top of page

Người xem phân biệt chủng tộc với một biên tập viên người gốc Hàn, và một điều kì diệu xảy ra.

By Lindsey Bever, on 02-01-2022, 12:00:00

Với hơn 20 năm làm nhà báo, Michelle Li đã không xa lạ gì với những lời bình luận khiếm nhã. Nhưng khi biên tập viên thời sự người Mỹ gốc Á từng đoạt giải thưởng này lần đầu nghe hộp thư thoại của mình vào ngày đầu năm, cô nói rằng cô "khá buồn và thất vọng". Đây không còn chỉ là những lời khiếm nhã – chúng đầy sự thù ghét. Đầy mùi kì thị chủng tộc. Người ở đầu dây bên kia chỉ trích Li vì “quá đậm chất Châu Á” và nói rằng cô nên “tem tém lại, đừng cứ thể hiện mình là người gốc Hàn”. Sau trải nghiệm đó, “một việc đặc biệt đã xảy ra,” Li, một nhà báo và biên tập viên cho tờ NBC St. Louis, chia sẻ trong một email vào thứ 2 cho tờ Washington Post. "Mọi người bắt đầu chia sẻ phong tục chào đón năm mới của họ, từ việc ăn mỳ hay ăn xúc xích hun khói. Họ chào đón nhau một cách trọng đại, tôn trọng văn hóa, và bày tỏ tình hữu nghị. Họ thể hiện bản thân một cách nhiệt tình, đầy yêu thương, và đi ngược hoàn toàn với thói kì thị. Điều này khiến tôi tự hào khi là một người Mỹ gốc Á. Lời bình khiếm nhã của người xem trên xuất hiện sau một bản tin về phong tục truyền thống năm mới mà trong đó Li, với tư cách là một người gốc Hàn, đã chia sẻ: “Tôi ăn há cảo giống như nhiều người Hàn khác.” Ngay sau đó, người xem này gọi đến và bày tỏ sự bất bình. Trong một hộp thư thoại dài 1 phút, cô này nói rằng “Tôi cảm thấy bị xúc phạm vì tôi không biết sẽ như thế nào nếu một biên tập viên người da trắng nói rằng ”Người da trắng ăn món này trong ngày năm mới." Tôi không nghĩ rằng việc nhà báo này nói như vậy là đúng đắn, cô ấy Á quá đi." “Cô ta đừng có cố thể hiện mình là người gốc Hàn như thế” người xem này nói thêm. “Được rồi, xin lỗi nhé. Cái trò đấy ngứa mắt lắm.” Li sau đó đã đăng một video lên mạng xã hội, quay lại cảnh cô nghe hộp thư thoại – và cộng đồng mạng bùng lên những ý kiến ủng hộ. Người dùng MXH, nhà báo, tác giả, chính trị gia, và các nhà hoạt động xã hội đã chia sẻ trải nghiệm tương tự của họ khi bị phân biệt chủng tộc, sử dụng hashtag #VeryAsian. Một vài người cũng đăng ảnh bánh bao/ há cảo truyền thống vào dịp lễ của họ. Một người dùng Twitter cảm ơn Li vì đã chỉ ra truyền thống năm mới của người Á, nói rằng, “chúng tôi cần nhiều cuộc thảo luận hơn về sự đa dạng truyền thống bởi những người trẻ tuổi có theo dõi cô.’” Những đồng nghiệp khác và tác giả Hsiao-Ching Chou viết trên Twitter rằng 2 thập kỷ trước, một người đọc đã gửi một bức thư cho nhà xuất bản báo của cô ấy để “chỉ trích bài báo của tôi về các loại trà, gọi tôi là đồ âm hộ gốc Á (nd- nguyên gốc bài báo sử dụng từ “fortune cookie”, từ này có nghĩa là một loại bánh “tiên tri” bán trong các nhà hàng của người Mỹ gốc Hoa, nó vừa có nghĩa tục tĩu là “âm hộ của người phụ nữ gốc Á”) , và nói rằng họ nên thuê một người Mỹ.” Thị trưởng Michelle Wu (D) của Boston đã chia sẻ lại dòng tweet của Li và bình rằng “Chúng tôi cũng ăn há cảo vào ngày năm mới nữa! Thật tự hào khi là người gốc Á (#VeryAsian).” KSDK, một phân hiệu của tờ St.Louis NBC đăng trong một bài báo rằng “chúng tôi tôn trọng sự đa dạng trong những nhân viên của chúng tôi, những bản tin được đưa lên, và cả trong cộng đồng làm việc. Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ Michelle và tôn vinh sự đa dạng và hòa nhập.” “Tôi nghĩ điều xảy ra với tôi thật tệ,” Li nói với tờ The Post, “nhưng quan trọng hơn là chúng ta phải nhớ về những người Mỹ gốc Phi bị hành hung hoặc tệ hơn, chỉ vì họ tồn tại. Tôi có thể chịu đựng cuộc gọi từ một người vô danh nếu nó cho thấy sự phân biệt chủng tộc và thù ghét. Nhưng giờ đây tôi thấy cuộc gọi đó như một món quà vì nó cho phép tôi nhìn nhận điều tốt đẹp ở những người khác theo cách tôi chưa từng thấy trước đây. Việc này truyền cảm hứng cho tôi để cải thiện và học hỏi nhiều hơn.” Kể từ khi bùng phát đại dịch virus corona ở Trung Quốc, những người gốc Á nói rằng họ chịu sự phân biệt chủng tộc nhiều hơn. Một khảo sát từ trung tâm nghiên cứu Pew Research Center vào năm 2020 đã chỉ ra rằng 4 trong số 10 người gốc Á và người gốc Phi nói rằng họ đã không thoải mái với mội trường xung quanh kể từ khi đại dịch bắt đầu. Và khoảng 31% người gốc Á nói rằng họ đã trở thành nạn nhân chính của những lời tục tĩu, những trò đùa cợt liên quan đến sắc tộc, cùng với 21% người da đen và 15% người lớn gốc Tây Ban Nha. Li nói rằng cô được bởi bố mẹ người da trắng nuôi nấng và lớn lên ở Missouri. “Tôi liên lạc lại với gia đình gốc Hàn của tôi vào năm 1998, và kể từ đó tôi đã đưa văn hóa Hàn vào cuộc sống của mình,” cô viết trong một bài báo kể về trải nghiệm này cho KSDK. “Vậy nên giống như nhiều gia đình Mỹ khác, chúng tôi cùng trải nghiệm nhiều truyền thống khác nhau. Khi tôi lướt qua bảng tin của mình trên mạng xã hội, tôi thấy nhiều bạn bè cũng thưởng thức đồ ăn và chơi trò chơi từ nhiều nền văn hóa – há cảo Hàn Quốc, mỳ Trung Quốc, rau mã đề và nhiều hơn thế. Kể từ khi tôi có con trai là người đa sắc tộc, tôi thấy được sự quan trọng để con được tiếp cận với văn hóa Hàn Quốc trong đời sống hằng ngày.” Li bày tỏ rõ quan điểm rằng cô ấy không “tỏ thái độ với việc một người nêu lên ý kiến, trừ khi ý kiến đó phân biệt chúng tộc, vô lý và sai trái.” “Tất cả chúng ta đều đang cố gắng để tồn tại, cô ấy viết. ”Nếu như tôi có cơ hội nói chuyện trực tiếp với người phụ nữ này, tôi muốn có một cuộc trò chuyện thật lòng với cô ấy--và có thể chúng tôi sẽ làm vậy khi cùng ngồi ăn há cảo.

Người dịch: Linh Nguyen

Biên tập: Đông Phong & Bảo Trân

Comments


bottom of page