top of page

Lệnh hành pháp đang được soạn thảo của Nhà Trắng nhắm vào các tập đoàn lớn.


Một lệnh hành pháp đang được soạn thảo và đợi sự đồng ý của Tổng Thống Joe Biden được cho là không những sẽ chống độc quyền mà còn thúc đẩy sự cạnh tranh kinh tế.


By LEAH NYLEN, on 28-06-2021, 20:00:00

Một lệnh hành pháp đang được soạn thảo và đợi sự đồng ý của Tổng Thống Joe Biden được cho là không những sẽ chống độc quyền mà còn thúc đẩy sự cạnh tranh kinh tế. Chú thích hình ảnh: Văn kiện này hoàn toàn đúng theo đường đi của Tổng Thống Joe Biden vì ông đã liên tục bổ nhiệm những người cấp tiến vào các vị trí quan trọng. Hình của Patrick Semansky từ AP Photo. Theo như nguồn tin từ ba người trong cuộc, Nhà Trắng đang soạn thảo một lệnh hành pháp nhằm tăng cường sự cạnh tranh kinh tế và làm giảm sự thống trị của các tập đoàn lớn trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng, vận chuyển, và hàng không. Văn bản này dự kiến sẽ được thông qua trong tuần này và hoàn toàn trùng khớp với đường lối của Tổng Thống Biden. Ông đã và đang tiến cử những nhân vật cấp tiến vào các vị trí then chốt của Nhà Trắng và các cơ quan khác, ví dụ như Cơ Quan Thương Mại Liên Bang (tạm dịch từ Federal Trade Commission). Đây cũng đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hướng đi của chính quyền Biden đối với việc độc quyền kinh tế của thế kỷ 21 mà trong đó chỉ có thi hành những điều luật chống độc quyền thôi thì chưa đủ. Thật vậy. chính phủ cho rằng cần phải mạnh tay hơn nữa nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực doanh nghiệp. Tuy nhiên, văn bản này vẫn chưa được hoàn tất và vẫn chưa được trình lên Biden, theo như người trong cuôc. Hôm thứ Hai, Nhà Trắng cho biết Tổng Thống Biden vẫn chưa ra quyết định chính thức liệu ông có ký lệnh hành pháp này hay không. Phát ngôn viên nhà Trắng Emilie Simons cho biết, “Tổng Thống Biden đã tuyên bố rõ ràng trong cuộc vận động bầu cử là ông sẽ quyết tâm đẩy mạnh sự cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế Hoa Kỳ, bao gồm cả việc cấm những thỏa thuận không cạnh tranh mà nhiều công ty muốn người lao động ký và bảo vệ người nông dân khỏi các phương pháp bóc lột; tuy nhiên, hiện nay Tổng Thống vẫn chưa ra quyết định cho những luật lệ cụ thể.” Vấn đề cạnh tranh của nền kinh tế Hoa Kỳ không chỉ xảy ra với ngành công nghệ và điều này đòi hỏi cần phải có chính sách giải quyết bao quát, theo như nhận xét của Diana Moss, chủ tịch của nhóm vận động tên Viện Chống Độc Quyền Hoa Kỳ. Moss nói rằng, “Chúng ta cần chú ý đến vấn đề cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực quan trọng như thực phẩm/nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, viễn thông, và hàng không. Chúng tôi hi vọng rằng lệnh hành pháp của Tổng Thống Biden sẽ công nhận rằng đẩy mạnh cạnh tranh trong tất cả các lĩnh vực là thật sự cần thiết cho thị trường, người dân, và nền kinh tế nước nhà.” Lệnh hành pháp này sẽ này yêu cầu hai cơ quan chính phủ quản lý các vấn đề độc quyền, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ và Cơ Quan Thương Mại Liên Bang, phải cập nhật hướng dẫn về việc kiểm soát các đề xuất sát nhập của các tập đoàn. Ví dụ như vấn đề sát nhập theo chiều dọc (tạm dịch từ vertical merger), miêu tả sự hợp nhất của các công ty không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau như là vụ Tập Đoàn Hiệu Thuốc CVS mua lại công ty bảo hiểm sức khỏe Aetna, thường không được chú ý nhiều bởi các cơ quan quản lý Chính quyền Obama cũng ra một văn bản tương tự vào năm 2016 nhằm yêu cầu các cơ quan hành chính phải nâng cao sự cạnh tranh và thông tin cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, rất ít các cơ quan có những hành động cụ thể vì lệnh này được kỳ vào những tháng cuối nhiệm kỳ Tổng Thống của Obama. Lệnh mới của Biden là một bước tiến so với năm 2016 vì văn kiện này bao gồm những đề xuất mà các cơ quan có thể tham khảo, ví dụ như cách các cơ quan liên bang nên kiểm tra những giao dịch ngân hàng. Lệnh mới này có nhiều khả năng sẽ đề nghị Bộ Giao Thông Vận Tải xem xét sự cạnh tranh tại các sân bay bị hạn chế về năng lực. Nhiều đề xuất khác trong lệnh mới nhắm vào Bộ Nông Nghiệp và Cục Viễn Thông Liên Bang. Những nỗ lực chống độc quyền và nâng cao tính cạnh tranh đã và đang tăng nhanh từ ngày Biden lên nhậm chức. Ông đã chọn Timothy Wu, một nhà phê bình hàng đầu về giới công nghệ, vào chức vụ then chốt tại Nhà Trắng để coi quản kinh tế và đề cử Lina Khan, người luôn lên tiếng kệu gọi chống độc quyền và chia nhỏ các “ông trùm” công nghệ như Amazon, vào vị trí lãnh đạo Cơ Quan Thương Mại Liên Bang. Thêm nữa, Biden khuyến khích các nỗ lực của các chính phủ địa phương nhằm cung cấp dịch vụ Internet trên diện rộng cho người dân; bước đi này có thể sẽ làm giảm sự thống trị của các nhà cung cấp như Verizon và Comcast. Wu và một số cựu nhân viên chống độc quyến từ thời Obama, trong một bản báo cáo năm ngoái từ Trung Tâm Washington cho Phát Triển Công Bằng (tạm dịch từ Washington Center for Equitable Growth), đã hối thúc chính quyền Biden nên cam kết lực lượng chính phủ vào các vấn đề cạnh tranh. Cựu CEO của tổ chức này, Heather Boushey, đang là một thành viên trong Hội Đồng Cố Vấn Kinh Tế cho Biden. Wu, cũng đã làm cố vấn cho Obama, lí luận rằng các cơ quan có thể dùng quyền hành vốn có để khuyến khích sự cạnh tranh. Lệnh năm 2016 của Obama khiến cho Bộ Giao Thông Vận Tải đề xuất việc yêu cầu các cơ quan hàng không phải đưa thông tin về cước hành lý và các thay đổi tiền phí cho khách hàng trước khi họ đặt vé. Bộ Giao Thông Vận Tải dưới thời Tổng Thống Donald Trump đã phá bỏ yêu cầu này. Văn bản của Biden sẽ dùng những từ ngữ như là “đề nghị: hay ”gợi ý" để tránh những sơ sót không đáng có như thời của Obama hay Trump, đặc biệt là đối với những cơ quan độc lập như Cơ Quan Thương Mại Liên Bang và Cơ quan Truyền Thông Liên Bang.

Ryan Lizza đã đóng góp cho bản báo cáo này.

Người dịch: Quynh Anh

Biên tập: Khanh Doan Nguyen


Comments


bottom of page