top of page

Hướng dẫn nhanh cách nói chuyện với những phụ huynh e dè với vaccine

Translated from Hopkins Bloomberg Pubblic Health's article A Quick Guide for Talking With Vaccine-Hesitant Parents

By Gretchen Schulz, Alex Michel, Rupali Limaye, on 18-04-2022, 13:00:00

Khuyến khích phụ huynh chấp nhận tiêm vaccine Covid-19 cho con trẻ có thể trở thành nghệ thuật tinh tế. Dữ liệu, lập luận và chỉ trích thường không có ích, nhưng lắng nghe và thấu hiểu thì có thể. Phải nói gì? Đó là câu hỏi mấu chốt khi một vị phụ huynh chia sẻ sự dè dặt của họ về vấn đề vaccine Covid-19 cho con họ. May mắn thay, bộ môn khoa học hành vi giúp chúng ta có một vài mẹo hữu ích để mở lời và truyền tải thông tin với người khác một cách tôn trọng và hiệu quả. Sau đây là một số mẹo đúc kết từ khoá học trực tuyến của chúng tôi, Đại Sứ vaccine COVID: Cách nói chuyện với phụ huynh. CÂU HỎI #1: TÔI CÓ NGHE RẰNG COVID CÓ TRIỆU CHỨNG NHẸ Ở TRẺ EM. VÌ SAO MORGAN NHÀ TÔI MỚI 6 TUỔI LẠI CẦN VACCINE? Cách trả lời A >> Lờ đi lo lắng và trả lời với thông tin. Ví dụ: "Hơn 11 tỉ liều vaccine COVID-19 đã được tiêm. mRNA vaccine giảm tới 85% nguy cơ cần nhập viện. Hãy tin tưởng vaccine an toàn." Kết quả: Không có sự cảm thông = không thể trò chuyện. Vì sao nó không hiệu quả: Phớt lờ sự lo lắng của người hỏi thay vì lắng nghe và thông cảm có thể khiến người khác cảm thấy bị xúc phạm. Chia sẻ số liệu và quá nhiều chi tiết không hiệu quả trong các cuộc trò chuyện về vấn đề sức khoẻ. Cách trả lời B >> Cho thấy sự thông cảm và nói về khía cạnh rủi ro. Ví dụ: "Tôi biết bạn muốn đưa ra quyết định tốt nhất cho con. Với số lượng thông tin được đăng tải, nó rất khó để biết đâu là quyết định đúng." Và tiếp đó: "Rất nhiều trẻ em có triệu chứng nặng với COVID, và nhiều trường hợp đã tử vong. Vaccine cho Morgan sẽ giúp bé có sự bảo vệ tốt nhất trước COVID." Kết quả: Người nghe sẽ quan tâm hơn và có thể đồng ý cho Morgan tiêm vaccine. Vì sao nó hiệu quả: Bạn đưa người nghe đi khỏi thông tin sai lệch, cho thấy sự cảm thông (giúp xây dựng lòng tin), và cho những thông tin hữu ích về khả năng bị nhiễm cũng như mức độ trầm trọng ở trẻ em. CÂU HỎI #2: TÔI KHÔNG CHẮC VỀ VIỆC TIÊM VACCINE CHO CON VÌ NÓ ĐƯỢC PHÁT TRIỂN QUÁ NHANH. Cách trả lời A >> Sửa thông tin ngay lập tức. Ví dụ: "Tôi không biết vì sao bạn lại cho rằng thời gian phát triển vaccine là vấn đề. Hàng triệu người đã được tiêm vaccine, và bạn nên làm thế với con bạn, vì rõ ràng là nó an toàn." Kết quả: Người nghe sẽ bị mất hứng bởi thái độ của bạn và cảm thấy tổn thương vì đã tin vào thông tin giả. Cuộc trò chuyện kết thúc. Vì sao nó không hiệu quả: Cách này làm người nghe mất sự tín nhiệm vì nó phớt lờ lo lắng của họ và chế nhạo họ mà không có sự cảm thông hay bằng chứng. Cách trả lời B >> Xây dựng lòng tin bằng cách đồng cảm với lo lắng của họ. Ví dụ: "Tôi hiểu lo lắng của bạn. Tôi cũng sẽ muốn tìm hiểu thêm về vaccine trước khi quyết định. Với tất cả những thông tin trái chiều được đăng, rất khó để biết được đâu là thông tin đúng." Và tiếp đó: "Tôi có thể chia sẻ với bạn những gì tôi biết được sau khi trò chuyện với bác sĩ nhi khoa của chúng tôi không?" Kết quả: Cuộc trò chuyện sẽ tiếp diễn với một người nghe cởi mở hơn. Vì sao nó hiệu quả: Bạn không bỏ qua lo lắng của họ, cung cấp thông tin họ không muốn nghe hay đổ lỗi cho họ vì tin vào những thông tin giả. Thay vào đó, bạn bày tỏ thông cảm với những lo lắng của họ trong khi chia sẻ trải nghiệm cá nhân của bạn. CÂU HỎI #3: TÔI NGHE RẰNG KHÔNG CÓ NHIỀU PHỤ HUYNH CHO TRẺ 10 TUỔI CỦA HỌ TIÊM VACCINE. VÌ SAO TÔI NÊN CHO ALEX TIÊM? Cách trả lời A >> Gợi ý một nhóm mạng xã hội mới để theo dõi. Ví dụ: "Cái gì? Tôi không nghĩ là bạn đang trò chuyện với những phụ huynh đúng. Bạn nên tham gia vào nhóm xã hội tập trung vào COVID này mà tôi tin tưởng." Kết quả: Tạo tư tưởng "ta và họ", với người còn lại ở đội "sai". Vì sao nó không hiệu quả: Câu trả lời này chế giễu việc lựa chọn bạn bè của họ. Cách trả lời B >> Tích cực giải đáp những lo lắng của người nghe và cung cấp thông tin ở dạng câu hỏi. Ví dụ: "Bạn có biết rằng phần lớn phụ huynh ở trường học của chúng ta đã cho trẻ lớp 5 của họ tiêm vaccine? Tôi có biết một vài phụ huynh khác gặp vấn đề với quyết định này, nhưng sau khi cho các bé tiêm vaccine, nó đã giúp gia đình an tâm hơn vì chúng ta biết các bé sẽ được bảo vệ khỏi những triệu chứng COVID trầm trọng." Kết quả: Người còn lại sẽ suy nghĩ về các quyết định khác dựa trên trải nghiệm của bạn. Vì sao nó hiệu quả: Bạn đang đưa thông tin một cách khiến người nghe chú ý và làm rõ những chuẩn mực xã hội trong cộng đồng. Bài viết được đăng trên số Xuân/Hè 2022 của tạp chí Hopkins Bloomberg Public Health.

Người dịch: Phuong Huynh

Biên tập: Tran Tuan Hanh

bottom of page