Chính quyền Trump hôm thứ Hai đã bác bỏ các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông, len lỏi vào một cuộc xung đột đã khiến Trung Quốc chống lại một số nước Đông Nam Á với các yêu sách cạnh tranh tại thời điểm quan hệ vốn dĩ đã căng thẳng giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh.
Translated from NPR article U.S. Rejects Beijing's Maritime Claims In South China Sea and American Military News article For first time ever, US officially rejects China’s ‘unlawful’ South China Sea claims.
Tàu USS Ronald Reagan (phía trước) và Nimitz Carrier Strike Groups cùng nhau tập họp ở Biển Đông vào ngày 6 tháng 7. Trung Quốc đã cáo buộc Hoa Kỳ khoe mẽ sức mạnh quân sự bằng cách thực hiện các cuộc tập trận chung với hai nhóm hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ trong chiến lược đường thủy. Hình: Mass Communication Specialist 3rd Class Jason Tarleton/U.S. Navy via AP
JOHN RUWITCH, ngày 13 tháng 7 năm 2020 cập nhật lúc 8:29 PM ET
Trong tuyên bố, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng động thái này nhằm tăng cường chính sách của Hoa Kỳ trong một khu vực “quan trọng, gây tranh cãi".
"Chúng tôi làm rõ: yêu sách của Bắc Kinh với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, giống như là một sự bắt nạt có tổ chức nhằm để kiểm soát khu vực", ông Pompeo khẳng định
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn tuyến đường thủy châu Á rộng lớn và quan trọng về kinh tế, và trong những năm gần đây đã xây dựng các đảo nhân tạo hoặc là mở rộng các đảo hiện tại để củng cố yêu sách của mình. Họ cũng đã xây dựng các đường bay, bến cảng và các cơ sở quân sự trên một số hòn đảo ở Biển Đông và khẳng định các yêu sách hàng hải bành trướng của mình với các tàu bảo vệ bờ biển cách xa bờ biển Trung Quốc.
Các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh được mô tả trên các bản đồ Trung Quốc với cái tên gọi là Đường Lưỡi Bò (Đường Chín đoạn), theo hướng vòng cung từ trên đi xuống bao trùm hầu hết Biển Đông.
Bản đồ yêu sách Đường Lưỡi Bò của Biển Đông. Hình: (Voice of America/WikiCommons)
Những quốc gia khác có yêu sách ở Biển Đông - bao gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Brunei - đã bác bỏ các khẳng định của Trung Quốc. Năm 2016, một tòa án quốc tế tại The Hague đã ra phán quyết rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc dọc theo Đường Lưỡi Bò không có cơ sở pháp lý trong luật pháp quốc tế. Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết đó, phán rằng tòa án không có thẩm quyền.
Cho đến nay, chính sách của Hoa Kỳ đối với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông hầu như chưa được thực hiện, mặc dù Hải quân Hoa Kỳ đã quảng cáo rầm rộ những gì họ gọi là các hoạt động "tự do hàng hải" gần với các đặc điểm mà Trung Quốc dính líu nhằm nhắc nhở Bắc Kinh rằng Hoa Kỳ quan tâm đến việc giữ cho đường biển lưu thông.
Hồi đầu tháng này, hai tàu hàng không mẫu hạm của Mỹ đã tiến hành tập trận ở Biển Đông "hỗ trợ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", Bộ hải quân cho hay, khi quân đội Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận gần quần đảo Hoàng Sa - một trong những chuỗi đảo có tranh chấp.
Tuyên bố của Hoa Kỳ hôm thứ Hai đã ủng hộ rõ ràng những phát hiện của vụ án năm 2016, được đem ra bởi Philippines.
"PRC không có căn cứ pháp lý để đơn phương áp đặt điều kiện của mình lên khu vực," tuyên bố khẳng định, đề cập đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC).
"Bắc Kinh sử dụng sự hăm dọa nhằm làm suy yếu quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển ở Đông Nam Á, bắt nạt họ trong vấn đề tài nguyên ngoài khơi, khẳng định sự thống trị đơn phương và thay thế luật pháp quốc tế bằng "luật kẻ mạnh", tuyên bố đã nói.
Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Thịnh Đốn cho biết Trung Quốc "kiên quyết phản đối" tuyên bố của Hoa Kỳ về chính sách Biển Đông của mình.
"Hoa Kỳ không phải là một quốc gia liên quan trực tiếp đến các tranh chấp. Tuy nhiên, nước này vẫn tiếp tục can thiệp vào vấn đề này. Với lý do giữ gìn sự ổn định, đó là sự khoe mẽ, khuấy động căng thẳng và kích động thách thức trong khu vực", họ nói tiếp thêm.
"Chúng tôi khuyên phía Hoa Kỳ hãy tôn trọng một cách nghiêm túc cam kết việc không liên can về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, tôn trọng các nỗ lực của các nước trong khu vực vì một Biển Đông hòa bình và ổn định và ngăn chặn các nỗ lực phá vỡ hòa bình và ổn định khu vực."
Hoa Kỳ vẫn trung lập với các yêu sách trên lãnh thổ - những nơi mà có chủ quyền đối với các đảo - ở Biển Đông, và tuyên bố hôm thứ Hai dường như chưa thay đổi chính sách đó.
"Tuyên bố này nói rõ rằng chúng ta có thể trung lập trên các đảo [nhưng] chúng ta không trung lập với vùng biển", Gregory Poling, chuyên gia về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đã nói.
Nếu như lập trường của Hoa Kỳ có thể gây chú ý được sự ủng hộ của quốc tế, ông lên tiếng, điều đó có thể khiến Trung Quốc rơi vào tình thế khó xử.
"Bắc Kinh mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu và bạn không thể trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu nếu mọi người nghĩ rằng bạn vi phạm luật pháp quốc tế và bắt nạt hàng xóm của bạn," Poling đã nói.
Tuyên bố của ông Pompeo cho biết Hoa Kỳ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển nằm ngoài lãnh hải trên 12 hải lý có nguồn gốc từ các đảo mà họ tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, một quần đảo giữa Việt Nam và Philippines. Hoa Kỳ cũng từ chối yêu sách của Bắc Kinh đối với Bãi ngầm James, một cấu trúc chìm hoàn toàn cách Malaysia chỉ 50 hải lý.
"Bất kỳ hành động nào từ PRC để quấy rối sự phát triển của hợp chất hydrocarbon hoặc là đánh bắt cá của các quốc gia khác trong các vùng biển - hay là để thực hiện các hoạt động đó một cách tự ý - đều là bất hợp pháp", tuyên bố khẳng định. "Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình."
----
LAURA WIDENER, ngày 13 tháng 7, 2020
Hoa Kỳ đã chính thức đưa ra tuyên bố đầu tiên để bác bỏ hầu hết các yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông cho là “bất hợp pháp.”
Tuyên bố gạt bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với một số vùng lãnh thổ, như bãi ngầm James Shoal, nằm cách Malaysia 50 hải lý, cũng như các vùng lãnh thổ cụ thể khác ngoài bờ biển Việt Nam, Indonesia và Philippines. Trung Quốc đã tuyên bố một số vùng lãnh thổ này trong yêu sách bồi thường “Đường Lưỡi Bò” của họ được công bố vào năm 2009, mặc dù các vùng lãnh thổ này nằm cách bờ biển Trung Quốc tận 1.000 hải lý .
Vị trí của Hoa Kỳ phù hợp với quyết định của Tòa Trọng Án vào năm 2016, khi mà họ đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc là vô căn cứ đối với luật pháp quốc tế.
Tuyên bố này cũng loại bỏ các hành vi hung hăng của Trung Quốc, bao gồm các thủ đoạn bắt nạt và đe dọa được Trung Quốc sử dụng nhằm để chống lại các quốc gia ven biển Đông Nam Á khác, những nơi mà cũng đưa ra yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông.
“Tầm nhìn xâm chiếm thế giới của PRC (People’s Republic of China - Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa) không có chỗ đứng trong thế kỷ 21,” theo tuyên bố được công khai. “PRC không có căn cứ pháp lý để đơn phương áp đặt điều kiện của mình lên khu vực.
Sự căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gia tăng ở Biển Đông gần đây nhất khi Trung Quốc đang gia tăng hành vi gây hấn và Hoa Kỳ đang tăng cường tự do tuần tra trong khu vực.
Hoa Kỳ đã nhiều lần lên án quân sự hóa Trung Quốc các đảo nhân tạo ở Biển Đông, cũng như việc xây dựng các căn cứ quân sự và các cơ sở công nghiệp khác trong khu vực, và hành vi hung hăng đối với các quốc gia khác trên tàu trong khu vực.
“Chúng tôi hợp tác với cộng đồng quốc tế để bảo vệ tự do biển cả và tôn trọng chủ quyền và từ chối mọi nỗ lực áp đặt ‘có thể tạo ra quyền lực’ ở Biển Đông hoặc khu vực rộng lớn hơn,” tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói thêm.
Cả thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh xem Biển Đông như là đế chế hàng hải của mình. Mỹ cùng với các đồng minh và nước cùng phe Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi, theo đúng như các quyền và nghĩa vụ của họ quy định trong luật pháp quốc tế. Chúng tôi hợp tác với cộng đồng quốc tế để bảo vệ tự do biển cả và tôn trọng chủ quyền và từ chối mọi nỗ lực áp đặt ‘có thể tạo ra quyền lực’ ở Biển Đông hoặc khu vực rộng lớn hơn.
Phỏng dịch bởi Tegan Tran từ NPR và AMN
Comments