top of page

Nghiên Cứu Phơi Bày Chiến Dịch Phát Tán Thông Tin Sai Lệch Của Nga Hoạt Động Trong 6 Năm

Trong 6 năm qua, một chiến dịch phát tán thông tin sai lệch từ nước Nga tràn ngập trên mạng Internet với những câu chuyện giả được dịch qua bảy ngôn ngữ và 300 mạng xã hội mà không bị phát hiện, theo báo cáo vào thứ Ba bởi những nhà nghiên cứu mạng xã hội.


Bobby Allyn, ngày 16 tháng 6, 2020


Công ty nghiên cứu Graphika cho biết một nhóm các nhà hoạt động mờ ám ở Nga đã tạo ra hơn 2.500 mẩu thông tin sai lệch trên bảy ngôn ngữ trên 300 nền tảng truyền thông xã hội khác nhau. Trong một ví dụ, một tweet bịa đặt xuất hiện như thể Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio đang cáo buộc chính quyền Anh làm gián điệp cho Tổng thống Trump. |Graphika


Chiến dịch tin giả, được những nhà nghiên cứu gọi là “Secondary Infektion” (hay Ca Nhiễm Lần Hai), đã tìm và khuếch tán những tuyên truyền ủng hộ Nga toàn cầu bằng cách chia sẻ các dòng tweet nội dung giả danh quan chức ở Mỹ và tuyên truyền thuyết âm mưu về Coronavirus. Và nó đã cố can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Những nhà nghiên cứu nói rất có khả năng nó sẽ cố gắng khuếch tán những tin giả liên quan tới cuộc bầu cử tháng 11 này.


Ben Nimmo, giám đốc điều tra của Graphika, nơi nghiên cứu tiến hành cuộc điều tra này, nói trong một buổi phỏng vấn rằng thủ phạm chính nằm trong lòng nước Nga vẫn đang lẩn trốn.


“Chúng tôi không biết nó được tiến hành bởi chính phủ, liên quan tới chính phủ, hay bởi một nhóm ủng hộ chính phủ,” Nimmo nói. “Nhưng hình thức và nội dung chung chung cho thấy rõ đây là một chiến dịch cố gắng ủng hộ chính quyền Nga và tấn công làm suy yếu những người chỉ trích họ.”


Quan chức an ninh tại Facebook ban đầu phát hiện chiến dịch vào tháng Năm trước đó, và từ đó, đại công ty công nghệ này và những những nhà cung cấp mạng xã hội khác đã làm việc để ngăn chặn chiến dịch mờ ám trên. Nhưng nó có mặt ở quá nhiều nơi đến nỗi nó vẫn hoạt động, và những nhà nghiên cứu nói từ lúc nó bị phát hiện, hoạt động của nhóm đã chậm đi.


Đây là sự đóng góp gần đây nhất từ một bộ phận các nhà nghiên cứu về nhiều thông tin giả đã được tạo ra và khuếch tán online, khi những mạng xã hội tranh cãi làm thế nào để kiểm soát những thông tin sai lệch gây hại nhầm mục đích gây chia rẽ và rối loạn giữa lúc đất nước đang khủng hoảng hoặc bầu cử.


Nimmo nói một điều đáng chú ý về chiến dịch Secondary Infektion rằng: Nó hầu như không có tác dụng.


Những nhà nghiên cứu, làm việc với quan chức an ninh tại Facebook, Twitter và những công ty công nghệ khác, xác định hơn 2,500 thông tin sai lệch có nguồn gốc liên quan đến những nhóm bên Nga đó. Giống như những câu chuyện giả, nó cố gắng khuếch tán lời bàn tán nhanh, chứng tỏ nhóm này rất có khả năng được thúc đẩy bởi hạn ngạch (quota) chứ không phải bởi ảnh hưởng trên không gian mạng.


“Đây là một nhắc nhở quan trọng: Phải, có thông tin sai lệch trên Internet, nhưng chỉ tại vì nó là thông tin sai, không có nghĩa là nó được lan tỏa,” Nimmo cho biết.

Tuy nhiên, có một trường hợp đặc biệt.


Một cách nào đó, vào tháng Mười 2019, những tin tặc này nắm được tài liệu thương mại giữa Mỹ và Anh, và tiết lộ này xuất hiện trên hệ thống tin tức Anh trong nhiều ngày, nhưng Nimmo nói đây là ví dụ duy nhất cho thấy thông tin sai lệch gây nên sự chú ý.

“Mọi thứ khác đăng lên hầu hết đều thất bại,” ông nói. “Nhưng nó cho thấy rằng chỉ cần một lần thành công, chúng có thể tạo nên ảnh hưởng lớn.”


Những nhà nghiên cứu cho xem nhiều chiến thuật tin tặc làm thông tin sai lệch, Nimmo nói. Thay vì chú trọng vào những mạng xã hội phổ biến và gầy dựng nhiều số lượng người đi theo, Secondary Infektion làm ngược lại: tạo ra nhiều tài khoản giả, khuếch tán một mảnh thông tin sai trên Twitter, Facebook, Reddit hoặc những mạng xã hội khác và rồi bỏ tài khoản đó không bao giờ dùng lại.


“Chúng tôi chưa thấy chiến dịch nào xài nhiều tài khoản giả liên tục đến như vậy,” Nimmo nói. “Như vậy có nghĩa là đối với chiến dịch này, nó rất khó để gầy dựng khán giả.”


Nội dung các tin giả chú trọng làm mất uy tín Ukraine và củng cố Nga. Và bài đăng cố gắng gán ghép Hillary Cliton vào tội mưu sát hoặc chê bai Thủ Tướng Đức Angela Markel rằng bà nghiện rượu. Chiến dịch cũng cố gắng khuếch tán tin đồn không có cơ sở, như là Mỹ đang cố gắng làm một cuộc cách mạng ở Azerbaijan. Những tài khoản cũng làm giả tài liệu như là chúng đã được viết bởi ủy ban nghị viện và những nhắn tin đăng trên Twitter, bao gồm một tin nhắn đến từ tài khoản mạo danh Thượng Nghị Sĩ Mỹ Marco Rubio cáo buộc chính quyền Anh đang theo dõi Tổng Thống Trump.


“Đôi khi chúng còn không đánh vần tên nhà làm chính trị đúng nữa,” Nimmo nói. “Chúng không có vẻ như giỏi với việc làm ra nội dung có tính lan tỏa rộng.”


Những nhà nghiên cứu gọi chiến dịch này là “Secondary Infektion,” nhái theo “Operation Infektion” (hay “Chiến Dịch Lây Nhiễm”) thời Liên Xô khi cáo buộc nước Mỹ tạo ra vi khuẩn gây bệnh AIDS.


Nimmo nói Secondary Infektion trả lễ cho quá khứ bằng cách đưa cáo buộc sai lệch, buộc tội Mỹ tạo ra một loạt các loại bệnh chết người, bao gồm thuyết âm mưu rằng coronavirus đã được chế tạo trong một phòng thí nghiệm ở Kazakhstan bởi chính quyền Mỹ.


Trong khi sự quan tâm của Internet Research Agency (Cơ Quan Nghiên Cứu Internet) nhắm vào chiến thuật của các chiến dịch thông tin giả đang được chống lưng bởi điện Kremlin và cơ quan tình báo quân đội Nga, Nimmo nói vào thứ Ba rằng cuộc nghiên cứu chứng tỏ đây chỉ là một mảnh ghép trong những nội dung sai lệnh và bóp mép ra từ Nga.


“Đây là hai mảnh ghép trong một trò xếp hình, nhưng có một mảnh khác nữa của trò này, và nó cũng lớn và phức tạp như vậy, và đó chính là Secondary Infektion,” Nimmo nói.


“Khi chúng tôi nhìn vào cuộc bầu cử, báo cáo cho thấy có đủ loại thông tin sai trái mà chúng ta cần cẩn thận, bao gồm những tài khoản giả và tài liệu giả cố gắng can thiệp vào suy nghĩ của người dân,” ông nói.

Comments


bottom of page