top of page

Ngược đãi người Á châu: Quá trình lịch sử rối ren

Translated from The New Yorker 's article The Muddled History of Anti-Asian Violence

Thật khó để ta diễn tả được sự phân biệt chủng tộc đối với người Á Châu trong hoàn cảnh xã hội thiếu dữ liệu lịch sử để xác định nó.


By Hua Hsu, on 28-02-2021, 12:00:00

Thật khó để ta diễn tả được sự phân biệt chủng tộc đối với người Á Châu trong hoàn cảnh xã hội thiếu dữ liệu lịch sử để xác định nó. Vào tối ngày 28 tháng 4 năm 1997, Kuan Chung Kao, một kỹ sư 33 tuổi gốc Đài Loan, đi đến câu lạc bộ du thuyền Cotati gần công viên Rohnert, một vùng ngoại ô yên tĩnh ở hạt Sonoma, California, nơi anh ta sống với vợ và ba đứa con. Kao thường vào quán bar vài lần mỗi tuần sau giờ làm việc để thưởng thức một ly rượu vang; tối hôm đó, anh ta ăn mừng vì có được công việc mới. Theo lời nhân viên pha chế rượu làm vào tối đó, Kao có lời qua tiếng lại với một khách hàng khác lầm tưởng Kao là người Nhật. “Tao thấy tụi bây nhìn y chang nhau", người khách nói. Căng thẳng leo thang, và sau buổi tối hôm đó, ông ta quay lại để dằn mặt Kao thêm nữa. “Tôi đã quá mệt mỏi với việc bị coi thường chỉ vì tui là người Hoa”, Kao lớn tiếng lại. “Nếu muốn thách thức thì cứ việc nhào vô ngay bây giờ”. Cuộc đấu khẩu tiếp diễn, và cảnh sát được gọi tới. Khi cảnh sát đến, nhân việc phục vụ quầy bar đang căn ngăn cuộc cãi vã. Anh ta rằng Kao vốn là người chu đáo và thân thiện, nên quả chắc với cảnh sát rằng Kao sẽ không chủ động dấn vào một cuộc ẩu đả. Anh ta được taxi đưa về nhà. Kao, vẫn đang còn xỉn, tiếp tục to tiếng ở bên ngoài nhà của anh ta, khiếng hàng xóm phải liên tục gọi 911. Khi 2 viên cảnh sát đến, Kao đang cầm một cây gậy và đứng ngay đường đậu xe của mình. Một trong 2 viên cảnh sát ra lệnh cho anh bỏ gậy xuống đất. Khi anh ta trả lời lại bằng những ngôn từ tục tĩu, cảnh sát đã nổ súng vào Kao. Vợ anh ấy, một y tá, cố gắng cứu mạng chồng mình, nhưng bị cảnh sát khống chế. Phát ngôn viên của cảnh sát cho rằng anh ta vung gậy “như múa võ nhằm đe doạ cảnh sát”. Phát ngôn viên khác thì mô tả Kao mập lùn, cao 5 foot 7 inch, nhìn như một “chiến binh ninja”. Kao không phải là một ninja, và cũng chưa từng học võ. Lệnh khám xét nhà của Kao để tìm bằng chứng Kao có võ công cũng thành ra công cốc. Vào thời gian đó, tôi là một sinh viên đại học tại Berkeley. Vài ngày sau sự cố trên, tôi và một người bạn góp tiền mua một cái loa phóng thanh và đứng trên sảnh lớn khuôn viên trường đại học để tuyên truyền cho mọi người về cái chết của Kao. Chúng tôi cố gắng làm cho các bạn cùng lớp biết về đêm cuối cùng đầy nhục nhã của đời Kao, và khiến họ nhận ra được động cơ phân biệt chủng tộc khi cảnh sát gán cho anh ta cái mác võ sư. Nhưng nỗ lực của chúng tôi lại không cô đọng và thuyết phục được mọi người nên bị phớt lờ. Giống như chúng tôi chỉ đang tự truyền tin đồn cho nhau nghe về một chuyện tầm phào chỉ có liên quan đến người Mỹ gốc Á, thay vì một minh chứng hùng hồn của nạn bạo lực phân biệt chủng tộc. Phòng Tư Pháp quận Hạt Sonoma từ chối khởi kiện cảnh sát. Vào ngày giỗ trước nhà Kao một năm sau cái chết của anh, vài người hàng xóm, vốn ủng hộ cách hành xử của cảnh sát vào đêm hôm ấy, đã vẫy cờ Mỹ, thể hiện sự thù địch với chúng tôi. Tổng Chưởng Lý bang California đã xem xét vụ việc và kết luận các viên cảnh sát đã hành xử theo cách tự vệ. Cuộc điều tra của FBI cũng không dẫn tới bất kỳ khởi tố nào. Nhiều năm sau, một vụ kiện dân sự đã giải quyết bằng một khoản bồi thường 1 triệu dollar, chia đều giữa gia đình bị hại và bốn công ty luật đại diện họ. Thời gian thấm thoát trôi qua, và trong một bản tường trình chính thức về những diễn tiến phức tạp tvào đêm hôm ấy, việc Kao bị giết càng khó được xác minh bởi bất kỳ thước đo nào có thể hình dung được; Thay vào đó, vụ việc dần trở nên chỉ như một biến cố ngẫu nhiên. Chính bản thân tôi cũng sớm quên rằng nó đã xảy ra. Tôi được nhắc lại về Kao vài tuần trước, khi căng thẳng leo thang sau một chuỗi vụ tấn công bạo lực nhằm vào người Mỹ gốc Á. Trong năm qua, các vụ tấn công ngày càng gia tăng. Vào mùa xuân năm ngoái, người ta cứ bàn tán với nhau về những chuyện như: hăm dọa bằng lời nói, đấu khẩu, ẩu đả bằng dao, thậm chí là tạt acid, hầu hết các vụ như vậy dường như có liên quan tới những phát ngôn kỳ thị người Mỹ gốc Á của Donald Trump, đặc biệt là những lời lẽ khinh miệt về “cúm Tàu". Các nhóm vận động toàn quốc ghi nhận được khoảng 2 đến 3 ngàn vụ việc phân biệt chủng tộc vào năm 2020. Gần đây nhất, người ta bắt đầu sợ hãi về một làn sóng bạo lực khác nhằm vào người Mỹ gốc Á sau một loạt các video mô tả các vụ tấn công vào sắc dân này. Vào cuối tháng Một, một đoạn clip được lan truyền trên mạng xoay quanh Vicha Ratanapakdee, một người đàn ông 84 tuổi gốc Thái, bị hành hung khi đang đi bộ trên một con phố ở San Francisco. Người đàn ông chết vài ngày sau đó. Cùng thời gian này, một clip khác cũng lan truyền nhanh chóng về một người đàn ông Á Châu 91 tuổi ở Phố Người Hoa tại Oakland bị xô ngã xuống đường khi đang đi bộ. Diễn viên Daniel Dae Kim và Daniel Wu treo giải thưởng cho ai cung cấp thông tin về kẻ hành hung. Vài ngày sau, Kim, Wu, và nhà hoạt động xã hội Amanda Nguyen lên sóng truyền hình MSNBC, nhằm tố cáo sự trễ nải của truyền thông dòng chính trong việc đưa tin về các vụ tấn công này. Ngay cả khi các nguồn truyền thông bắt đầu làm phóng sự về chúng, các vụ tấn công vẫn tiếp diễn: một người đàn ông Mỹ gốc Phi Luật Tân bị rạch mặt, một người đàn ông Mỹ gốc Hàn bị đánh hội đồng và lăng mạ ở Phố Người Hàn tại Los Angeles. Một tuần trước, một đoạn clip khác được truyền bá trong công chúng về một phụ nữ Mỹ gốc Á 52 tuổi bị xô ngã ở Flusing, Queens. Với một số người Mỹ gốc Á, những video trên cung cấp bằng chứng cho những gì họ đang cảm nhận được, cụ thể rằng họ đang bị nhắm đến nhiều hơn thường lệ bởi bề ngoài của mình. Tuy nhiên họ vẫn cảm thấy sự lo lắng của họ sẽ không bao giờ được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Nhìn lại những vụ tấn công ở San Francisco và Oakland, một vài viên chức, và thậm chí cả dân địa phương, cho rằng những vụ tấn công trên chỉ mang tính ngẫu nhiên chứ không phải vì động cơ sắc tộc. Ngay cả khi đoạn video về kẻ tấn công bị bắt ở Queens được công khai vẫn không có bất kỳ án phạt nào cho tội thù ghét dành cho kẻ đó. Ngoài việc gây áp lực lên truyền thông đại chúng, việc đòi hỏi những gì nên thực hiện tiếp theo lại vấp nhiều mâu thuẫn. Việc kêu gọi bảo vệ những khu phố người gốc Á không được giới phê bình sự bạo hành của cảnh sát xem là một giải pháp thỏa đáng; cụ thể, cái gọi là tiền thưởng của Kim và Lee bị coi là làm suy yếu nỗ lực của các tổ chức gốc Á đang nỗ lực hướng tới những giải pháp mang tính cộng đồng về an ninh khu vực. Buộc tội các nghi phạm, ít nhất hai trong số đó là người da Đen, dường như bị lậm vào lối tô vẽ phân biệt chủng tộc của tội phạm nội thành. Một số cảm thấy thất vọng vì những lãnh đạo cộng đồng da Đen và da Nâu đã không sốt sắng đứng lên bảo vệ người gốc Á; một số khác tuyên bố rằng những tiêu chuẩn cho cuộc chiến công lý như vậy cứ như tiền trao cháo múc. Kêu gọi tập trung và bảo vệ những người “cao niên” gốc Á đang hứng chịu chỉ trích vì chiêu bài sử dụng hình tượng hương thân phụ lão cho hình tượng nạn nhân đáng thương, vô tội. Tôi đã thấy có ai đó trên Instagram ngạc nhiên tự hỏi liệu đây có phải là những người lớn tuổi mà gần đây chúng ta đang nỗ lực giảng giải cho họ biết về nạn phân biệt chủng tộc không? Công khai những điều này rất quan trọng.. Tuy nhiên bị ám ảnh về nó đôi lúc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những thử thách trường kỳ trong việc hợp nhất các cộng đồng người Mỹ gốc Á xoay quanh việc chia sẻ một câu chuyện toàn vẹn. Mô tả việc chống nạn phân biệt người gốc Á vẫn là một điều nan giải trong hoàn cảnh xã hội thiếu thốn dữ liệu lịch sử để xác định sự tồn tại của nó. Những phạm vi hoạt động thường được định nghĩa bằng các nhãn hashtag - #StopAAPIHate (dừng việc thù ghét cộng đồng APPI), #ProtectOurElders (bảo vệ người cao niên của chúng ta), #NotYourModelMinority (không phải là nhóm thiểu số mẫu mực của bạn) - thay vì nhìn nhận nó là một vấn nạn lịch sử xã hội. Trong thời kỳ của Black Lives Matter, khao khát tạo dựng một vị trí rõ ràng đang lớn mạnh hơn bao giờ hết. Nhưng các cuộc tranh luận nhiều tuần qua đã chỉ ra rằng trải nghiệm của cộng đồng gốc Á không phải lúc nào cũng phù hợp với cách hiểu biết thông thường về việc như thế nào là nạn nhân. Trong nhiều thập kỷ, người Châu Á ở Mỹ có xu hướng xác định bản sắc dân tộc cá nhân của họ nhiều hơn so cách nhìn nhận đơn giản chỉ cùng là người Mỹ gốc Á. Tuy nhiên, vào những năm 60 và 70, người Mỹ gốc Á đã có ý thức đoàn kết hơn về các sắc tộc với mong muốn đoàn kết chính trị. Bản sắc mới này như sợi dây liên kết giữa các thế hệ, khi những người trẻ tuổi tạo mối liên hệ với những người nhập cư lớn tuổi hơn trong việc giúp họ hiểu ra các quyền lợi và định hướng xã hội. Điều này đã được thể hiện rõ qua các cuộc đoàn kết tranh đấu. Ví dụ vào năm 1977 tại San Francisco, một tổ chức người Mỹ gốc Á được hỗ trợ bởi liên minh đa chủng tộc đã đứng ra bảo vệ một nhóm người châu Á cao tuổi, chủ yếu là những người đàn ông Philippines khi họ đang bị đuổi khỏi căn hộ lâu năm trong I-Hotel. Nhưng sự kiện chấn động nhất là vào năm 1982, khi hai người đàn ông da trắng, một trong hai đã bị mất việc ở vị trí nhân viên cơ giới, đã theo dõi nhân viên soạn thảo trẻ tuổi người Mỹ gốc Hoa tên là Vincent Chin từ một quán bar ở Detroit đến cửa hàng McDonald's gần đó và đánh anh ta cho đến chết. Các nhân chứng nói rằng ban đầu cả ba đã đánh nhau tại quán bar. Trong cuộc hỗn chiến, những người đàn ông đã cho rằng họ nhầm Chin là một người Nhật và đổ lỗi cho anh ta về sự xuống dốc của ngành công nghiệp ô tô Mỹ. Những người đàn ông này sau đó lại tuyên bố rằng đó là một xô xát vượt tầm kiểm soát chứ không do kích động bởi sắc tộc của Chin. Họ đã bị quản chế và phạt tiền. Bản án khoan hồng đã châm ngòi cho một chiến dịch quốc gia chống lại nạn phân biệt chủng tộc đối với người Á châu và truyền cảm hứng cho một bộ phim tài liệu được đề cử giải Oscar, "Ai đã giết Vincent Chin?" Đối lập với sự phân biệt chủng tộc ở những sắc dân, nạn kỳ thị Á châu hiếm khi khủng khiếp và trắng trợn như vụ sát hại Chin. Tất nhiên, đã có những vụ bạo lực khác, như vụ "thảm sát người Hoa” ở Los Angeles năm 1871, hay vụ xả súng đền Sikh ở Oak Creek, Wisconsin năm 2012. Nhưng lịch sự bị hại của người châu Á ở nước Mỹ rất khác nhau và lộn xộn. VIệc gỉa định về sự ngoại lai có thể đến từ những chính sách nhập cư bài trừ vào thế kỷ 19 cho đến sự kiện các trại cô lập người Nhật trong thời Đệ Nhị Thế chiến; sự lo sợ về những nhà khoa học gốc Á với kết quả là ngược đãi nhà khoa học hạt nhân gốc Đài Loan Wen Ho Lee trong những năm 90; hay nỗi sợ người Hồi giáo hậu 9/11. Ấy vậy mà những tiêu cực từ nạn kỳ thị trắng trợn như thế vẫn chưa được nhìn nhận một cách thống nhất. Hơn thế, nhu cầu và sự bất lợi của cộng đồng tị nạn cũng như sự nghèo khó của người Mỹ gốc Á lại bị những truyền thuyết về người Châu Á như những “cộng đồng thiểu số kiểu mẫu” che khuất đi dưới dạng những phong trào, đặc biệt là ở những tầng lớp trí thức, để chống lại những giả thuyết sai lầm này. Thời điểm hiện tại nhấn mạnh khoảng trống tại nơi người Mỹ gốc Á sinh sống. Khó để có thể chứng minh những thành kiến dẫn đến tội thù địch, và nó cũng thường được giải quyết bằng cách trình chiếu một tội ác xảy ra là vết trượt dài trên lịch sử bạo lực hay bị thờ ơ. Nó trở nên khó khăn khi mọi người đang lung lạc về sự tồn tại của nạn kỳ thị người Á Châu. Với vụ của Chin, thủ phạm là những người đàn ông da trắng tán thành những tư tưởng phân biệt chủng tộc, khiến cho việc nhận biết rằng đây là một tội ác thù ghét và định hướng sự chú ý của cộng đồng về nó trở nên dễ hơn nhiều. Một số vụ tấn công gần đây cũng làm những bất công có hệ thống áp đặt lên người Mỹ gốc Á trở nên rõ ràng hơn. Hồi cuối tháng Mười Hai, một số sĩ quan cảnh sát đã sát hại một người gốc Hoa tên Christian Hall ở Hạt Monroe, Pennsylvania; không lâu sau đó, một người gốc Filipno tên Angelo Quinto thiệt mạng sau khi bị cảnh sát đè gối lên cổ làm ngạt thở ở Antioch, California. Cả Hall và Quinto đều có vấn đề tâm lý ở thời điểm đó. Các sĩ quan tuyên bố rằng Hall, người đang đứng trên mép cầu, đã chĩa súng về phía họ. Quinto thiệt mạng do chính những người sát được gia đình anh gọi đến vì lo ngại nguy hiểm trước đó. Các chiến dịch đấu tranh yêu cầu cảnh sát phải chịu trách nhiệm cũng đi liền với phong trào Black Lives Matter, và các chỉ trích về bạo hành và sự can thiệp quá mức của hệ thống tư pháp-tội phạm và hình sự. Các video đang lưu hành hiện nay cũng làm việc phân tích trở nên khó khăn hơn. Trường hợp của người đàn ông 91 tuổi bị thương ở Oakland, thủ phạm là một người đàn ông được thẩm phán gọi "có vấn đề về nghiêm trọng về thần kinh” khi hắn dường như tấn công mọi đối tượng không phân biệt sắc tộc. Các lãnh đạo cộng đồng tại địa phương Vùng Vịnh cảnh báo không nên đưa ra những kết luận quá đơn giản từ những vụ việc này. Alvina Wong, giám đốc Mạng Môi trường Châu Á Thái Bình Dương, giải thích với Oaklandside: “Những tội ác và tình huống bạo lực xảy ra ở Chinatown đã xảy ra được một thời gian. Vụ tấn công được ghi lại trên video là một trong số hơn hai mươi cuộc tấn công được chủ tịch Phòng Thương mại Khu Phố Tàu Oakland trình bày trong hai tuần qua. Thay vào đó, chúng tôi xem những video này như một phần của câu chuyện lớn hơn. Việc rút ruột các báo cáo và báo chí địa phương đã khiến cộng đồng khó nắm bắt được thông tin về chính trị thành phố và các điều kiện thúc đẩy tội phạm địa phương. Các chính sách kinh tế từng khai thác dữ liệu từ các thành phố nay đã khiến họ trở nên thay đổi và chèn ép người nghèo, biến họ trở thành kẻ thù của các cộng đồng lân cận. Các thị trưởng và chính trị gia, những người không lo sợ mất đi sự ủng hộ của khu vực bầu cử châu Á hiếm khi cảm thấy cần phải chủ động trong công việc đại diện cộng đồng của họ. Trong khi đó, những gì còn lại là một mạng lưới an toàn xã hội rách nát chẳng giúp được gì nhiều cho những người đang gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần. Một số người tự hỏi liệu những video kinh hoàng, được lan truyền rộng rãi kia có thể tạo nên một làn sóng, hay chúng kế cuộc chỉ được xem như những sự cố ngẫu nhiên. Khi những âu lo của bạn đã bị ngó lơ hàng thập kỷ, khá dễ hiểu vì sao một vài người trong cộng đồng gốc Á lại dấn thân vào việc sử dụng những khoảnh khắc rõ ràng đó như một cơ hội để kêu gọi sự chú ý về nạn thù ghét, kể cả khi những sự việc đó còn chứa nhiều ẩn ý hơn như vậy. Làn sóng được đề cập đến ở đây không chỉ đến từ vài ba sự cố. Nó là một quá trình lịch sự lâu đời trải dài trước cả thời của Trump và cơn đại dịch. Thật sự chúng ta rát dễ dàng để những vụ việc này trở nên phai nhạt trong hồi ức. Trong quá trình đào sâu tìm hiểu những đầu báo cũ về Kao, tôi nhận ra rằng một trong những bài đầu tiên tôi đưa tin, vào năm 2000, là về bạo lực chống người Á trong khuôn viên sư phạm. Cùng tháng với vụ giết hại Kao, năm 1997, một nhóm hầu hết là học sinh châu Á đã bị đánh trong khu đậu xe ở Denny's, Syracuse, sau khi có phàn nàn rằng dường như nhân viên cố ý xếp chỗ cho khách hàng da trắng trước. Các nhân viên được cho là đã không chịu can thiệp khi một nhóm da trắng ra ngoài và hành hung họ, chửi rủa bằng những câu từ phân biệt chủng tộc một cách tục tĩu. Một cảnh sát viên được cử đến hiện trường đã báo lại đây chỉ đơn giản là một vụ đánh nhau ở bãi đậu xe. Công tố địa phương từ chối tố tụng. Đã có những vụ việc tương tự ở các đại học khác, và những nhóm vận động gốc Á tự hỏi liệu đây có phải là tội ác thù địch hay không. Một vài năm trước đó, vào đầu những năm 90, Yoshi Hattori, một du học sinh người Nhật ở Baton Rouge, đã đi dự tiệc Halloween ở nhầm nhà. Chủ nhà đã cho rằng đây là một mối đe dọa - Hattori mặc bộ đồ trắng, lấy cảm hứng từ John Travolta trong “Saturday Night Fever” - và bắn chết anh ta. Kẻ bắn Hattori, Rodney Travolta, bày tỏ sự hối hận nhưng cuối cùng được tha bổng, nhờ vào luật của Louisiana về quyền tự vệ trong các trường hợp đột nhập. Luật sư của Peairs tuyên bố rằng anh ta và vợ cảm thấy bị đe dọa bởi cách Hattori “cử động”, “giật giật” và “đáng sợ.” Bố của Hattori phỏng đoán rằng con trai ông đang gặp khó khăn để quan sát xung quanh do rơi mất kính áp tròng. Tiếng Anh của Hattori không được tốt, vì vậy Hattori có thể không hiểu những gì Peairs đang nói. Anh ấy có lẽ không biết chuyện gì đang xảy ra, hoặc tại sao nó xảy ra, khi qua đời. Những khoảnh khắc này đã không tụ lại thành một phong trào. Những kẻ tấn công thường được hưởng lợi từ sự nghi ngờ và được thả tự do. Để rồi sau đó tất cả lại chìm vào sự lãng quên. Phải hiểu rằng lịch sử sẽ không thể trả lại những Ratanapakdee, Hall hay Quinto. Lời cầu xin cho những gì đã xảy ra sẽ không thể xoa dịu sự căng thẳng giữa những người xa lạ trên phố. Nhưng không có gì là ngẫu nhiên, kể cả khi logic của cuộc sống nước Mỹ cố thuyết phục chúng ta điều ngược lại. Những sự kiện này đang định hình cho chúng ta thấy sự tồn tại âm ỉ của một vấn nạn xã hội với hy vọng rằng rồi ai cũng sẽ dần nhận ra.


Người dịch: Duong Nguyen , Nhan Tran, & An Nguyen

Biên tập: Tri Luong

Comments


bottom of page