Translated from The New York Times article “For Kamala Harris, an Influential Voice and a Decisive Vote”
Với một số lượng phiếu cân bằng của lưỡng đảng tại Thượng viện, bà Harris có thể sẽ thường xuyên lui tới Điện Capitol. Nhưng vai trò mang tính lịch sử của bà có thể sẽ bao gồm nhiều trách nhiệm khác.
Michael Crowley and Katie Glueck , ngày 20 tháng 1, 2021
Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris ở Wilmington, Del., Tuần trước. Bà ấy sẽ có quyền quyết định trong Thượng viện nơi lưỡng đảng có số lượng phiếu cân bằng
WASHINGTON - Vài giờ sau khi bà tuyên thệ nhậm chức phó tổng thống thứ 49 của Hoa Kỳ, trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên giữ trọng trách này, Kamala Harris sẽ trở lại Điện Capitol Hoa Kỳ để tham gia hoạt động chính thức đầu tiên của bà, tuyên thệ nhậm chức của ba thượng nghị sĩ đảng Dân chủ mới đắc cử.
Bà Harris sẽ hoạt động trong vai trò chủ tịch Thượng viện theo hiến pháp sau khi bà tuyên thệ nhậm chức cho hai đảng viên Dân chủ được bầu trong cuộc bầu cử đặc biệt ở Georgia vào tháng này, và cho người kế nhiệm bà ở California, chiếc ghế mà bà vừa chia tay hôm thứ Hai. Nhưng buổi lễ cũng sẽ nói lên tầm quan trọng của Thượng viện đối với thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ phó tổng thống của bà trong chính quyền Biden.
Với việc Thượng viện chia đều 50-50 giữa lưỡng đảng và Joseph R. Biden Jr hy vọng thông qua luật đầy tham vọng về coronavirus, nền kinh tế, biến đổi khí hậu và các vấn đề chính sách khác, bà Harris - người với tư cách là phó tổng thống sẽ phá vỡ bất kỳ thế cân bằng nào trong những cuộc bỏ phiếu ở Thượng Viện- có thể sẽ phải thường xuyên lui tới Điện Capitol.
“Tôi nghĩ việc ấy chắc chắn sẽ là cần thiết, khi Thượng viện có tỷ lệ 50-50 cho lưỡng đảng, điều mà tôi chưa từng thấy ở Thượng viện trước đây”, Thượng nghị sĩ Cory Booker, Đảng viên Đảng Dân chủ của New Jersey cho biết.
“Đối với chương trình nghị sự của Biden-Harris, bà ấy sẽ có mặt tại Quốc hội rất thường xuyên hoặc liên hệ với các thượng nghị sĩ rất thường xuyên, để cố gắng thúc đẩy thông qua các chương trình nghị sự,” ông Booker nói. Một phụ tá của bà Harris nói rằng bà đã bắt đầu liên hệ với các thượng nghị sĩ khác về các đề cử của Nhà Trắng, bao gồm cả việc đề cử Tướng Lloyd J. Austin III đã nghỉ hưu làm Bộ trưởng Quốc phòng.
Nhưng bà Harris, 56 tuổi, người mà đối với tân tổng thống, chắc chắn là người rất quan trọng, không đơn thuần chỉ là thượng nghị sĩ đảng Dân chủ thứ 51. Bà ấy sẽ đóng vai trò lịch sử tại Nhà Trắng cùng với một loạt các kỹ năng mà ông Biden sẽ cần đến, bao gồm các kỹ năng tố tụng mà bà ấy đã thể hiện trong các phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện, năng lượng cá nhân của bà ấy sẽ giúp cân bằng cách tiếp cận chậm rãi của ông Biden và với sự ảnh hưởng của mình, bà ấy sẽ lên tiếng cho cả phụ nữ và người da màu.
“Bà ấy sẽ mang đến lăng kính công lý, lăng kính công bằng chủng tộc, bình đẳng chủng tộc đến mọi thứ, mọi chính sách và mọi quyết định”, Đại diện Barbara Lee, đảng viên Đảng Dân chủ California và là đồng minh lâu năm của bà Harris cho biết. “Điều đó là rất quan trọng, khi có một phụ nữ Da màu, mang trong mình quan điểm của một người phụ nữ Nam Á, đến để giải quyết những vấn đề lớn nhỏ của chính quyền này.”
Các trợ lý hiện tại và cựu trợ lý của cả ông Biden và bà Harris nói rằng trong khi thương thảo với Thượng viện là việc rất quan trọng đối, bà đã không được chỉ định một danh mục cụ thể, ít nhất là ngay từ đầu, và thay vào đó bà sẽ đóng vai trò người điều hành, là đối tác với ông Biden về tất cả các ưu tiên hàng đầu của ông. Nếu hoàn thành, nhiệm vụ đó có thể đưa bà trở thành một trong những phó tổng thống có ảnh hưởng nhất trong lịch sử.
Phụ tá của Biden cho biết, trong một dấu hiệu cho thấy bà có sức ảnh hưởng lớn vào các chiến dịch lập pháp, bà Harris đã liên lạc với các thị trưởng trên khắp đất nước để xem xét trước gói cứu trợ coronavirus của ông Biden.
Kể từ thời điểm bà Harris được chọn làm đồng sự của ông Biden, các đảng viên Đảng Cộng hòa đã tìm cách vẽ ra bà là một người cấp tiến, người sẽ đồng ý với chương trình nghị sự tập trung của ông Biden và đẩy cán cân chính quyền nghiêng về cánh tả, thường đưa ra các cuộc tấn công đến bà thông qua công kích cá nhân và phân biệt giới tính. Tuy nhiên, trong khi bà Harris và ông Biden có những bất đồng rõ ràng về một số vấn đề trong thời gian sơ bộ, với tư cách là người đồng sự của ông, bà luôn đưa ra quan điểm để chứng minh rằng bà không chỉ chấp nhận chương trình nghị sự của ông mà còn nghiên cứu chi tiết các đề xuất của ông và đã hoàn toàn trở thành đồng minh đắc lực của ngài tổng thống.
Tuy nhiên, bà ấy có thể phải đối mặt với những thách thức cố hữu, bao gồm việc tìm kiếm vị trí của mình ở Cánh Tây với các cựu chiến binh của Nhà Trắng Obama, những người đã quen biết và làm việc với nhau trong nhiều năm và cố vấn cho một tổng thống với những ý tưởng sâu sắc về cách vận hành của Washington. Và với suy đoán rằng ông Biden 78 tuổi có thể sẽ không ứng cử nhiệm kỳ thứ 2, bà Harris, người đã không thành công chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020, chắc chắn sẽ phải để ý đến tương lai bầu cử sớm hơn nhiều so với những người tiền nhiệm.
Một yếu tố có thể mang lại lợi ích cho bà Harris là kinh nghiệm của chính ông Biden với tư cách là phó tổng thống, đặc biệt là ở giai đoạn đầu khi ông tham gia vào chính quyền của Obama. Các đồng minh của bà Harris hy vọng và kỳ vọng rằng ông Biden - và nhiều phụ tá từng làm việc với ông, như chánh văn phòng sắp tới, Ron Klain - sẽ nhớ cảm giác “ở bên kia chiến tuyến” và đảm bảo rằng bà Harris và nhóm của bà ấy được trân trọng và trao quyền.
“Rất nhiều người thân cận của Biden đồng cảm với với những người làm việc trong văn phòng phó tổng thống (O.V.P), ”Liz Allen, cựu trợ lý của chiến dịch Biden-Harris, sử dụng tên viết tắt chính thức của Văn phòng Phó Tổng thống, cho biết. "Tôi nghĩ mọi người sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo bà ấy có thể hoàn thành tốt việc của mình."
Bà Harris và ông Biden mang đến những lý lịch chính trị hoàn toàn khác nhau cho chính quyền mới. Khi ông Biden bước vào Nhà Trắng vào thứ Tư, ông sẽ trở về nơi mà ông gắn bó trong suốt tám năm làm phó tổng thống và vô số chuyến thăm trong 36 năm sự nghiệp ở Thượng viện. Mặt khác, bà Harris, người ở Thượng viện chưa đầy một nhiệm kỳ, và có rất ít tiếp xúc với hoạt động bên trong của một chính quyền tổng thống.
Sự khác biệt của họ theo nhiều mặt là một mối quan hệ tương phản hoàn toàn so với mối quan hệ giữa ông Biden và Barack Obama. Khi vừa mới nhậm chức, ông Obama còn là một người trẻ tuổi, còn khá non nớt khi đến thủ đô để tìm kiếm kinh nghiệm và uy tín với tầng lớp lao động da trắng ở Mỹ. Trong khi đó ông Biden, một cựu chiến binh của Beltway, là đối tác quan trọng của Cánh Tây.
Trong trường hợp này, bà Harris sẽ đóng vai một làn gió mới của Washington và đưa ra cho ông Biden, người trong có thâm niên, một hướng nhìn hoàn toàn khác về thế giới và là cầu nối cho một quốc gia đa dạng.
Đôi khi bà ấy cũng mang đến cho ngài Tổng thống một lá phiếu quyết định. Mặc dù theo luật ở Thượng viện, cần 60 phiếu bầu mới thông qua, ông Biden và Chuck Schumer, những người sẽ trở thành lãnh đạo đa số tại Thượng viện, có thể chuyển sang chiến thuật hòa giải ngân sách của nghị viện, vốn cấm việc trì hoãn bỏ phiếu và cho phép thông qua đa số tối thiểu- 51 phiếu chấp thuận .
Thượng nghị sĩ Chris Coons, đảng viên Đảng Dân chủ của Delaware, cho biết ông hy vọng bà Harris sẽ đóng vai trò “ít hơn với tư cách là người quyết định trong cuộc bỏ phiếu nhưng nhiều hơn với tư cách là người xây dựng sự đồng thuận” để giúp ông Biden giành được đa số lưỡng đảng cho chương trình nghị sự của mình. Tuy nhiên, sự đồng thuận lưỡng đảng là điều rất hạn chế và các đảng viên Dân chủ kỳ vọng ông Biden sẽ hoạt động trên biên độ lập pháp hẹp.
“Nếu không, cô ấy thực sự sẽ phải có mặt thường xuyên trong Thượng viện,” ông Coons phát biểu.
Với tư cách là phó tổng thống, bản thân ông Biden đã không thể bỏ phiếu quyết định thắng bại. Nhưng Phó Tổng thống Mike Pence được yêu cầu phá vỡ những bế tắc 13 lần trong 4 năm qua.
Nói rộng hơn, ông Biden rất có thể sẽ cảm thấy rằng ông cần ít sự hướng dẫn hơn khi làm việc ở nơi mà ông đã phục vụ trong một thời gian dài, và là nơi mà bà Harris chỉ làm việc trong bốn năm. Nhưng bà Harris có mối quan hệ rất tốt với các thành viên mới của Thượng viện, điều mà ông Biden không không có.
Một nhiệm vụ ban đầu đối với bà Harris là nâng cao chuyên môn về an ninh quốc gia của mình. Các phụ tá nói rằng bà sẽ ủng hộ chương trình nghị sự rộng lớn hơn của ông Biden về việc tái tương tác với các đồng minh, đối phó với những thách thức mà Trung Quốc đưa ra và chống biến đổi khí hậu. Nhưng bà ấy có thể sẽ quan tâm đặc biệt đến các vấn đề nhất định, bao gồm sức khỏe toàn cầu, dân chủ, và nhân quyền. Bà Harris cũng rất quan tâm đến an ninh mạng, điều đã được công bố trong Ủy ban Tình báo và An ninh Nội địa của Thượng viện.
Ông Biden đã gợi ý rằng ông coi mình là "cầu nối" với thế hệ lãnh đạo tiếp theo - và nhiều đảng viên Đảng Dân chủ kỳ vọng rằng bà Harris sẽ là một phần của thế hệ tiếp theo đó. Nếu ông Biden không tái tranh cử, bà Harris gần như chắc chắn sẽ được coi là ứng cử viên đầu tiên của đảng Dân chủ cho năm 2024.
Robert Shrum, người từng là chiến lược gia chính trị hàng đầu cho cựu Phó Tổng thống Al Gore, người có nguyện vọng làm tổng thống trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Bill Clinton đã được nhiều người hiểu rõ, nói rằng bà Harris chỉ nên tập trung vào việc phục vụ ông Biden, không nên theo đuổi một hồ sơ chính trị độc lập. .
“Tôi nghĩ bà ấy sẽ rất cẩn thận khi làm công việc của mình với tư cách là phó tổng thống, trừ khi và cho đến khi ông ấy nói với bà ấy, và nói với đất nước, rằng ông ấy không sẵn sàng tái tranh cử, bà ấy sẽ không tập trung vào việc tranh cử tổng thống,” Mr. Shrum nói.
“Tôi chắc chắn rằng bà ấy sẽ trở thành một đối tác toàn diện và không thể thiếu. Tại sao? Vì Còn quá nhiều việc phải làm, ”Michael Feldman, phụ tá Nhà Trắng lâu năm của ông Gore, nói.
Ông nói thêm: “Đây không phải là tình huống mà Tổng thống đắc cử và Phó Tổng thống đắc cử có quyền viết ra và phân chia danh mục chính sách và nhiệm vụ.”
Người dịch (Lược dịch/Phỏng dịch): Quân Lý
Comments