top of page

Kế hoạch đương đầu với sự biến đổi khí hậu của tân tổng thống Joe Biden

Kế hoạch đương đầu với sự biến đổi khí hậu của Joe Biden được xem rằng gây ấn tượng nhất trong tất cả ứng cử viên tổng thống tới nay. Phóng viên từ tờ BBC, Matt McGrath, xem xét những gì Biden muốn làm và cách ông có thể đạt được.

Matt McGrath, ngày 9 tháng 11, 2020

Một chiếc xe tải bị nước ngập sau cơn bão Delta ở thành phố Lake Charles, tiểu bang Louisiana. Ảnh từ Reuters


Điều đáng chú ý ở đây là lời hứa của Joe Biden rằng Hoa Kỳ sẽ tái nhập hiệp định khí hậu Paris, một cam kết quốc tế được thiết lập để tránh khỏi tình trạng nóng lên một cách nguy hiểm của khí hậu toàn cầu.


Tổng thống Trump đã rút khỏi cam kết này sau khi chính quyền Obama ký vào năm 2016, và trong tình hình đếm phiếu bầu cử bị kéo dài, ông Biden đã xác nhận rằng một trong những hành động đầu tiên mà ông sẽ làm ở vai trò tổng thống là đảo ngược lại quyết định này.


Nhưng, những chính sách cắt giảm khí thải carbon trong nước Mỹ sẽ là mấu chốt để ông đạt được uy tín trước đấu trường quốc tế.

Các đảng viên Đảng Dân chủ cấp tiến hơn như nữ đại biểu quốc hội Alexandria Ocasio Cortez đã đưa ra một đề xuất có tên là Green New Deal để loại trừ khí thải carbon từ hầu hết các nguồn trong vòng hơn một thập kỷ. Chính sách về khí hậu của Biden kém cấp tiến hơn.


Thế nhưng, nếu được ban hành, đây sẽ là một chiến lược cải cách khí hậu cấp tiến nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.


Lượng khí thải ròng ở mức 0 vào năm 2050


Đề xuất của ông Biden là làm cho ngành sản xuất năng lượng ở Hoa kỳ không tạo ra khí thải carbon đến năm 2035 và để toàn quốc đạt được mục tiêu lượng khí thải ròng ở mức 0 đến giữa thế kỷ. Điều này đòi hỏi rằng bất kỳ khí thải carbon nào có trong khí quyển đều phải được hấp thụ lại, chẳng hạn bằng cách trồng cây.


Một khi Joe Biden nhậm chức, ông muốn chi 2 ngàn tỷ USD trong vòng bốn năm để cắt giảm lượng khí thải bằng cách nâng cấp bốn triệu công trình xây dựng để sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.


Ông muốn dành rất nhiều chi phí cho giao thông công cộng, đầu tư vào lĩnh vực chế tạo xe điện cùng với những điểm nạp điện, và cho người tiêu dùng kích thích tài chính để đổi mua xe ô tô sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.


Sóng nhiệt khắc nghiệt ở Death Valley


Tất cả chính sách trên có thêm một điểm nữa ngoài việc cắt giảm khí thải carbon: cung cấp việc làm cho công dân.


Andrew Light, cựu quan chức về khí hậu của chính quyền Obama, nói rằng ông Biden tập trung vào những cách thức cắt giảm khí thải và tăng thêm công việc làm cùng một lúc.


"Chúng ta có nhiều sự lựa chọn rất tốt trong tất cả các lĩnh vực khác nhau đã nêu."

Ông Biden cũng đã nói rằng ông sẽ không cho phép việc cắt phá thuỷ lực trên lãnh thổ liên bang. Cắt phá thuỷ lực là quá trình khoan và bơm hoá chất vào đá để làm chất khí tự nhiên và dầu được thoát ra. Đây là một quá trình gây nhiều tranh cãi bởi vì tác động môi trường của nó.


Tuy nhiên, bởi vì 90% hoạt động cắt phá thuỷ điện là ở lãnh thổ tiểu bang và đất của tư nhân, phần lớn hoạt động cắt phá thuỷ điện sẽ không bị ảnh hưởng.


Nhiệt độ toàn cầu mục tiêu 'nằm rất gần tầm ngắm'


Hiệp định Paris có mục đích làm chậm nhiệt độ toàn cầu tăng lên ở mức dưới 2.0 độ C (3.6 độ F), nhưng vào năm 2018 các nhà khoa học từ LHQ đã giải thích rằng nếu mức tăng nhiệt độ này giảm xuống còn 1.5 độ thì sẽ có nhiều tác động lớn.


Mục tiêu mức tăng 1.5 độ có thể ngăn việc một số đất nước trên hòn đảo nhỏ bị chìm dưới làn sóng và đảm bảo cho hàng triệu người được tránh khỏi thiên tai của thời tiết khắc nghiệt, và đồng thời làm giảm khả năng băng sẽ tan hết ở Bắc cực vào mùa hè.


Lính cứu hoả chứng kiến đám cháy rừng diễn ra ở vùng quê tại tiểu bang California trong năm nay


Các nhà khoa học cho rằng mục tiêu đạt được tỷ lệ khí thải ròng đến giữa thế kỷ này của Biden có thể gây ra tác động quan trọng đến mục tiêu tăng nhiệt độ ở mức 1.5 độ C. "Với việc Biden đắc cử, Trung Quốc, Hoa Kỳ, nhóm liên minh Châu Âu, Nhật Bản, và Nam Hàn - những quốc gia chiếm hai phần ba của niềm kinh tế toàn cầu và tạo ra hơn 50% lượng khí thải nhà kính toàn cầu - sẽ cùng lên kế hoạch để đạt được mục tiêu giảm lượng khí thải nhà kính ròng xuống số không đến giữa thế kỷ, theo lời của Bill Hare, một thành viên của nhóm Climate Action Tracker, chuyên theo dõi những kế hoạch cắt giảm carbon trên thế giới.


Những khoan nhượng khác


Tuy trong tòa Bạch ốc sẽ có một đảng viên Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa hiện nay đang giữ quyền điều hành ở Thượng viện và đến nay đã cho thấy rõ một sự e ngại trước việc chi tiêu để kích thích kinh tế, mặc dù vẫn còn đại dịch.


Như một số đã dự đoán, thực trạng đó có thể thay đổi nếu kết quả cuộc tái bầu cử ở tiểu bang Georgia vào tháng 1 trao cho Đảng Dân chủ quyền điều hành Thượng viện.


Nếu không, tân tổng thống Biden vẫn còn những lý do khác để tin rằng Thượng viện sẽ đón nhận những chính sách khí hậu của ông.

Tuy tổng thống Trump đã đề ra một đường lối hoàn toàn gạt bỏ những vấn đề về khí hậu, một số đảng viên Đảng Cộng hòa đã giảm cường điệu này lại trong vòng một vài năm gần đây.


Chỉ đến một số ví dụ cho thấy sự hợp tác chung của hai đảng là vào tháng 9, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đã hợp tác tạo ra một dự luật nhằm cắt giảm việc dùng chất hydrofluorocarbons (HFCs), một nhóm khí thường hay được dùng để làm chất làm lạnh. Trong số đó có một trong những chất khí nhà kính năng lượng cao nhất mà khoa học đã tìm được.


Trong cùng tháng ấy, Thượng viện đã thông qua dự luật mang ten Luật bảo tồn hoang dã lưỡng đảng (Bipartisan Wildlife Conservation Act), nhằm mục đích cải tiến nỗ lực bảo tồn các loài vật và bảo vệ những hệ sinh thái cốt yếu.


Tiêu chuẩn nhiên liệu xe ô tô đã được giảm xuống dưới chính quyền tổng thống Trump nhưng có khả năng được làm chặt chẽ lại dưới chính quyền của Biden.


Joe Biden cũng hiểu rõ cách làm việc ở Thượng viện hơn cả ai; ông đã được bầu vào Thượng viện sáu lần trước khi trở thành phó tổng thống cho Barack Obama.


Nếu tân tổng thống có thể sắp xếp kế hoạch để tạo nên công việc và cơ sở hạ tầng mới cùng lúc đối đầu với vấn đề về khí thải carbon thì ông có thể tìm một bước đi tiếp mà hai bên đồng thuận.


"Tôi nghĩ rằng trong những chính sách tốt mà vừa có tác động đến khí hậu thì sẽ có rất nhiều điểm tương đồng," theo lời của Katie Tubb, một nhà phân tích chính sách từ một tổ chức bảo thủ, Heritage Foundation.


Tối cao Pháp viện sẽ là một vấn đề hay không?


Nếu ông không thành công trong việc làm cho Thượng viện đồng ý với bộ luật thì tân tổng thống Biden phải đưa ra sắc lệnh hành pháp, giống như cách mà tổng thống Obama và Trump đã vượt qua những trở ngại tương tự.


Tổng thống Trump đã sử dụng những sắc lệnh này để đảo ngược lại hàng tá quy định về môi trường liên quan đến sản xuất dầu và các chất khí, và đến tiêu chuẩn nhiên liệu cho xe ô tô và xe tải.


Theo dự đoán thì rất nhiều sắc lệnh của Trump sẽ lại bị bãi bỏ khi chính quyền Biden bắt đầu làm việc.


Tuy nhiên, điểm yếu của nhánh hành pháp là nó có thể bị thách thức trên mặt pháp lý. Cựu tổng thống Obama đã dùng vài sắc lệnh hành pháp để thực hiện một chính sách khí hậu then chốt, Kế hoạch Năng lượng Sạch (Clean Power Plan), nhưng lại bị Tối cao Pháp Viện ngăn chặn.


Nếu tân tổng thống Biden phải dùng cách này thì Tối cao Pháp viện có thể trở thành một chướng ngại.


Toà án là nơi đưa ra những phán quyết cuối cùng về bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến đề xuất về khí hậu của ông, và trong lúc tòa án chiếm phần đông thành viên bảo thủ, đây có thể là một vấn đề lớn cho Joe Biden.


Glasgow trở thành một Paris mới


Quyết định rời khỏi hiệp định Paris của tổng thống Trump có hiệu lực vào ngày 4 tháng 11 - một ngày sau ngày bầu cử.


Một tháng sau khi chính quyền Biden báo cáo với Liên hiệp quốc rằng họ quyết định tái nhập, Hoa Kỳ sẽ một lần nữa trở thành một phần trong nỗ lực toàn cầu để giảm đi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Điều này khiến cho các nhà ngoại giao về khí hậu rất mừng.


"Đây chắc chắn là bước tiến tích cực, không chỉ vì họ là một phần quan trọng, mà tôi nghĩ là vì nó thật sự nhấn mạnh một thực tế là Hoa Kỳ tin tưởng vào ngành khoa học của sự biến đổi khí hậu thế giới," theo lời nói của Carlos Fuller, lãnh đạo đàm phán cho Liên minh các nước trên hòn đảo nhỏ (Alliance of Small Island States) trong các cuộc họp mặt hàng năm của Liên hiệp quốc.


Thủ tướng Anh quốc Boris Johnson và quý ngài David Attenborough tại cuộc họp lập ra sự kiện bàn bạc về khí hậu với Liên hiệp quốc, dự tính sẽ diễn ra ở thành phố Glasgow vào năm 2021


Các cuộc họp COP (hội nghị của những thành viên) hằng năm là cơ chế để các quốc gia đồng ý cắt giảm khí thải carbon. Sự lãnh đạo của Hoa Kỳ là hoàn toàn không thể thiếu trong quá trình này.


Khi Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc đã đặt ra mục tiêu lâu dài để cắt giảm khí carbon, kỳ vọng rằng cuộc hội nghị khí hậu COP26 của LHQ vào tháng 11 năm 2021 ở Glasgow sẽ ngày càng thành công hơn.

Chính phủ Anh sẽ đứng ra tổ chức những cuộc trao đổi ở Glasgow và muốn tất cả các quốc gia khác cập nhật kế hoạch để nước họ cắt giảm khí carbon với mục tiêu cao hơn mục tiêu họ đã đề ra trong năm 2015. Họ cũng sẽ muốn rất nhiều các quốc gia khác cam kết sẽ giảm lượng khí thải ròng xuống mức số 0 đến năm 2050.


Việc Hoa Kỳ tái nhập hiệp định khí hậu dưới chính quyền tân tổng thống Biden sẽ khiến cả hai mục tiêu này nằm gần hơn trong tầm tay.


Biên dịch: Khang Tôn

Biên tập: Khanh (Vy) Le

Comments


bottom of page