top of page

Lý do tại sao lệnh đóng cửa lần hai có thể không hiệu quả như lần đầu

Umair Irfan, ngày 16 tháng 6, 2020


Một billboard liệt kê các biện pháp phòng ngừa chống lại Covid-19 gần Thành phố Tuba, Arizona. Arizona là một trong một số tiểu bang thư giản giãn cách xã hội ngay cả khi các trường hợp bệnh tăng lên. Ralston / AFP qua Getty Images


Việc sử dụng lệnh đóng cửa đã ngăn chặn đợt bùng phát của loại coronavirus mới và cứu mạng người, nhưng tái sử dụng lại lệnh đóng cửa sẽ khó hơn.


Vài tiểu bang đang chứng kiến sự bùng phát trở lại của dịch COVID-19 và tình hình nhập viện ngày càng tăng cao. Và những tiểu bang với sự bùng phát đáng sợ như Arizona, North Carolina, South Carolina, Texas, Utah, Arkansas, Florida, và Tennessee – có ít số ca lây nhiễm tại thời điểm ban đầu của đại dịch.


Nhiều tiểu bang này đã bắt đầu thả lỏng lệnh hạn chế đi lại, buôn bán, và tụ họp công cộng. Nhưng với sự lây nhiễm dân cao, sẽ có thêm số ca bệnh, tử vong, và khó khăn tài chính cho những người dân đang gánh chịu nặng nề trong đại dịch.


Nếu các ca nhiễm tiếp tục tăng cao và có nguy cơ làm tê liệt hệ thống y tế, quan chức có thể phải đối mặt với một tương lai đầy thử thách: một đợt đóng cửa thứ hai, các cơ sở thương mại vừa mở cửa sẽ phải đóng cửa trở lại, cấm các cuộc tụ họp công cộng, và lệnh ở nhà sẽ có hiệu lực trở lại.


Vài quan chức địa phương đã nói tới khả năng này. Ví dụ, thành phố Houston, Texas, đang cân nhắc đến việc đưa ra lệnh ở nhà lần thứ hai. (tuy nhiên thành phố không được phép đưa ra quy định khắt khe hơn quy định của chính phủ tiểu bang.)


Dựa trên nhiều nghiên cứu gần đây, bao gồm hai nghiên cứu khoa học xuất bản trên tạp chí Nature, các lệnh cách ly và giãn cách xã hội chắc chắn giảm thiểu số ca nhiễm và tử vong. Tuy nhiên, lệnh đóng cửa cũng làm nạn thất nghiệp ồ ạt và làm sự căng thẳng giao tiếp xã hội khi người dân buộc phải giữ khoảng cách.


Khi được hỏi khả năng của một cuộc đóng cửa nữa, Anthony Fauci, giám đốc của National Institute của Allergy and Infectious Diseases (Viện Dị Ứng và Bệnh Truyền Nhiễm Quốc Gia), nói với Science Friday (Khoa Học Thứ Sáu) tuần rồi rằng nó tùy thuộc vào chính sách sức khỏe cộng đồng được thực hiện hiệu quả đến mức độ nào.


“Liệu những sự lây nhiễm này có trở thành một sự tái bùng phát lây nhiễm tùy thuộc vào chúng ta xác định, cách ly, và truy tìm nguồn nhiễm hiệu quả đến mức độ nào,” Fauci nói.


Những chuyên gia sức khỏe cộng đồng khác đang tranh luận khả năng tồn tại của một lệnh đóng cửa nữa, chỉ ra rằng sự sẵn lòng trong chính trị cho việc đóng cửa sẽ khó khăn hơn, và công dân sẽ ít có khả năng tuân thủ lệnh hơn.

Một điều rõ ràng là sẽ khó khăn hơn để có kết quả nhanh và thỏa mãn trong giai đoạn này của đại dịch. Và với những cách bảo vệ sức khỏe công cộng mà không cần hy sinh công chúng quá nhiều thì chúng đòi hỏi sự đầu tư, sự phối hợp chặt chẽ với công chúng, và sự sẵn lòng của chính trị. Thật không may, không phải tiểu bang nào cũng có những yếu tố này.


Hoa Kỳ đang ở một nơi rất khác với thời điểm ban đầu của đại dịch COVID-19.

Hoa Kỳ bây giờ là tâm điểm của đại dịch COVID-19, với 2.16 triệu ca và 118,000 người chết tính đến thời điểm tháng 6 ngày 16.


Sự gia tăng rõ rệt ở tiểu bang như Arizona, nơi hiện đang là điểm nóng của virus với những ca nhiễm ra tăng chóng mặt mỗi ngày. Will Humble, cựu giám đốc Arizona Department of Health Services (Phòng Dịch Vụ Sức Khỏe của Arizona), nói rằng đóng cửa là có hiệu quả khi thực thi vào tháng 3 ngày 31. Người dân Arizona nghiêm túc tuân thủ lệnh ở nhà. Các cơ sở thương mại đóng cửa. Người dân giữ khoảng cách xã hội.


Nhưng thời điểm đó, sự lây nhiễm nhẹ. “Ngày đầu tiên lệnh ở nhà được thực thi là khi chúng tôi chỉ có vài trăm ca một ngày,” Humble nói. Rồi vào tháng 5 ngày 15, thống đốc Arizona ông Doug Decey cho phép lệnh ở nhà hết hạn, thay vào đó là lệnh điều hành đề xuất hướng dẫn mọi người hành xử như thế nào, nhưng không có bắt buộc. Sự nới lỏng này góp phần vào sự gia tăng ca nhiễm.


“Chúng tôi đang bùng nổ với 1,500 ca… Chúng tôi đang đi trở lại lệnh ở nhà nhưng với một tình cảnh rất khác với trong tháng Tư,” Humble nói.


Sự tái thực hiện biện pháp đóng cửa vào thời điểm này, nếu được tuân thủ nghiêm ngặt, vẫn sẽ làm giảm các ca lây nhiễm mới. Nhưng sự sụt giảm sẽ tương ứng với một tỷ lệ bệnh cao hơn. Ca nhiễm mới sẽ giảm, nhưng để đạt tới mức mà đợt đóng cửa đóng cửa đầu tiên đạt được thì sẽ phải lâu hơn.


Khi bắt đầu với một con số ca bệnh cao hơn, thì sẽ có nhiều ca truyền nhiễm chéo hơn. Ví dụ, sẽ có nhiều ca nhiễm lây lan giữa thành viên gia đình hơn dưới lệnh ở nhà. Và với nhiều sự lây nhiễm, có nhiều khả năng sẽ có nhiều sự lây nhiễm không được phát hiện hơn và đó sẽ làm đại dịch tồi tệ hơn.


Và khi các tiểu bang nhìn thấy thực thi đầu tiên lệnh đóng cửa, có thể cần một thời gian cho những chính sách kiểm soát đại dịch diện lên trông dữ liệu. “Chúng ta có thể thể dự đoán rằng những sự chậm trễ và định biểu có biểu hiện giống cách trước đây,” ông Joshua Salomon, một giáo sư nghiên cứu mô hình bệnh tật và sự can thiệp sức khỏe công cộng, nói. “Cần có một vài tuần sau khì bạn thay đổi sự tiếp xúc và tương tác của mọi người để sự sụt giảm ca nhiễm hiện ra.”


Có lẽ, điều không rõ nhất bây giờ cho lệnh đóng cửa lần hai, là mọi người sẽ tuân thủ mệnh lệnh như thế nào. Vừa rồi, người dân trong nhiều nơi của đất nước đã tụ tập số đông, tràn ngập những cơ sở thương mại mở cửa trở lại, và khinh thường hướng dẫn mang khẩu trang ở nơi công cộng.


“Chúng tôi bắt đầu để ý thấy nhiều người ở South Carolina không thực hiện giãn cách xã hội và tránh tụ tập đám đông và mang khẩu trang ở nơi công cộng đặc biệt như lúc ban đầu,” Brannon Traxler, một bác sĩ tư vấn cho South Carolina state health department (Phòng sức khỏe tiểu bang South Carolina, nói với ABC News. Quan chức chính phủ đối mặt với sức ép chính trị để nới lỏng những ràng buộc này.


Cô Hannah Druckenmiller, một sinh viên thạc sĩ tại trường đại học California Berkeley, đồng tác giả một bài nghiên cứu nhằm vào sự hiệu quả của các biện pháp đóng cửa. Cô ấy và đội của cô kết luận rằng, trong khắp nước Mỹ, những chiến thuật này ngăn chặn tổng cộng 4.8 triệu ca nhiễm xác định COVID-19 và có thể lên tới 60 triệu sự lây nhiễm.

Nhưng kết quả cũng cho thấy những biện pháp này có hiệu quả khác nhau trong nhiều phần khác nhau của thế giới vì nhiều chính phủ coi trọng những biện pháp này hơn những chính phủ khác.


“Đây rất có thể là kết quả của sự thật rằng người dân có nếp văn hóa khác nhau và chính phủ thi hành các chính sách với nhiều mức độ khác nhau,” Druckenmiller nói, trong một email. “Một sự diễn dịch của kết quả này là nếu đợt đóng cửa thứ hai thực thị bớt khắt khe hơn nhưng có mức tuân thủ thấp hơn, thì những biện pháp kiểm soát này sẽ không có hiệu quả bằng trong tháng Ba và Tư vừa qua.”


Tuy nhiên, với nhiều tiểu bang có những phương cách khác nhau nhau để đương đầu với đại dịch, Hoa Kỳ rất có thể sẽ trải nghiệm nhiều sự chắp vá từ đóng cửa trường lâu hơn, cấm tụ họp đám đông, và lệnh trú ẩn tại chỗ.


Có biện pháp khác ngoài việc đóng cửa, nhưng Hoa Kỳ chưa có đầu tư đủ vào chúng.

Đóng cửa kinh tế và xã hội mặc dù có hiệu quả, nhưng chúng rất tốn kém. Chúng không có nghĩa là được thực thi mãi mãi, nhưng chúng làm chậm lại sự khuếch tán của virus để ngăn chặn bệnh viện không bị quá tải với bệnh nhân.


Có nhiều chiếc lược nhằm vào mục tiêu cụ thể để kiểm soát xét nghiệm, truy tìm, và cách ly liên quan tới COVID19. Với một hệ thống xét nghiệm mạnh mẽ, quan chức y tế có thể xác định người nào bị bệnh và đang khuếch tán bệnh ngày cả trước khi họ cảm thấy không khỏe. Sau đó, họ có thể truy tìm những người đã có sự tiếp xúc với bệnh. Và những người có xét nghiệm dương tính có thể được chỉ đạo để họ tự cách ly. Đồng thời, công chúng nên tiếp tục cách ly xã hội và giảm tối thiểu tiếp xúc khi họ suy tính sự nguy hiểm trong lúc tiếp tục lại đời sống.


Biện pháp này sẽ bẻ gãy chuỗi lây nhiễm của virus. Nó cũng đòi hỏi vài người ở nhà hơn là một đại quần chúng phải ở nhà. Nhưng nó cần có cơ sở hạ tầng để xét nghiệm và truy tìm sự tiếp xúc, và cần có thời gian để sắp đặt.


“Đóng cửa thường là có hai mục đích. Một là ngừng sự khuếch tán không dung tha của virus, cái mà đã thành công, Salomon nói. “Mục đích khác là tranh thủ thêm thời gian cho cơ sở các cơ sở y tế và xây dựng thêm cơ sở hạ tầng cho mục đích xét nghiệm, truy tìm và cách ly diện rộng. Nhưng chúng ta đã thất bại trong việc sử dụng thời gian đó.”

Một đợt lệnh đóng cửa và ở nhà có thể vẫn có giá trị để xây dựng khả năng xét nghiệm và truy tìm. Khi xét nghiệm và truy tìm càng sẵn sàng thì các lệnh đóng cửa càng ít phải khắt khe. Và xây dựng một hệ thống xét nghiệm triệu người vẫn ít tốn kém hơn là đóng cửa nền kinh tế vô thời hạn.


Vào thời điểm này trong đại dịch, quan chức sức khỏe y tế công cộng cũng hiểu tốt hơn về quang phổ mối hiểm nguy của virus. Thay vì ban hành một mệnh lệnh ở nhà bao trùm, những hướng dẫn cụ thể hơn về thể loại không gian công cộng nào là an toàn và các biện pháp để phòng nào là cần thiết có thể làm dễ dàng hơn sự chấp nhận những biện pháp kiểm soát đại dịch này. Nhưng nó đòi hỏi lời nhắn gửi phải cẩn thận và cụ thể, và khi nghĩ tới những lời nhắn rối rắm mà công chúng nhận được như mang khẩu trang, những quan chức y tế cần xây dựng lại niềm tin.


“Điều chúng ta thật sự muốn là khai thác hết những điều lợi ích từ việc đóng cửa trong một cách có xác định mục tiêu hơn và ít hy sinh hơn,” Salomon nói. Ông cũng nói thêm rằng chính sách như trả tiền nghỉ bệnh và xây dựng khả năng làm việc ở nhà cũng là những bước quan trọng trong giúp mọi người tránh tiếp xúc không cần thiết với Covid-19.


Còn đối với khi nào tiểu bang có thể nới lỏng, đây vẫn còn là một việc mơ hồ. Nhiều hướng dẫn mở cửa từ liên bang vẫn còn khá là phức tạp, trong khi một vài tiểu bang đã đi trước và thiếp lặp hướng dẫn riêng.


Gần đây hơn, Centers for Disease Control and Prevention (Bộ Kiểm Soát và Phòng Tránh Bệnh Tật) đã đưa ra một danh sách những thực hành tốt nhất khi lệnh đóng cửa nới lỏng. Biện pháp bao gồm mang khẩu trang và giữ khoảng cách với người khác.


Tuy nhiên, với số ca nhiễm lên cao trong vài tiểu bang, vẫn còn quá sớm để nghĩ đến việc nới lỏng, và cố gắng kiểm soát vẫn còn cần đến. Nhưng với công cụ sức khỏe công cộng thẳng thắng nhất giảm sức mạnh, cuộc chiến chống đại dịch không có những biến pháp mạnh bạo này còn cấp bách hơn bao giờ hết.


Translation by Phung Anh.

Comments


bottom of page