top of page

Giới văn nghệ sĩ cảnh báo về “xu thế cố chấp”, nhanh chóng nhận nhiều sự phản hồi

Một lá thư ngỏ được đề xuất bởi bà Harper's với được sự đồng thuận thông qua việc kí tên đến từ những người có sự ảnh hưởng lớn trong cộng đồng như bà Margaret Atwood và Wynton Marsalis, bàn luận về tư duy cởi mở cởi mở đối với “những sự bất đồng trong quan điểm." Cuộc tranh luận đã bắt đầu ngay sau đó.


Jennifer SchuesslerElizabeth A. Harris, ngày 07 Tháng 07, 2020

Theo thứ tự thuận kim đồng hồ từ trên cùng phía trái: Bill T. Jones, Gloria Steinem, Reginald Dwayne Betts, Salman Rushdie, Wynton Marsalis and Margaret Atwood.

Theo thứ tự thuận kim đồng hồ từ trên cùng phía trái (sở hữu ảnh): Brad Ogbonna cho thời báo New York; Celeste Sloman cho thời báo New York; Mamadi Doumbouya; Joel Saget/Đại diện của báo Pháp -- Getty Images; Maridelis Morales Rosado cho thời báo New Yorks; Arden Wray cho thời báo New York.


Cái chết của ông George Floyd đã làm dấy lên hàng loạt các phong trào tranh đấu sắc tộc khắp Hoa Kỳ. Đồng hành cùng các cuộc biểu tình nổ ra khắp nơi là những thỉnh nguyện thư kêu gọi hứa hẹn cho một sự thay đổi cho thể chế da trắng độc tôn đang ngự trị trong nhiều lĩnh vực từ văn hoá-văn nghệ đến học thuật.


Vào hôm thứ 3, có một thỉnh nguyện thư rất đặc biệt đã xuất hiện trên cộng đồng mạng internet. Tựa là “Thỉnh nguyện thư cho công lý và tranh luận công khai,” và được ký thuận bởi 153 người nghệ sĩ nổi bật và học giả. Tất cả bắt đầu từ việc công nhận làn sóng mạnh mẽ từ các phong trào biểu tình vì công lý cho sắc tộc và xã hội để rồi lan rộng ra thành một viễn cảnh đáng báo động cho tình trạng xung đột do “xu thế cố chấp” trong văn hóa xã hội Hoa Kỳ.


“Tự do trao đổi thông tin và ý kiến công khai vốn là huyết mạch của một xã hội tự do cấp tiến đã dần trở nên bị hạn chế,” bức tâm thư bày tỏ và còn nhận định rằng “có chiều hướng gia tăng trong việc không khoan dung với ý kiến đối lập, xúc phạm và tẩy chay công khai cùng với tâm lý coi thường những vấn nạn phức tạp trong điều hành là dấu hiệu của sự suy đồi trong văn hóa.”


Bức tâm thư còn bày tỏ rằng, “Chúng tôi khước từ sự lựa chọn sai lệch nếu giữa công lý và tự do bởi lẽ 1 lý tưởng không thể hiện hữu nếu không có sự hiện diện của lý tưởng còn lại,” Thêm vào đó, “Là những văn sỹ, chúng tôi cần một môi trường cho nhiều cơ hội cho việc thử nghiệm, sự liều lĩnh và thậm chí là những lỗi lầm.”


Bức tâm thư được xuất bản trên tạp chí Harper's và sẽ còn trên những tạp chí tên tuổi khác trên, đã gây tranh cãi vì họ cho rằng nội dung bức thư đã đi quá xa bởi lẽ với những điều được đề cập đến vốn chỉ được kín đáo tranh luận trong phòng tin tức, các trường đại học, và những nhà xuất bản hướng đến những yêu cầu cho sự đa dạng và sự toàn diện -- và các sự thúc đẩy đến từ động lực truyền thông --.


Phản ứng về nội dung của bức tâm thư được phản hồi rất nhanh chóng với khá nhiều sự mỉa mai dành cho những nhân vật đã ký vào nó bao gồm cả những người có tên tuổi trong lĩnh vực văn hóa như bà Margaret Atwood, ông Bill T. Jones và ông Wynton Marsalis cùng các nhà báo và những học giả khác. Những người này bị đánh giá là nông cạn, không biết điều và còn bị vu khống rằng họ chỉ lên tiếng vì sợ tiếng tăm của mình bị lu mờ.


Giám đốc doanh nghiệp của báo HuffPost, nói trên trang Twitter rằng, “Phải, tôi đã quyết định không ký vào lá thư đó khi tôi được hỏi vào 9 ngày trước bởi vì chỉ trong 90 giây, tôi đã nhận ra được sự ngu ngốc, sự tự cao tự đại được đề xướng chỉ với mục tiêu là chơi khăm những đối tượng nó muốn hướng đến. Tôi khẳng định như vậy.”

(Dịch dòng twitter của Joel D. Anderson

Với những vấn nạn ngay lúc này, chẳng ai biết ý nghĩa của việc này thật sự là gì ?

Thỉnh nguyện thư cho công lý và tranh luận công khai | Tạp chí Harper's

Ngày 07 Thang 07, 2020. Lá thỉnh nguyện thư dưới đây sẽ được xuất bản trọng mục Thư Từ của tờ tạp chí cho tháng 10. Chúng tôi hoan nghênh tất cả phản hồi được gửi đến địa chỉ letters@harpers.org.)


Đề tài tranh luận về sự đa dạng, quyền tự do bày tỏ quan điểm và giới hạn được cho phép trong việc nêu ra ý kiến vốn không phải là điều gì mới lạ nữa. Tuy nhiên, bức thư -- dẫn đầu bởi ngòi bút của Thomas Chatterton Williams --, đã bắt đầu định hình từ một tháng trước như với vai trò trong cuộc đối thoại dài, tranh luận về những đề tài đã đề cập ở kể trên giữa một số ngòi bút như nhà sử gia như David Greenberg, nhà văn Mark Lilla và hai ký giả là Robert Worth cùng George Packer.


Ông Williams, một nhà bình luận của tờ tạp chí Harper's và cũng là một ngòi bút của tờ tạp chí thời báo New York, cho biết rằng từ lúc khỏi đầu, vấn đề được lo ngại trước tiên đó là thời điểm ra mắt bức tâm thư này.


Ông Williams cho hay, “Chúng tôi không muốn bị hiểu lầm rằng đó là thái độ phản ứng nhất thời của chúng tôi từ những cuộc biểu tình lên án tình trạng lạm quyền trắng trợn của cảnh sát. Tuy nhiên, dần dần rồi từng người trong chúng tôi cũng bắt đầu bày tỏ quan ngại cho vấn đề này.”

Bức thỉnh nguyện thư được thúc đẩy bởi ngòi bút Thomas Chatterton William, nhà phê bình của tạp chí Harper's và cũng là ngòi bút của tờ tạp chí thời báo New York.

Ông William tiếp rằng việc đề xuất thỉnh nguyện thư không xuất phát từ một sự việc đặc biệt nào làm tác nhân giọt nước làm tràn ly mà là từ nhiều những sự kiện khác nhau xảy ra trong thời gian ngắn. Lá thư cũng là kết quả của một loạt sự kiện từ chức từ hơn một nửa ban điều hành của Tổ chức Bình Luận Sách Quốc gia về quyết định ủng hộ phong trào Black Lives Matter. Đồng thời, cũng có một sự việc tương tự xảy ra ở Hội Thi Ca, và còn một vụ khác của ông David Shor, là một chuyện viên phân tích dữ liệu cho một tổ hợp tư vấn đã bị sa thải sau khi ông lên tiếng trên trang Twitter rằng đã có những nghiên cứu cho thấy có một mối liên hệ giữa những hành động hôi của và đâp phá mà thủ phạm là người biểu tình và những hệ lụy của chúng vào chiến thắng của cư tri đoàn của Richard Nixon năm 1968.


Từ những sự kiện đó, ông Williams cho hay rằng đó là những quả bom nổ chậm mà tác động của chúng về lâu về dài còn nguy hiểm hơn cả chủ nghĩa “phi dân chủ tự do” đến từ thời của tổng thống Trump.


Ông William đánh giá “Donald Trump là một vị tổng tư lệnh lụn bại. Nhưng nếu lấy lý do phải khắc phục những thiệt hại gây ra bởi Trump bằng mọi hình thức dù trái với luân thường đạo lý thì nó không còn giá trị chính nghĩa nữa.”


Ông William nói rằng bức thỉnh nguyện thư đó cùng lắm chỉ là tượng trưng với con số ít ỏi 20 người đóng góp ủng hộ vào ban đầu. Sau đó lá thư được phát tán rộng rãi khắp nơi nhằm thu thập thêm chữ ký với mục đích đa dạng hóa sự đồng thuận cho bức thư đến từ nhiều vị trí khác nhau trong xã hội từ chính trị đến sắc tộc.


Ông William, với cương vị là một người Mỹ gốc Phi, tiếp tục, “Nhóm chúng tôi không phải chỉ có những bậc trưởng thượng Da Trắng chỉ biết khua tay múa mép mà đề xuất ra lá thư này. Lá thư này còn là sự đồng thuận của rất nhiều bậc trí thức Da Đen, Hồi Giáo, Do Thái, già, trẻ, đa giới tính, cánh tả và cả cánh hữu. Tất cả chúng tôi cùng chung tiếng nói cho những giá trị tư tưởng đang lan truyền rộng rãi khắp nơi và chúng tôi muốn công khai ủng hộ những điều đó.”


Tham gia ký vào thư còn có những người như Noam Chomsky theo định hướng thiên tả và Francis Fukuyama theo định hướng tân bảo thủ. Ngoài ra còn có những nhân vật kì cựu khác bảo vệ quyền tự do ngôn luận như Nadine Strossen, vốn là cựu chủ tịch của Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (American Civil Liberties Union). Hơn nữa, cũng có những người khác không ngại đưa ra lời phê bình những bất ổn chính trị như nhà ngôn ngữ học Steven Pinker và nhà tâm lý học Jonathan Haidt.


Trong danh sách các chữ ký còn có những nhân vật vì bất đồng quan điểm mà mất đi địa vị xã hội như cựu biên tập viên của The New York Review of Books (chuyên mục bình luận về sách) là Ian Buruma và cựu giáo sư luật của trường đại học luật khoa Harvard là Ronald S. Sullivan Jr., người đã chủ động xin từ chức thành viên chủ nhiệm khoa của mình để lên tiếng bảo vệ vụ Harvey Weinstein.


Đồng hành cũng có rất nhiều những nhà tri thức Mỹ gốc Phi khác dẫn đầu trong sự kiện này như nhà sử gia Nell Irvin Painter, nhà thơ Reginald Dwayne Betts và Gregory Pardlo, và nhà ngôn ngữ học John McWhorter cùng nhiều nhà phê bình ý kiến khác đến từ thời báo New York.


Một ngòi bút của tờ The New Yorker là Nicholas Lemann và cựu chủ nhiệm khoa cũng cho biết rằng bản thân họ rất ít khi ký vào bất kỳ lá thư nào nhưng lại đồng ý ký vào lá thỉnh nguyện thư này vì nó mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng với họ.


Nicholas Lemann chia sẻ, “Điều làm tôi trăn trở là có rất nhiều người cho rằng việc tranh luận một cách cởi mở tất cả mọi vấn đề là một hành động không khôn ngoan,”. Ông nói thêm, “Tôi đã dùng cả cuộc đời tôi cho những cuộc tranh luận nảy lửa với những quan điểm đối lập và với những cá nhân mang tư tưởng rằng chúng ta ngày càng đi quá xa với thực tế.”


Lemann tiếp tục, “Nguyên tắc của việc tranh luận công khai là một điều rất quan trọng của một xã hội dân sự tự do. Đó là một xã hội mà không ai có quyền ngăn cấm bất cứ ai được lên tiếng chỉ vì bất đồng quan điểm với nhau.”


Ông Pardlo cũng đưa ra quan điểm cá nhân rằng mình đã từng phải từng cảm nhận cảm giác “rùng mình" chỉ vì ông là một người da màu duy nhất trong một môi trường toàn phần là người da trắng. Vì vậy, ông hy vọng rằng lá thỉnh nguyện thư sẽ thúc đẩy những cuộc tranh luận để minh bạch hóa những vấn nạn đó dù ở mọi nơi mọi lúc.


Pardlo cũng cho hay rằng ông rất bất ngờ vì hoàn toàn không dự tính được sẽ có những phản ứng tiêu cực đối với bức thỉnh nguyện thư này.


“Thay vì tập trung tranh luận vào những vấn nạn tâm thư đề ra thì lại có rất nhiều đả kích cá nhân nhắm đến những người đã ký vào bản thỉnh nguyện thư.”, Pardlo tâm sự.


Một trong những chỉ trích nặng nề nhất là nhắm vào việc cô J.K. Rowling đã đưa ra quan điểm có tính bài trừ cộng đồng chuyển giới.

Emily VanDerWerff, một trong những tiếng nói phê bình mãnh liệt nhất của báo Vox và cũng là một người chuyển giới, bày tỏ quan điểm trên trang Twitter rằng cô đã gửi thông báo đến những biên tập viên của Vox phê bình rằng một ngòi bút của báo Vox là Matthew Yglesias đã ký vào bức thỉnh nguyện thư với nhiều chữ ký của các nhân vật có thành thích chống đối người chuyển giới. Tuy nhiên, cô Emily chỉ có ý đánh tiếng chứ không muốn ngòi bút Yglesias bị sa thải hay khiển trách vì cô không muốn gieo vào suy nghĩ của ông Yglesias rằng ông là một "vật tế" vì quyết định ký vào lá thư của mình.


Tuy nhiên, bản thân ông Yglesias lại từ chối đưa ra bình luận về vụ việc này. Thay vào đó, ông chỉ nói rằng ông vẫn tôn trọng công việc của cô VanDerWerff và sẽ tiếp tục làm như vậy.


Giữa những làn sóng chỉ trích mạnh mẽ, đã có một số người ký thư nhưng lại bắt đầu có chiều hướng thoái lui. Vào tối thứ ba, nhà sử học Kerri K. Greenidge đã nói trên trang Twitter rằng “Tôi hoàn toàn không hoan nghênh lá thỉnh nguyện thư trên tạp chí Harper’s”. Đồng thời, cô Kerri cũng chia sẻ rằng cô rất biết ơn vì tạp chí Harper’s đã rút lại sự ủng hộ của cô. (Phát ngôn viên của tờ báo Harper’s, cô Giulia Melucci đã nói rằng tờ báo đã kiểm chứng tất cả chữ ký bao gồm luôn cả chữ ký của cô Greenidge. Tuy nhiên, thể theo yêu cầu, tờ báo đã tôn trọng yêu cầu và gỡ bỏ tên cô ra khỏi danh sách đã ký vào thỉnh nguyện thư.)


Một nhân vật khác cũng đã ký tên nhưng xin giấu danh tính vì sợ búa rìu dư luận lên tiếng rằng cô đã không biết rõ danh tánh của tất cả những người đã ký vào thư. Nếu từ đầu biết rõ họ là ai, cô đã không đồng ý ký tên vào. Cô cũng nói thêm rằng trọng tâm của thỉnh nguyện thư là lên án việc lăng mạ nhau qua không gian mạng nhưng bây giờ thì chính lá thư lại bị dùng như một công cụ để lăng mạ nhau qua mạng.


Tuy nhiên, ông Betts, với cương vị là giám đốc của Dự Án Triệu Đầu Sách với nỗ lục gửi đến nhiều bộ sách đến hơn 1000 tù nhân, đã không bị lay động bởi lý lịch của những người đã tham gia ký tên vào thư.


Ông Betts cho hay, “Tôi sẵn sàng đồng hành cùng những người mà bình thường, tôi không có một mối liên hệ nào. Tuy nhiên, đôi khi bạn cần phải vượt qua cái tôi cá nhân mà hợp tác với nhau để cùng thực hiện điều gì đó tốt đẹp hơn.”


Ông Betts tiếp rằng với kinh nghiệm là người đã từng phải ngồi tù trong hơn 8 năm vì tội ăn cắp xe khi còn trẻ, ông đã phải lưỡng lự và suy tư vì tình trạng xã hội bất bao dung như hiện nay. Ông nói, “Sự bất bao dung trong xã hội đang xảy ra đang đi ngược lại với chủ trương giải quyết vấn nạn xã hội hiện nay.”


Ông Betts dẫn chứng một vụ của ông James Bennett, là người đã từ chức làm việc ở ban biên tập của thời báo New York để phản đối nhận định phản biện về thỉnh nguyện thư của thượng nghị sĩ Cộng Hòa Tom Cotton từ bang Arkansas và những vụ việc phải rút lại sách từ những tác giả trẻ vì phản ứng gay gắt từ nhận định văn hóa.


Ông Betts nói thêm, “Bạn có thể phê bình lời người khác nói, bạn có thể cãi nhau trên từng diễn đàn. Nhưng có vẻ như sự tự do bài bác nhau đã đi quá chuẩn mực và vô tình gây phản ứng ngược khiến nhiều người lại chọn cách im lặng khi bất đồng quan điểm cho yên ổn.”


Đối với vấn đề này thì xướng ngôn viên của thời báo là Eileen Murphy từ chối đưa ra bình luận.


Ông William cũng chia sẻ rằng ông vô cùng tỏ ra bức xúc khi người ta lợi dụng cái chết của ông Floyd nhằm mượn gió bẻ măng kêu gọi những sự thay đổi hoàn toàn không can dự đến vấn nạn dẫn đến cái chết của Floyd.


Tuy nhiên, ông William vẫn vững vàng tin rằng mục tiêu của thỉnh nguyện thư rất rõ ràng: “Đó là sự kêu gọi bảo vệ cho quyền tự do ngôn luận và trình bày quan điểm công khai mà không phải sợ bất kỳ sự trừng phạt hay trả thù nào có thể ảnh hưởng tiêu cực đến công ăn việc làm.”


Jennifer Schuessler là một ký giả về văn hóa tập trung vào tri thức cuộc sống và ý tưởng toàn cầu. Cô làm việc tại thành phố New York. @jennyschuessler


Elizabeth A. Harris là một phóng viên văn hóa đa nơi từ năm 2009. Phóng sự của cô tập trung chủ yếu vào giáo dục, cơ sở thương mại, bất động sản với cương vị là nhà báo đánh giá và chính trị tại New York. @Liz_A_Harris

Translation by Trí Lương.

Copy/edits by Helen Nguyen

コメント


bottom of page