top of page

Khi "chỉ gồm da trắng" là quá mức giản lược, hãy cùng chào đón chủ nghĩa "Anglo-Saxon"


Tuần trước, các đại biểu cực hữu của đảng Cộng hòa gồm Marjorie Taylor Greene và Paul Gosar đã từ chối đề xuất tổ chức cuộc họp cho ”America First Caucus", sau khi một tài liệu mang tên nhóm này đề cập tới “truyền thống chính trị Anglo-Saxon”.

By Adam Serwer, on 20-04-2021, 01:00:00

Tuần trước, các đại biểu cực hữu của đảng Cộng hòa gồm Marjorie Taylor Greene và Paul Gosar đã từ chối đề xuất tổ chức cuộc họp cho ”America First Caucus", sau khi một tài liệu mang tên nhóm này đề cập tới “truyền thống chính trị Anglo-Saxon”. Cả Greene và Gosar đều phát biểu với báo chí rằng họ vẫn chưa xem tài liệu và cũng không hề tán thành nội dung của nó, lời tuyên bố này được đưa ra sau khi Lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy lên án nỗ lực này, khi ông tuyên bố rằng nước Mỹ “không được xây dựng dựa trên bản sắc, chủng tộc hay tôn giáo nào” và phủ nhận "tiếng còi hiệu của chủ nghĩa bài ngoại." Nếu bỗng dưng những con người thuộc về Đảng Trump đột ngột tách mình khỏi chủ nghĩa bài ngoại là quá mức kì lạ với bạn, thì cụm từ “Anglo-Saxon” là cụm từ mà bạn nên sử dụng khi “chỉ dành cho da trắng” quá mức giản lược. Chủ nghĩa Anglo-Saxon mà tôi đề cập đến không quá liên quan đến dân tộc Đức định cư ở Anh thời trung cổ. Chính xác hơn, chủ nghĩa Anglo-Saxon được nhắc tới ở đây là một hệ tư tưởng ngụy khoa học lỗi thời đạt đến đỉnh cao của sự nổi tiếng vào cuối thế kỉ 20, khi làn sóng di cư từ các vùng thuộc miền Đông và miền Nam châu Âu tới Mỹ lên đến đỉnh điểm. Những kẻ bài ngoại cần một lý do để giải thích tại sao những lớp người di cư mới - những người Ba Lan, những người Nga, những người Hy Lạp, những người Ý, và những người Do Thái này - lại khác biệt với các thế hệ dân di cư trước đó, và tại sao sự hiện diện của lớp người mới lại đem đến các mối nguy hiểm. Được Francis Walker nhắc đến trong tờ The Atlantic vào năm 1893, họ bắt đầu với câu chuyện rằng những người “nhập cư bản địa” của nước Mỹ là hậu duệ của “những bộ tộc Đức xa xưa, những người đã tụ tập dưới tán cây sồi để tạo ra các luật lệ và bầu ra thủ lĩnh,” và tiếp đến là chứng minh những lớp người nhập cư mới này có khiếm khuyết sinh học bẩm sinh để đáp ứng với nền dân chủ. Chủ nghĩa Anglo-Saxon nay trở thành một đặc điểm phân biệt dành cho tầng lớp thượng lưu trước đó, ví dụ như Thượng Nghị Sĩ bài ngoại Henry Cabot Lodge của đảng Cộng Hòa, với lớp người thuộc chủng tộc thấp kém hơn, chẳng hạn như, McCarthy. Chủ nghĩa này càng được củng cố khi Madison Grant, một nhà ủng hộ thuyết ưu sinh với sức ảnh hưởng to lớn, khẳng định rằng người Irish sỡ hữu “một tính khí dễ xung động” kèm theo “sự thiếu hụt trong khả năng phối hợp và lý luận.” Theo như nhà sử học John Higham viết trong cuốn sách Strangers In the Land (Tạm dịch: Kẻ ngoại lai) “bằng việc đưa ra các giả thuyết đơn giản (trên thực tế là bám sát truyền thống) rằng các quốc gia Bắc Âu chia sẻ phần lớn của huyết thống Anglo-Saxon, một người theo chủ nghĩa bài ngoại nay đã có thể hiể được vì sao nhập cư nay lại trở thành vấn đề nhức nhối.” Ông còn đề cập thêm, “Hơn thế nữa, sự xa cách về văn hóa của các ”chủng tộc" thuộc miền Nam và miền Đông châu Âu gợi lên mối sự đe dọa này không chỉ dừng lại ở mối nguy hiểm đến từ bên ngoài này, hay sự bất tương thích cho một chính phủ tự quản từ di truyền. Nhưng nghiêm trọng hơn đó chính là làn sóng di dân mới này là một sự đối lập về chủng tộc đối với toàn bộ nền văn minh của Hoa Kỳ." Quan niệm người Mỹ “gốc” là người Anglo-Saxon, và lối sống Mỹ bị đe dọa bởi không chỉ bởi chủng tộc khác mà còn bởi nhóm người da trắng hạ đẳng (từ Bắc Âu), là gốc rễ của những quy định hạn chế di cư đậm mùi phân biệt những năm đầu thế kỷ thứ 20. Như các nhà sử học đã ghi chép, đây là yếu tố ảnh hưởng tới hệ tư tưởng Nazi của người Đức. Sản phẩm của nó chính là những điều luật rùng rợn như đạo luật cấm kết hôn đa chủng tộc của bang Virginia vào năm 1924, được thông qua nhờ sự hỗ trợ của tổ chức ưu sinh Anglo-Saxon Clubs. Đạo luật yêu cầu các em bé mới sinh được phân loại là “da trắng” hoặc “da màu” và cấu thành tội hình sự đối với các ca “định danh sai” chủng tộc. Các nhà lập pháp Nazi khi nghiên cứu về luật pháp Mỹ những năm 1930 đều cho rằng những điều luật “một giọt” này hơi hà khắc. Anglo-Saxon Clubs phủ nhận bất kỳ ý định phân biệt chủng tộc nào, nhà sử học Edwin Black viết trong cuốn War Against the Weak: Eugenics and America’s Campaign to Create a Master Race. “'Mang giọt máu da đen thì là người da đen' không còn là một lý thuyết dựa trên niềm tự tôn chủng tộc hay phân biệt màu da nữa, mà là một sự thật có logic và có cơ sở khoa học,” tổ chức biện hộ, hơn thế nữa mục đích của họ là duy trì “sự thống trị của người da trắng tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ mà không phải dựa vào sự kì thị hay thù ghét.” Bạn hiểu chứ? Bất chấp nỗ lực của McCarthy trong việc tách biệt đảng Cộng hòa khỏi nhóm chính trị America First Caucus, ta có thể thấy các lãnh đạo và học giả dưới quyền Trump, một số đến từ chính những nhóm người nhập cư mà Anglo-Saxon đang gièm pha, lại đồng ý với một số những quan điểm mang tư tưởng Anglo-Saxonism. Dư âm của quan điểm những người không phải Anglo-Saxon sinh ra đã không có khả năng “tự lo và tự quản”, như Fracis Walker chỉ ra, có thể được bắt gặp thường xuyên trên những kênh truyền thông như Fox News, nơi các biên tập viên như Tucker Carlson đưa ra luận điểm rằng đảng Dân chủ mong được “thay thế những cử tri hiện tại, những người đang cầm lá phiếu trên tay, với những người khác, cư dân tới từ các nước thứ ba.” Đây chính là sự định đoạt về mặt sinh học, cơ bản vẫn là dối trá. Đảng Cộng hòa giờ đây đang được lãnh đạo bởi thế hệ con cháu của những người mà Walker mô tả là không thể tự đứng đầu, những người mang theo họ Giuliani và Pompeo, kể cả khi chính họ đang tuyên truyền những lời bịa đặt này tới một thế hệ những người nhập cư mới. Văn kiện vạch ra những ưu tiên của America First Caucus, cái tên vừa khéo lại rất thượng đẳng, cũng bê nguyên những lí luận tương tự như trên. “Một điểm khác biệt rõ rệt giữa những người nhập cư sau năm 1965 và các làn sóng trước đó nằm ở việc những người đi trước được giáo dục tốt hơn, kiếm được nhiều tiền hơn, và không có sự nâng đỡ để nương nhờ khi không thể làm việc tại Mỹ, dẫn tới việc họ không dựa dẫm vào những người bản địa khi sống tại nước Mỹ,” trích văn kiện. Quan điểm được đưa ra như trên là một sự hoang đường. Những người châu Âu tới nhập cư vào thời điểm bước ngoặt của thế kỉ không hề gặp phải những rào cản như những người nhập cư thời nay, chưa nói tới hàng ngàn những chiến dịch trục xuất bạo lực mà người Mỹ phải làm quen dần. Họ nghèo, thiếu kiến thức và không cần biết tiếng Anh để có thể tiến vào lãnh thổ này, trừ một bộ phận rất nhỏ. Lằn ranh giữa những người nhập cư trước và sau 1965 là ở việc vào năm đó, Mỹ gỡ bỏ các lệnh cấm dựa trên chủng và sắc tộc, thứ đã gần như ngăn cản sự di cư từ châu Á và châu Phi. Thông tin sai lệch mà America First Caucus đã cung cấp chính là kết quả của giả thiết phản khoa học của chủ nghĩa Anglo-Saxon đã đưa ra, rằng những người di cư đều bằng cách nào đó không hề biết tới khái niệm “tự lo và tự quản.” Cuộc bầu cử năm 2020 đã cho thấy rằng đảng Cộng hòa có thể ủng hộ những chiến lược bảo thủ, kể cả trong khía cạnh di cư, mà vẫn nhận được phiếu bầu từ người Mỹ La-tinh. Nhưng sự thiên vị về mặt tư tưởng Anglo-Saxon hoàn toàn loại bỏ đi thành phần này khỏi nền móng của đảng, gửi tới một thông điệp rõ ràng rằng cộng đồng đó, cũng như những người không phải da trắng, hoàn toàn không được chào đón, đồng thời đe dọa các quyền lợi của họ. Đảng phái này thay thế các lệnh cấm vận, thậm chí là thay đổi luật pháp, để bảo vệ sự thuần huyết về mặt chủng tộc. Động thái bác bỏ mang tính ép buộc của McCarthy chỉ là một ví dụ nhỏ về cách mà một cộng đồng cử tri đa dạng hơn có thể trở thành cú giáng vào sự cố chấp của một đảng phái, dù mới chỉ là bước đầu để bắt kịp với một định hướng đúng đắn hơn, chống lại những con rối yếu đuối không đủ can đảm để chống cự.


Người dịch: Phuong Dang & Quan Ly

Biên tập: Khanh Doan Nguyen


Comments


bottom of page