top of page

Kiểm chứng: Ám chỉ vô căn cứ của Trump về việc vất bỏ hàng loạt phiếu bầu ở Georgia


Khi toàn bộ Hoa Kỳ đợi kết quả của cuộc bầu cử Thượng viện Georgia, vào hôm thứ Ba, Tổng thống Donald Trump đã đề xuất quá trình kiểm phiếu là gian lận.


Jane C. Timm, ngày 5 tháng 1, 2021

Hình: Tổng thống Donald Trump phát biểu ở cuộc vận động tranh cử cho Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Kelly Loeffler và cựu Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa David Perdue tại Dalton, Georgia vào ngày 4 tháng 1 năm 2021.

Elijah Nouvelage / Bloomberg qua Getty Images


Trong số những chiêu trò của cuộc bầu cử năm 2020 được truyền thông bóc mẽ liên tục, những cáo buộc về trung tâm bỏ phiếu giả ở Quận Cam dường như trắng trợn hơn cả. Trung tâm này được quảng cáo trên đài phát thanh và truyền hình tiếng Việt như một văn phòng hỗ trợ bầu cử, một nơi “đáng tin cậy” cho những cử tri không nói được tiếng Anh, đảm bảo phiếu bầu vắng mặt của họ không phải “giả mạo”. Một tấm biển gắn ngoài văn phòng còn đề “Phòng bỏ phiếu” bằng tiếng Việt. Thực tế thì đây là văn phòng tranh cử của đại biểu đảng Cộng hòa tại hội đồng thành phố Westminster, bà Kimberly Ho. Hai tháng sau bầu cử, nhiều câu hỏi về địa điểm này vẫn chưa được giải đáp, chẳng hạn như liệu đội ngũ tranh cử trên có gây nhầm lẫn cho cử tri qua việc quảng bá văn phòng này như điểm bỏ phiếu và nơi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ bầu cử. Giới chỉ trích cũng chỉ ra những hệ lụy tiềm tàng: Liệu những đội ngũ tranh cử khác có thấy giá trị từ sự hỗ trợ bầu cử kiểu này, làm lu mờ sự khác biệt với các điểm bỏ phiếu chính thức? Đội ngũ của bà Ho chối bỏ mọi cáo buộc. Một tuyên bố chính thức đội ngũ này đưa ra vào tháng Mười Một nói rằng một quảng cáo được tài trợ bởi những người ủng hộ nhằm “thông báo với cử tri, bằng ngôn ngữ gốc của họ, về việc liên hệ với văn phòng đại diện nhằm giải đáp thắc mắc hoặc vấn đề liên quan đến bầu cử. Quảng cáo này rất rõ ràng, đơn thuần và dễ hiểu.” Tuy nhiên, ông Justin Levitt, giảng viên tại Đại học Luật Loyola và là chuyên gia về luật bầu cử bang California, cho rằng từ những gì thấy được trên truyền thông, văn phòng này được quảng bá bằng bảng hiệu và quảng cáo theo cách có nguy cơ gây nhầm lẫn cho cử tri. “Chắc sẽ phải có ít nhất một vài người đi bỏ phiếu phải bối rối về những gì họ thấy,” ông Levitt nói. Một cuộc điều tra bởi văn phòng công tố viên Quận Cam vẫn đang diễn ra, một phát ngôn viên cho hay vào cuối tháng trước. Cho đến thời điểm này, họ kết luận được rằng tư liệu bầu cử bị loại bỏ chỉ bao gồm phong bì, chứ không phải phiếu bầu và không bình luận gì thêm. Cuộc điều tra này nhiều khả năng sẽ dựa trên một vài yếu tố, bao gồm việc nhân viên có điền vào phiếu bầu cho cử tri hay không, những phần xôi, bánh kẹo hay trà miễn phí có được dùng để đổi lấy phiếu bầu cho một ứng viên cụ thể nào, và việc cách truyền thông về địa điểm này có chủ ý gây nhầm lẫn cho cử tri hay không, ông Levitt nhận định. Ngay cả khi không có vi phạm nào, giới chỉ trích vẫn cho rằng luật pháp hiện tại không đủ để bảo vệ cử tri trước những cách làm gây nhầm lẫn, và đã kêu gọi thay đổi quy định về tính minh bạch trong các quảng cáo về chính trị. Nghị sĩ Hạ viện Lou Correa (đảng DC - Santa Ana) cho biết ông lo ngại rằng trung tâm hỗ trợ bầu cử nói trên mới chỉ là bắt đầu và các ứng viên khác sẽ làm điều tương tự trong các cuộc bầu cử sau này. “Trước sự cao cả và đáng trân trọng của nền dân chủ, tôi cho rằng những trung tâm bỏ phiếu như của bà Kimberly Ho không nên được pháp luật cho phép,” ông Correa cho hay. Tin tức về điểm bỏ phiếu tại Westminster dần gây được nhiều sự chú ý khi Tổng thống Trump vẫn không ngừng tuyên truyền, gần như hoàn toàn vô căn cứ, về những bất thường trong bầu cử tại các tiểu bang quan trọng trong kỳ bầu cử 2020. Giới chức California báo cáo thêm vài trường hợp. Tại Hawthorn, hai người đàn ông, trong đó có một người đang tranh cử thị trưởng, bị kết án gian lận bầu cử sau khi có động thái đăng ký phiếu bầu qua thư giả mạo cho 8,000 cử tri “giả, không tồn tại hoặc đã qua đời,” theo một bản án hình sự. Quan chức bầu cử hàng đầu tại Hạt L.A. cho biết việc bắt quả tang đường dây này cho thấy nguy cơ bỏ lỡ những điểm báo động tương tự dẫn đến hàng triệu phiếu bầu giả mạo trên cả nước, như ông Trump và giới ủng hộ vẫn cáo buộc, là rất thấp. Trong khi đó, giới chức Đảng Cộng hòa gây tranh cãi khi đặt hòm phiếu ở nhiều nơi trên toàn tiểu bang và dán nhãn “chính thức” một cách trái phép, gây phẫn nộ trong đảng Dân chủ và khiến quan chức bầu cử tiểu bang phải đưa ra công thư cảnh cáo. Các hòm phiếu này xuất hiện trước nhà thờ, văn phòng đại diện đảng phái và doanh nghiệp tư nhân. Quan chức Đảng Cộng hòa khẳng định họ tuân thủ luật bầu cử bang, và một thẩm phán đã ra phán quyết rằng thông tin về các hòm phiếu này không bắt buộc phải được trình cho tiểu bang. Và rồi vào ngày bầu cử, một nhà hoạt động tại địa phương đăng một video cho thấy nhân viên ở ngoài văn phòng đội ngũ tranh cử của bà Ho đang loại bỏ phong bì phiếu bầu đã mở, và một tấm biển bằng bìa có dòng chữ viết tay “bỏ phiếu ở đây.” Trưởng phòng Đăng ký Cử tri Quận Cam Neal Kelley từng tiết lộ với tờ Thời báo rằng ông đã yêu cầu đội ngũ của bà Ho bỏ các tấm biển kia do lo ngại cử tri có thể nhầm lẫn rằng đây là điểm bỏ phiếu chính thức. Đội ngũ của bà Ho tuyên bố rằng tấm biển đề “bỏ phiếu ở đây” bằng tiếng Anh được dựng bởi người ngoài cuộc có ý đồ vu khống rằng địa điểm này là một điểm bỏ phiếu giả. Vẫn chưa rõ bao nhiêu người đã đến văn phòng này.Những biển quảng cáo gọi địa điểm này là một “chiến dịch” hoặc một “văn phòng bầu cử”. Nhưng cách dùng từ khá mơ hồ và một người qua đường có thể diễn giải thành một trung tâm hỗ trợ bầu cử không liên quan tới chiến dịch chính trị nào, theo chia sẻ của Natalie Tran, một chuyên gia ngôn ngữ tiếng Việt và giám đốc Trung tâm Tài nguyên Quốc gia cho Ngôn ngữ châu Á tại trường Đại học Cal State Fullerton. “Tôi sẽ không nghĩ đó là văn phòng đội ngũ tranh cử. Tôi sẽ tưởng đó là một trung tâm cung cấp thông tin cho cộng đồng,” Tran nói. Quảng cáo được trình chiếu trên đài phát thanh và truyền hình, cũng là một nguồn thông tin chủ chốt cho Little Saigon trong Quận Orange. Khu vực này bao gồm một quận kinh doanh và cộng đồng người Việt xa xứ lớn nhất thế giới. Những quảng cáo này hoàn toàn được viết bằng tiếng Việt — trừ những tiết lộ luật pháp rằng quảng cáo được các chiến dịch chính trị chi trả. Những tiết lộ này được viết bằng tiếng Anh, và có thể sẽ không truyền tải đầy đủ thông tin cho những người không biết tiếng Anh, Tran nói thêm. “Nếu luật pháp được viết ra để bảo vệ người dùng, tôi nghĩ luật pháp cần chú ý bảo vệ những người dùng không nói tiếng Anh nữa,” Tran nói. Tuy vậy, Tran nói rằng bà nhận thấy vẫn cần giúp đỡ những người trong cộng đồng người Việt di cư vẫn đang chần chừ tìm sự hỗ trợ tại các địa điểm bầu cử chính thức do rào cản ngôn ngữ và văn hoá. Những nơi bầu cử chính thức cũng có hỗ trợ bầu cử bằng tiếng Việt. Ủy viên hội đồng Westminster Tai Do, gần đây thua cuộc trong cuộc đua ở một hội đồng của quận mới được thành lập, nói rằng những quảng cáo có “ý định lừa gạt” cử tri. Ông Do tiếp tục giữ chức uỷ viên hội đồng tại vị trí tự do của ông trong ít nhất là hai năm tới. “Những quan chức đắc cử này thao túng truyền thông tiếng Việt rất thường xuyên,” Do nói. Các chính trị gia địa phương có liên quan đến chiến dịch quảng cáo phần lớn đã kín tiếng về vấn đề này. Thị trưởng Westminster Tri Ta và cựu Uỷ viên hội đồng lập pháp Cộng hòa Tyler Diep, hai người đã tài trợ quảng cáo sử dụng vốn chiến dịch chính trị và dùng giọng trong quảng cáo, không trả lời cuộc gọi xin bình luận từ The Times. Tuy nhiên, vào ngày bầu cử, Diep bác bỏ nhận định rằng một quảng cáo TV do ông tài trợ mang tính lừa dối, và nói rằng “Văn Phòng Tranh Cử” chính là “campaign office” trong tiếng Anh. Ông gọi quảng cáo đó là một “thông báo công vụ.” “Những nơi bầu cử chính thức đã mở. Hãy cùng nhau bầu cử để cất lên giọng nói của chúng ta,” quảng cáo đã viết vậy, theo một bản dịch của The Times. Nó cũng đưa ra địa chỉ của khu mua sắm nơi văn phòng được dựng lên. “Không có biểu tượng quận nào trong đó cả. Tôi nghĩ những người đưa ra những cáo buộc ác ý đó cũng sẽ không giúp đỡ các cử tri khác. Thông báo công cộng này không cổ suý, thuyết phục, hay ép buộc ai phải bầu cho đảng phái hay ứng cử viên nào cả,” Diep nói. Van Tran, một luật sư chiến dịch tranh cử và cựu Uỷ viên hội đồng lập pháp Cộng hòa, từ chối trả lời câu hỏi về hoạt động nội bộ của văn phòng. Ông nói mọi hoạt động đều “nằm trong vòng pháp luật.” Tran nói rằng những nỗ lực chỉ trích và biến văn phòng của Ho thành mục tiêu sẽ làm nhụt chí tham gia bầu cử của người di cư gốc Việt và cản trở các nhà hoạt động cộng đồng trong việc đăng ký thêm và giáo dục các cử tri di cư. Một số cử tri nói họ cảm kích những dịch vụ ở trung tâm này và gọi đây là một tài nguyên quan trọng cho cộng đồng người di cư. Bao Pham, một thợ làm móng từ Garden Grove, mang phiếu bầu đã hoàn thiện của mình đến văn phòng tranh cử sau khi được một người bạn giới thiệu về “những dịch vụ trên quảng cáo” của văn phòng. “Họ không hỏi tôi bất cứ câu gì về cách thức bầu cử của tôi hay tôi bầu cho ai,” ông nói về những nhân viên đã chào đón ông tại văn phòng. Ông nói một nhân viên đã đề nghị giúp vận chuyển lá phiếu của ông tới quận. “Người ta có giúp mình và có người giúp mình là điều tốt. Đây là một cuộc bầu cử quan trọng và chúng ta cần những nơi như thế này.” Vickie Nguyen, một quản trị viên tiền lương cho một công ty hàng không vũ trụ, đã không tới trung tâm bầu cử, nhưng sau khi đọc trên một số tài khoản mạng, cô cho rằng trông nó “rất ám muội.” Nguyen, 25 tuổi, nói cô đã bầu cho ứng cử viên quốc hội Dân chủ Harley Rouda và để ý rằng video trong quảng cáo có cảnh những người ở trung tâm mặc áo phông quảng bá đối thủ của ông, Michelle Steel. Steel đã đắc cử với chênh lệch hơn 8,000 phiếu. Chiến dịch của Steel đã bác bỏ mọi liên quan tới văn phòng này. Nguyen nói rằng biết đến sự tồn tại của trung tâm đã khiến cô nghi ngờ sự trung thực của cuộc bầu cử địa phương.


Người dịch (Lược dịch/Phỏng dịch): Xuân Mai

Biên tập: Khánh Đoan

Comments


bottom of page