Translated from USA Today's article America has a history of medically abusing Black people. No wonder many are wary of COVID-19 vaccines
Sandra Lindsay bình tĩnh ngồi khi mũi kim chích đâm vào vai cô.
By Javonte Anderson, on 16-02-2021, 10:00:00
Sandra Lindsay bình tĩnh ngồi khi mũi kim chích đâm vào vai cô. Bà ấy nhìn thẳng về phía đám đông phóng viên và máy ảnh đang háo hức ghi lại khoảnh khắc lịch sử này: Bà là người được nhận vaccine COVID-19 đầu tiên trong nước. Với tư cách là giám đốc điều dưỡng chăm sóc cấp cứu tại Trung tâm Y tế Do Thái Long Island và là người đã chứng kiến cận cảnh cái chết mà coronavirus để lại, Lindsay, 52 tuổi, xem việc tiêm phòng vào tháng 12 là cơ hội để giúp chấm dứt đại dịch. "Tôi đã nghĩ đến việc ... ngăn chặn COVID, loại bỏ nó, để nó không thể giết chúng tôi nữa và cướp đi sinh mạng cũng như cuộc sống của chúng tôi", Lindsay nói. Cô hoàn toàn thấy ý nghĩa của việc một phụ nữ da đen trở thành người Mỹ đầu tiên được tiêm chủng. Cô hy vọng sẽ xoa dịu sự hoài nghi về vaccine trong cộng đồng người da màu, nhưng cô cũng hiểu rằng di sản của y tế mang tính phân biệt chủng tộc ở đất nước này không thể bị chôn vùi ngay lập tức. Lindsay nói: “Tôi biết việc chỉ riêng tôi được tiêm vaccine sẽ không xóa bỏ được sự hoài nghi đã có trong hàng thế kỷ, hay bất kỳ hành vi vô nhân đạo hoặc gây hại nào đã xảy ra...Tôi biết rằng hành động của riêng mình sẽ không xóa được những nỗi sợ hãi đó." Kể từ khi thành lập đất nước, cơ quan y tế của Mỹ đã để người da đen bị lạm dụng, bóc lột và thử nghiệm. Xác chết được kéo ra khỏi mồ để phục vụ nghiên cứu khoa học. Phụ nữ da đen bị triệt sản mà họ không hề hay biết và bị cướp mất cơ hội sinh con. Cả một cộng đồng da đen đã lầm tưởng rằng họ đã miễn nhiễm với căn bệnh hiểm nghèo. Hết lần này đến lần khác, người da đen đã bị cơ chế y tế phản bội, và điều này đã nuôi nấng nghi ngờ sâu đậm vẫn tồn tại đến bây giờ. Có lẽ ví dụ khét tiếng nhất trong lịch sử thử nghiệm trên cơ thể người da đen là Nghiên cứu bệnh giang mai Tuskegee, trong đó 400 người bị bệnh giang mai bị từ chối trị bệnh trong hơn 40 năm. Vào năm 1932, các nhân viên của Dịch vụ Y tế Công cộng Hoa Kỳ đã tuyển dụng hàng trăm người đàn ông Mỹ gốc Phi nghèo, thất học, và mắc bệnh giang mai để theo dõi họ trải qua những cái chết có thể tránh được, ngay cả khi đã tìm ra phương pháp chữa trị. Những người tham gia nghiên cứu đã thắng một vụ kiện tập thể trị giá 10 triệu USD vào năm 1975. Họ cũng nhận được một lời xin lỗi từ Tổng thống Bill Clinton vào năm 1997. Rana Hogarth, giáo sư ngành lịch sử tại Đại học Illinois, cho biết: “Khi chúng tôi nói về lý do tại sao người da đen không tin tưởng vào cơ sở y tế, rất nhiều người đã trích dẫn Tuskegee và điều này có lý...Nhưng Tuskegee không phải là điểm bắt đầu." Sự lạm dụng trong ngành y tế trên tàu nô lệ và đồn điền Các chuyên gia cho biết, nỗi lo ngại của người da đen về việc được các bác sĩ điều trị có thể đã bắt đầu từ những con tàu chở nô lệ. Việc điều trị y tế trong các con tàu này dựa trên bạo lực và khủng bố bao trùm toàn bộ trải nghiệm vượt biển từ Phi Châu. Hầu hết các tàu nô lệ đều có bác sĩ trên tàu. Mặc dù một số bác sĩ là những người chuyên nghiệp, nhiều bác sĩ đã tiếp cận một cách tàn nhẫn trong việc chữa trị cho những người châu Phi bị ốm. Khi bị bệnh, những người bị bắt giữ có thể bị ném lên tàu và được xem là tài sản. Các thương gia và chủ sở hữu có thể thu tiền bảo hiểm. Những người bị bắt thường bị buộc phải uống thuốc hoặc ăn trong khi bị đe dọa bởi roi, mảnh kính vỡ hoặc súng lục. Carolyn Roberts, giáo sư lịch sử tại Yale, cho biết trong một số trường hợp, hàm của nô lệ bị cạy mở bằng các dụng cụ tra tấn có thể làm gãy răng để đẩy thức ăn xuống cổ họng của họ. Roberts nói: “Đây là một phương pháp chữa trị mới mà những người nô lệ đã bị cướp đi nhân tính đến mức những vi phạm này trở thành một điều bình thường." Sharla Fett, giáo sư lịch sử tại Occidental College ở Los Angeles, cho biết sau khi những người châu Phi bị bán và chuyển đến đồn điền, họ nhận được sự chăm sóc y tế khác nhau. Các chủ sở hữu nam thường tìm cách hạn chế người da đen tham gia vào việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Công việc chăm sóc bệnh tật hàng ngày thường đổ lên vai những người phụ nữ nô lệ. Trên các đồn điền lớn hơn, những người giám sát đưa ra các quyết định về sức khỏe hàng ngày, bao gồm kê đơn thuốc và tiêm chủng. Mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân bị bắt làm nô lệ vốn dĩ đã không được chặt chẽ bởi vì những người chủ nô lệ kiểm soát quyền tự chủ của các nô lệ. Giáo sư Fett, người đã nêu ra những cách sử dụng thuốc một cách vô nhân tính của các chủ nô trong cuốn sách đoạt giải thưởng "Working Cures", cho biết rằng mối quan hệ này đã làm những người nô lệ trở nên "thiếu khả năng tự chăm sóc về mặt y tế", khiến họ không thể bắt đầu điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh mà không có sự đồng ý của chủ nô. Trong một số trường hợp, các chủ nô đã sử dụng thuốc để trừng phạt và tra tấn nô lệ. Moses Roper, một cựu nô lệ, đã kể lại một cách chi tiết câu chuyện của mình về cuộc chạy trốn khỏi đồn điền bông cotton ở Nam Carolina vào năm 1838. Một chủ nô độc ác đã bắt một nữ nô lệ uống hết dầu hỏa, một chất tẩy rửa, mà cô có thể uống. Sau đó, ông ta đã ép cô vào một chiếc hộp gỗ, và đè nặng nó bằng đá khiến cô không thể mở nó ra. Ông đã giữ cô trong chiếc hộp đó suốt một đêm, đồng nghĩa với việc chôn sống cô trong đống phân thải của chính mình. Một người chủ đã ra lệnh cho một nô lệ uống thuốc gây nôn để giải trí cho gia đình mình. Một chủ nô khác trừng phạt người nô lệ bằng cách đặt họ chồng lên nhau, sau đó ông ta buộc họ uống một lượng thuốc lớn và thả "phân của họ xuống người nhau." "Nếu loại thuốc ấy được sử dụng như thế , thì ai mà tin tưởng khi họ được cho loại thuốc đó nếu họ bị ốm", Fett nói trong một cuộc phỏng vấn. Phụ nữ làm nô lệ và các thí nghiệm sinh sản Việc lạm dụng thuốc chỉ là phần nhỏ của lịch sử. Một số chủ nô và thầy thuốc đã buộc phụ nữ da Đen tham gia các quá trình sinh sản mà không cho thuốc gây mê. Theo tiểu sử của Tiến sĩ J. MarionSims, vào những năm 1840, một phụ nữ làm nô lệ 17 tuổi đã phải trải qua 30 cuộc phẫu thuật như vậy. Tại miền Nam Hoa Kỳ vào thế kỷ 19, hầu hết các ca mổ đẻ thực hiện của phụ nữ Mỹ gốc Phi, "thường gây tử vong cho cả mẹ hoặc trẻ sơ sinh, và đôi khi là cả hai", giáo sư Fett viết. Các thí nghiệm thực hiện trên phụ nữ nô lệ da Đen "sẽ không được thực hiện trên phụ nữ da trắng vì chúng được cho là có rủi ro cao." Giá trị của những người nô lệ trong đời họ là dựa vào sự lao động và sinh sản của họ. Trong cái chết, họ đã chứng minh là công cụ phát triển của nền y học phương Nam Hoa Kỳ. Xác của người nô lệ đã có vai trò quan trọng trong việc dạy sinh viên y khoa da trắng về cơ thể con người. Để giữ nguồn cung cấp xác chết ổn định cho các thí nghiệm y tế, một số trường đại học đã lấy xác từ các nghĩa trang của người nô lệ, giáo sư Hogarth cho biết. Trong một tờ quảng cáo năm 1824 cho Trường Cao đẳng Y tế Nam Carolina, trường đã khoe số lượng xác chết mà họ sẽ có để nghiên cứu y học - "các đối tượng [thí nghiệm] được lấy từ những dân da màu với số lượng đủ cho mọi mục đích, và việc mổ xẻ đã được tiến hành một cách thích hợp để không bất kỳ cá nhân nào trong cộng đồng bị phản cảm." Sốt vàng tàn phá Philadelphia Vào năm 1793, cơn sốt vàng đã lan rộng khắp Philadelphia, xóa gần 10% dân số của thành phố. Khi căn bệnh quét xuyên qua khắp thành phố, một trong những bác sĩ được Mỹ tôn trọng nhất, Benjamin Rush, đã tin rằng người da Đen được miễn nhiễm căn bệnh này. BS Rush đã bị ảnh hưởng bởi John Lining, một bác sĩ danh tiếng ở Nam Carolina, người đã đưa ra giả định của mình dựa trên những quan sát về dịch sốt vàng năm 1748 ở Charleston. Ông Lining viết trong một lá thư gửi cho một bác sĩ khác, “Có điều gì đó rất kỳ lạ trong thể chất của người da đen khiến họ không thể nhiễm cơn sốt này.” Trong một bài tiểu luận cho một tờ báo ở Philadelphia, BS Rush đã sử dụng trích dẫn của ông Lining và kêu gọi những người dân da Đen ở Philadelphia hỗ trợ cho những người bị bệnh. Tuy nhiên, ông quên rằng nhiều người da Đen ở Nam Carolina là nô lệ có thể đã bị nhiễm bệnh sốt vàng da trước khi đến Mỹ. Do đó, theo giáo sư Hogarth, họ có thể có khả năng chống lại bệnh tật cao hơn những người da Đen đã được tự do ở Philadelphia. BS Rush, một trong những người sáng lập nước Mỹ và là một người theo chủ nghĩa bãi nô, đã viết một lá thư cho bạn ông Richard Allen, người sáng lập Giáo hội Tin lành Giám lý châu Phi (African Methodist Episcopal Church), để yêu cầu sự giúp đỡ của cộng đồng da Đen. Allen đã kêu gọi cộng đồng da Đen sau khi được đảm bảo rằng người Mỹ gốc Phi không thể bị nhiễm bệnh sốt vàng da và cảm thấy mình có "nghĩa vụ phải làm tất cả mọi điều" cho những người đang chịu đau khổ. Những người chăm sóc da Đen đã cung cấp thuốc, chăm sóc người bệnh và chôn cất người chết trong trận dịch. Vào năm đó, khoảng 200 đến 300 trong 5,000 người da Đen đã bị thiệt mạng. Luận điệu cho rằng "khả năng miễn dịch bẩm sinh của người da Đen và người da đen ít mắc bệnh" đồng nghĩa với việc họ có thể bị "đòi hỏi phục vụ cho lợi ích của dân da trắng mà không cần biết đến sự hy sinh của họ", Hogarth viết trong cuốn sách năm 2017 của bà, "Medicalizing Blackness" ("Y tế hóa dân da Đen"). Câu chuyện về Fannie Lou Hamer và sự ép buộc triệt sản Fannie Lou Hamer là một nữ anh hùng đấu tranh cho dân quyền; bà đã được rèn luyện chống lại sự bất công sau hàng chục năm chịu đựng phân biệt chủng tộc ở Mississippi. Sống sót sau cuộc sống khó khăn trên một đồn điền trồng bông gòn đã cho bà khát vọng cho sự thay đổi. Là một nhà tổ chức dân quyền, bà Hamer đã đăng ký cử tri da Đen ở Mississippi. Trên đường về từ khóa huấn luyện đăng ký cử tri ở Nam Carolina, bà Hamer bị bắt và bị đánh đập trong nhà tù. Danh tiếng của Hamer tăng vọt vào năm 1964 khi cô đồng sáng lập Đảng Dân chủ Tự do Mississippi (Mississippi Freedom Democratic Party), đảng này đã thách thức Đảng Dân chủ chỉ dành cho người da trắng của bang. Hành động phân biệt chủng tộc kinh khủng nhất mà Hamer đã trải qua là do bàn tay của một bác sĩ da trắng đã cướp đi khả năng sinh con của bà. Vào năm 1961, Hamer đến bệnh viện để phẫu thuật cắt bỏ khối u trong tử cung. Bác sĩ đã cắt bỏ tử cung của bà trong khi không có không đồng ý của bà. Hamer nói trong một hội đồng dân quyền năm 1964: “Tôi có thể nói rằng khoảng 6 trong số 10 phụ nữ da Đen đến bệnh viện đã bị triệt sản." Thực hành triệt sản phụ nữ da Đen nghèo khổ không chỉ xảy ra tại Mississippi mà còn ở khắp miền Nam Hoa Kỳ. Vào những năm 1970, sự lan tỏa của giải phẩu lạm dụng này đã bị phát hiện sau khi hai nữ sinh, 12 tuổi và 14 tuổi, đã bị triệt sản tại một phòng khám gia đình ở Alabama. Theo đơn khiếu nại của đơn kiện gửi đến hai cơ quan chính phủ thay mặt cho hai em, mẹ của hai em, không thể đọc hoặc viết, đã ký "X" trên một tờ giấy, nghĩ rằng con gái mình sẽ được tiêm thuốc ngừa thai. Kathie Stromile Golden, giám đốc và phó chủ tịch phụ trách các vấn đề học thuật tại Đại học bang Mississippi Valley, cho biết: Quyết định của Tòa án Tối cao vào năm 1927, đã tuân theo luật Virginia cho phép triệt sản những người được coi là không đủ sức khỏe, đã trao quyền cho các bác sĩ thực hiện các thủ tục trái đạo đức này. Bà nói: “Đó là một cách để giảm thiểu dân số da Đen (và giữ dân số) không gia tăng." Cộng đồng người da Đen ở Mississippi vẫn không tin tưởng vào các bác sĩ y tế. Tiến sĩ Thomas Dobbs, nhân viên y tế của Mississippi cho biết, trong một cuộc khảo sát, hơn 40% người da Đen tại Mississippi cho biết họ có thể sẽ không nhận vaccine hoặc không chắc liệu họ sẽ nhận nó hay không. Cảm tưởng bị thử nghiệm y tế, hay lo bị bác sĩ lừa dối hoặc bị lạm dụng bởi y học, sự lo lắng của người Mỹ gốc Phi về việc chấp nhận vaccine COVID-19 không phải là không có giá trị lịch sử. “Khi người ta nói với tôi rằng có những người da Đen hoài nghi về (vaccine COVID-19)… phản xạ đầu tiên của tôi là, điều đó sẽ xảy ra khi chúng ta không giải quyết được những vấn đề bất bình đẳng chủng tộc và bất công trong lịch sử,” Hogarth chia sẻ.
Người dịch: Que Do & Khang Ton
Biên tập: Luong Ta
Comentários