top of page

Một biến chủng mới của khủng hoảng: Chiến tranh và khí hậu nóng va chạm tại Afghanistan

Translated from The New York Times's article A New Breed of Crisis: War and Warming Collide in Afghanistan

By Somini Sengupta, on 30-08-2021

Bất ổn và biến đổi khí hậu đang tạo nên một vòng quanh quẩn xót xa trừng phạt những số phận yếu đuối thiệt thòi nhất thế giới.



Một số địa phương tại Afghanistan đã ấm lên gấp đôi mức trung bình của thế giới. Lượng mưa xuân đã giảm đi, đáng lo ngại nhất là tại các vùng nông nghiệp trọng điểm của quốc gia này. Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn trên vùng đất rộng lớn của đất nước này, bao gồm sự khô cằn tại miền Bắc và miền Tây, đây là lần thứ hai trong ba năm nay.

Afghanistan đang hứng chịu một hình thái khủng hoảng quốc tế mới, nơi sự nguy hiểm của chiến tranh va chạm với sự nguy hiểm của biến đối khí hậu, tạo nên một vòng quanh quẩn khắc nghiệt cho những người thiệt thòi yếu đuối nhất trên thế giới và hủy diệt khả năng ứng phó của họ. Trong khi chúng ta có thể dễ dàng quy trách nhiệm cho tình hình căng thẳng ở Afghanistan là do biến đổi khí hậu, hiện tượng nóng lên có vai trò như là “hệ số đe dọa”, theo cách nói của các nhà phân tích quân sự, khuếch đại những xung đột về nguồn nước, khiến cho người dân trong một quốc gia phần lớn dựa vào nông nghiệp bị mất việc làm, trong khi cuộc xung đột làm hao tổn tâm trí và tài nguyên. “ Cuộc chiến tranh đã khiến cho hậu quả của việc biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn. Trong vòng 10 năm qua, 50% ngân khố quốc gia đã tiêu vào chiến tranh.” Giáo sư về thủy văn Noor Ahmad Akhunzadah tại đại học Kabul cho biết qua điên thoại. “Hiện tại chúng tôi không có cơ quan chính phủ, và tương lai rất mù mịt. Tình cảnh hiện tại của chúng tôi là hoàn toàn vô vọng.”

Một phần ba dân số Afghanistan đang đối diện với vấn nạn an ninh lương thực theo cách gọi của Liên Hiệp Quốc. Do chiến tranh xảy ra, người dân không thể gieo giống kịp thời vụ. Thu hoạch năm nay dự đoán sẽ sụt giảm do nạn hạn hán. Chương trình Lương Thực thế giới cho biết 40% mùa màng đã bị mất trắng, giá của lúa mì đã tăng lên 25%, và nguồn cung cấp của cơ quan viện trợ sẽ cạn kiệt vào cuối tháng 9. Afghanistan không phải là quốc gia duy nhất đối mặt với tình trạng khốn cùng như vậy. Trong danh sách 25 nước đang gánh chịu hậu quả của biến đổi khí hậu, hơn phân nửa các quốc gia trên cũng đang chịu ảnh hưởng của chiến tranh hoặc bất ổn chính trị, theo như báo cáo của đại học Notre Dame.

Tại Somalia, nơi xung đột diễn ra trong nhiều thập kỷ, từ năm 1990 những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đã tăng lên gấp ba lần so với khoảng thời gian 20 năm trước đó, làm cho dân thường khó có khả năng hồi phục sau những trận sốc. Trong năm 2020, theo Liên Hợp Quốc, hơn 1 triệu người dân Somali đã phải di dời nơi ở, khoảng một phần ba trong số đó là do hạn hán. Tại Syria, theo các nhà nghiên cứu, biến đổi khí hậu do con người gây ra làm hạn hán kéo dài đã đẩy người dân ra khỏi miền thôn quê và làm sôi sục sự hận thù chính phủ dẫn đến cuộc nội chiến toàn diện vào năm 2011. Năm nay, hạn hán lại tái diễn khắp Syria, đặc biệt tại tỉnh Hassakeh vùng Đông Bắc là khu vực sản xuất lương thực chính. Tại Mali, theo các cơ quan cứu trợ, cuộc bạo loạn đã gây khó khăn cho nông dân và người chăn nuôi trong việc đối phó với những cơn hạn hán và lũ lụt liên tiếp . Trong một báo cáo gần đây, sau khi xem xét các tác động tổng hợp của xung đột và các cú sốc khí hậu, bao gồm cả ở Mali, Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế cảnh báo rằng “sự hội tụ của biến đổi khí hậu và xung đột đã làm trầm trọng thêm sự chênh lệch về an ninh lương thực, kinh tế và y tế, làm hạn chế cơ hội tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, đồng thời làm suy yếu năng lực cung cấp hỗ trợ của chính phủ, các thể chế và xã hội.” Không thể đổ lỗi rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân của các cuộc chiến tranh, đặc biệt là cuộc chiến tại Afghanistan. Nhưng khi nhiệt độ nóng lên, và kèm theo đó là khí hậu khắc nghiệt, như lời giáo sư Marshall Burke tại đại học Stanford, là “một ngón tay đặt lên cái cân khiến cho tình hình càng thêm tồi tệ hơn”. Ông cho rằng việc này là đặc biệt đúng ở những nơi đã hứng chịu xung đột kéo dài và các thể chế chính phủ đã tan rã. Tiến sĩ Burke, đồng tác giả của một báo cáo xuất bản năm 2013 về vai trò của biến đổi khí hậu đối với hàng chục cuộc xung đột trong nhiều năm qua, cho biết: “Những điều này không đồng nghĩa với việc khí hậu là yếu tố duy nhất hoặc quan trọng nhất gây ra xung đột. “Nhưng dựa trên bằng chứng này, sẽ là ngu ngốc nếu cộng đồng quốc tế lơ là mối đe dọa do khí hậu nóng lên gây ra.” Sự kết hợp của chiến tranh và khí hậu nóng lên làm cho những người yếu đuối thiệt thòi nhất trên thế giới dễ bị rơi vào tình huống nguy cấp. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Afghanistan đứng thứ 15 trong danh sách những nơi nguy hiểm nhất cho trẻ em do tác hại của biến đổi khí hậu, sự nóng bức và hạn hán, sự thiếu thốn các dịch vụ thiết yếu như dịch vụ y tế. Hai triệu trẻ em Afghanistan đang bị thiếu chất trầm trọng. Điều này là hoàn toàn đối ngược với trách nhiệm của người dân Afghanistan trong việc làm cho địa cầu nóng lên. Một người Afghanistan trung bình một năm thải ra 0.2 tấn khí CO2, so với 16 tấn do một người Mỹ thải ra. Một thành viên của hội nghị, Ahmad Samim Hoshmad cho biết sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan đã khiến cho việc Afghanistan tham gia vào các hội nghị môi trường thế giới trở nên khó khăn hơn. “ Hiện tại tôi không biết nữa. Tôi không thuộc về chính quyền nào cả. Tôi nên đại diện cho chính quyền nào?” Cho tới gần đây, ông Hoshmand là thành viên của tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm về việc nghiêm cấm các chất làm thủng tần ozone, như chất làm lạnh trong các mẫu máy lạnh cũ và những sản phẩm bị cấm theo Nghị Định Montreal, một thỏa thuận quốc tế mà Afghanistan đã chấp thuận. Vài ngày trước khi Taliban chiếm đóng Kabul, ông đã chạy sang Tajikistan. Những người buốn bán những chất cấm bị ông bắt giữ hiện đã được thả ra, và đang muốn trả thù ông. Họ dọa sẽ giết ông nếu ông quay về Kabul. Ông Hoshmand hiện đang chật vật tìm cách di cư đi nơi khác. Thị thực tại Tajikistan của ông sắp hết hạn sau vài tuần. “ Hy vọng duy nhất của tôi là cộng đồng bảo vệ tầng Ozone tại Hiệp Định Montreal, nếu họ có thể hỗ trợ tôi.” ông cho biết. Địa hình của Afghanistan vô cùng hiểm trở, từ đỉnh núi tuyết Hindu Kush tại miền Bắc đến các nông trại dưa ở miền Tây và miền Nam khô cằn đang hứng chịu bão cát. Các dữ liệu về khí hậu tại Afghanistan còn thưa thớt. Nhưng một phân tích gần đây dựa trên dữ liệu ít ỏi hiện có cho thấy lượng mưa xuân giảm mạnh đã gây ảnh hưởng lớn đến đất nước này, đặc biệt ở miền Bắc nơi người nông dân vả chăn nuôi phụ thuộc vào nguồn nước mưa cho việc trồng trọt và nuôi gia súc. Trong suốt 60 năm qua, nhiệt độ trung bình đã tăng lên chóng mặt, tăng 1,8 độ C trên cả nước từ năm 1950, và tăng hơn 2 độ C tại miền Nam. Trong một báo cáo năm 2016, Liên hợp quốc cảnh báo rằng “Biến đổi khí hậu sẽ gây ra thách thức lớn cho việc duy trì - chứ chưa nói đến việc gia tăng - bất kỳ thành tựu phát triển và kinh tế nào đạt được cho đến nay ở Afghanistan. “Hạn hán và lũ lụt ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng, quá trình sa mạc hóa tăng nhanh, và dòng nước trong các con sông do băng tuyết tạo ra của đất nước đang giảm đi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế nông thôn - nền kinh tế quốc gia và khả năng tự nuôi sống của đất nước này”.

Tiến sĩ Akhundzadah lập luận rằng đây chính là rủi ro lớn nhất của quốc gia này. Ba phần tư đồng bào của ông làm nghề nông, và bất cứ yếu tố thời tiết khó dự đoán có gây thiệt hại khôn lường, nhất là ở một quốc gia không có chính quyền ổn định và mạng lưới an sinh xã hội." Về phần Taliban, họ đang tích cực xóa bỏ hình ảnh của nữ giới khỏi các biển quảng cáo lớn thay vì giải quyết các hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra." Biến đổi khí hậu cũng là mối đe dọa lớn đối với Taliban. Các nhà phân tích cho rằng việc quản lý nước dùng sẽ trở thành yếu tố quan trọng trong việc người dân Afghanistan chấp nhận tính hợp pháp của chính quyền Taliban, và nó cũng có thể là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quan hệ của Taliban với các nước láng giềng. Trong cuộc chiến ờ Afghanistan, cũng như trong nhiều cuộc chiến trong suốt lịch sử, nước là một loại tiền tệ quan trọng. Trong cuộc chiến tranh giành thành phố trọng điểm ở miền tâ, thành phố Herat, Taliban đã liên tiếp tấn công vào một đập nước quan trọng để cung cấp nước uống, nông nghiệp và điện cho người dân trong vùng. Tương tự, ở tỉnh Kandahar tại miền Nam, một trong những chiến thắng quan trọng nhất của Taliban là giành quyền kiểm soát một đập chứa nước để uống và tưới tiêu. Biến đổi khí hậu cũng gây khó khăn cho Taliban trong việc thực thi lời hứa quan trọng của họ: xóa bỏ việc trồng cây thuốc phiện. Cây thuốc phiện cần ít nước để tưới tiêu hơn dưa và lúa mì, và mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều. Theo Liên Hợp Quốc, việc canh tác thuốc phiện tạo công ăn việc làm cho khoảng 120.000 người Afghanistan và thu về khoảng 300-400 triệu USD mỗi năm, đồng thời đã làm giàu cho Taliban. Diện tích đất trồng cây thuốc phiện tăng mạnh vào năm 2020. Các nhà phân tích cho rằng Taliban sẽ tìm cách sử dụng lệnh cấm trổng cây thuốc phiện để nhận được sự chấp thuận về tính hợp pháp của họ từ Qatar và Trung Quốc. Tuy nhiên Taliban sẽ vấp phải sự phản đối từ các nông dân ít có lựa chọn khác khi khi lượng mưa trở nên không đáng tin cậy.

Vanda Felbab-Brown, hà nghiên cứu khu vực tại Viện Brookings Washington “Đây là sẽ trở thành một vấn đề chính trị nghiêm trọng.”

Cuộc hạn hán gần đây nhất vào năm 2018 đã đẩy 4 triệu dân Afghanistan vào cảnh đói kém và buộc 371,000 người dân phải bỏ nhà ra đi, nhiều người trong đó vẫn chưa quay về.

Điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc, Ramiz Alakbarov, cho biết qua email từ Kabul hôm thứ Năm: “Tác động của hạn hán nghiêm trọng cộng với mâu thuẫn xung đột và đại dịch Covid-19 trong bối cảnh một nửa dân số đã cần viện trợ”. “Với dự trữ tài chính ít ỏi, mọi người buộc phải sử dụng đến lao động trẻ em, tảo hôn, di cư bất hợp pháp có nguy cơ dẫn đến nạn buôn người và các rủi ro khác. Nhiều người đang gánh nợ nần chồng chất và phải bán tài sản của mình ”. Tiến sĩ Akhundzadah, người cha của 4 đứa con, đang hy vọng dược di cư. Tuy nhiên, như các nhà học thuật khác, ông nói ông chưa từng làm việc cho chính phủ ngoại quốc nên không thể được di cư khỏi đất nước. Đại học và ngân hàng đều đóng cửa. Ông đang tìm việc nghiên cứu ở nước ngoài. Hiện tại không có chuyên bay thương mại nào ra khỏi Afghanistan. “Cho đến bây giờ tôi vẫn ổn.” Ông cho biết qua điện thoại. “ Tương lai thì mù mịt. Sống ở đây sẽ khó khăn.”

Người dịch: Janet Yao

Biên tập: Le Tran

Comments


bottom of page