúng tôi tin rằng mỗi người trong chúng ta, ai cũng xứng đáng được tiếp cận tin tức và phân tích dựa trên sự thật. Chúng tôi đã quyết định giữ tờ báo the Guardian miễn phí cho tất cả độc giả, cho dù họ sống ở bất kỳ nơi đâu hoặc điều kiện kinh tế thế nào. Chúng tôi làm được điều này là nhờ vào sự ủng hộ từ các quý độc giả trên khắp 50 tiểu bang Hoa Kỳ.


Trong lúc mô hình kinh doanh ngày càng dưới nhiều áp lực, chúng tôi mong được đón nhận sự hỗ trợ từ mọi người để chúng tôi có thể tiếp tục thực hiện công việc quan trọng và thiết yếu của mình.


Người dịch: Tegan Trần

Biên tập: Calum Nguyễn

Comments


bottom of page