top of page

Giáo hoàng cho rằng thị trường tự do và chính sách “nhỏ giọt” ảnh hưởng xấu đến xã hội


Philip Pullella, ngày 4 tháng 10, 2020


THÀNH VATICAN (Reuters) - Vào Chủ nhật, Giáo hoàng Francis tuyên bố rằng đại dịch COVID-19 là cuộc khủng hoảng gần nhất chứng minh chỉ thị trường chứng khoán và chính sách kinh tế “nhỏ giọt” không thể đáp ứng lợi ích về mặt xã hội, như những người ủng hộ chính sách này lập luận.


Khi truyền tải thông điệp về chủ đề tình hữu nghị của con người, Giáo hoàng cũng tuyên bố rằng quyền tư hữu không thể coi là quyền tuyệt đối trong mọi trường hợp khi một số người sống rất xa hoa trong khi số khác không có gì.


Sau khi được công bố vào tháng trước với tiêu đề “Fratelli Tutti” (Anh em của tất cả), thông điệp này đã nhận chỉ trích vì không sử dụng ngôn ngữ có ý nghĩa bao gồm.


Trong tiếng Ý, Fratelli có nghĩa là anh em, nhưng từ này cũng ám chỉ đến anh em và chị em. Người Vatican cho rằng nó được rút ra từ “lời khuyên răn”, hoặc chỉ dẫn, được Thánh Francis từ thành Assisi viết cho những người đi theo ông vào thế kỷ 13, và từ này không thể thay đổi được.


Trong những dòng đầu tiên của thông điệp gồm 86 trang, Giáo hoàng tuyên bố rằng Thánh Francis đã “nói với anh chị em của mình” bằng cách này. Ông lặp lại thuật ngữ “đàn ông và phụ nữ” 15 lần và nhấn mạnh về việc bảo vệ quyền cũng như phẩm giá của phụ nữ.


Thông tri của Giáo hoàng được coi là có thẩm quyền nhất, nhưng có thể sai.


Thông tri Giáo hoàng Francis ký tại Assisi vào thứ Bảy bao gồm các chủ đề như tình hữu nghị, nhập cư, cách biệt giàu nghèo, bất công kinh tế và xã hội, mất cân bằng trong chăm sóc sức khỏe và gia tăng phân cực chính trị tại nhiều quốc gia.


Giáo hoàng tấn công vào kinh tế nhỏ giọt, lý thuyết được phe bảo thủ ủng hộ cho rằng giảm thuế cùng các ưu đãi khác cho doanh nghiệp quy mô lớn, và cuối cùng, những người giàu sẽ đóng góp cho xã hội qua đầu tư và tạo công ăn việc làm.


Ông viết: “Có nhiều người làm cho chúng ta tin việc thị trường được tự do hoạt động là an toàn (sau khi đại dịch bùng phát).


Giáo hoàng cũng tố cáo “giáo điều về đức tin kiểu tự do mới” này, điều dựa vào “lý thuyết thần thoại về sự “lan toả” hoặc “nhỏ giọt” như giải pháp duy nhất cho những vấn đề xã hội”. Ông cũng bày tỏ rằng chính sách kinh tế ổn định luôn “tạo cơ hội cho việc làm thay vì cắt giảm”.


‘ĐẾ CHẾ TIỀN TỆ’

Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 là cơ hội đổi mới bị bỏ lỡ, và thay vào đó lại gây ra “sự gia tăng tự do cho những cá nhân quyền lực, những người luôn tìm cách tránh tổn hại”. Xã hội cần đối mặt với “những tác động tàn phá của đế chế tiền tệ”.


Giáo hoàng Francis lặp lại những kêu gọi từ trước, phân phối lại tài sản để giúp đỡ những người nghèo khổ nhất, và cũng để mọi người tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách công bằng hơn.


Người dịch: Ha Vi Nguyen

Biên tập: Luong Ta

Comments


bottom of page