top of page

Người Mỹ gốc H'mông, quyền lực, đặc quyền, và một vị trí trong cộng đồng Á-Mỹ

Updated: Jun 13, 2020

Vai trò của cựu cảnh sát viên Tou Thao trong cái chết của George Floyd làm dấy lên cuộc thảo luận về việc cộng đồng tị nạn bị tổn hại bởi cổ tích người thiểu số châu Á kiểu mẫu.


Kimmy Yam, ngày 8 tháng 6, 2020


Chợ H'mong Village ở St. Paul, Minnesota, năm 2013. Marlin Levison / Star Tribune via Getty Images


Vai trò cựu sĩ quan của thành phố Minneapolis, Tou Thao, trong cái chết của George Floyd đã đưa cả người tị nạn sắc dân H'Mong của thành phố vào cuộc tranh luận quốc gia về chủng tộc.


Hành động của Thao, người Mỹ gốc H'mông, đẩy cộng đồng này vào cuộc thảo luận gây gắt liên quan đến mối quan hệ giữa người Mỹ gốc Á và cộng đồng Da Đen. Sự chú ý của dân chúng toàn quốc và cuộc đối thoại nổi tiếng khắp mỗi cộng đồng sau khi đoạn phim được đăng lên cho thấy Thao đứng sang một bên khi Derek Chauvin, cựu sỹ quan cảnh sát người da trắng, đã quỳ lên cổ Floyd, một người đàn ông Da Đen, trong vòng tám phút. Và nó cũng đặt biệt nhấn mạnh vị trị một số người Mỹ gốc H'mông thấy mình trong khung cảnh rộng lớn hơn về cộng đồng người Mỹ gốc Á.


Thao, cùng với cựu sĩ quan Thomas Lane và J. Alexander Kueng, bị buộc tội hỗ trợ và tiếp tay cho vụ giết người hôm thứ Tư. Chauvin đã bị buộc tội giết người cấp độ hai sau khi được nâng lên từ cấp độ ba. Một số nhà hoạt động cho phong trào thay đổi lưu ý rằng khi cộng đồng này vật lộn với cái chết của Floyd và yêu cầu đòi công lý trên cả nước, sẽ làm mới lại cuộc thảo luận về đặc quyền của người Mỹ gốc Á.


Nhiều người thừa nhận có một không gian phức tạp mà người Mỹ gốc H'mông nắm giữ trong cuộc thảo luận về chủng tộc, bởi họ cũng đã từng phải đối mặt với vết thương lịch sử mà thiếu sự hỗ trợ,


Fue Lee, một đại diện của người Mỹ gốc H'mong ở tiểu bang Minnesota, nói với NBC Asian America rằng, khi các cuộc biểu tình tiếp diễn trên khắp đất nước, anh đã chứng kiến ​​phần lớn sự đoàn kết với người Mỹ da đen từ cộng đồng của mình, chính anh ta là một trong số họ. Tuy nhiên, anh ấy cũng thấy một sự miễn cưỡng từ một số cá nhân không muốn lên tiếng. Và anh linh cảm rằng điều này có khả năng gắn liền với sự khởi đầu đầy gian khổ của họ ở Mỹ với sự thiếu thốn trong mọi thứ.


“Một số thành viên trong cộng đồng của chúng tôi, những người không được học cao hoặc rời khỏi nơi họ lớn lên, khó mà hiểu được những đặc quyền mà chúng tôi có,” ông Lee nói. “Nhưng dù sao,” ông kiên quyết nói rằng, “Chúng tôi cần phải hiểu rằng chúng tôi không thể ủng hộ những cái thuyết phục hoặc ý tưởng và suy nghĩ kỳ thị người Da Đen này trong xã hội nếu cộng đồng chúng tôi muốn vươn lên.”


Khu vực Twin Cities ở Minnesota, trải dài cả hai thành phố Minneapolis và St. Paul, vẫn là nơi tập trung nhiều người H'mông nhất ở Hoa Kỳ với ước tính 66,000 người sống trong tiểu bang. G. Thao, người được sinh ra trong trại tị nạn và lớn lên ở Bắc Minneapolis, giải thích rằng cô cùng với nhiều người Mỹ gốc H'mông khác sống và làm việc cùng với các cộng đồng Da Đen. Nhịp sống đã như vậy qua nhiều thập kỷ. Đối với các thành viên cộng đồng, sự xung đột trong khu vực không bao giờ là về người H'Mong đối đầu với người Mỹ gốc Phi, mà là phía bắc (nơi cô sinh ra) đối đầu với “phần còn lại của thế giới.”


“Tôi đã tốt nghiệp một trường trung học ở Bắc Minneapolis, nơi nửa dân số của học sinh gần như hoàn toàn là sắc tộc da đen và còn lại là người Mỹ gốc H'mong,” cô nói. “Đối với rất nhiều người trẻ phía bắc, chúng tôi cố gắng đến trường mỗi ngày và tốt nghiệp để chúng tôi có một cuộc sống tốt hơn cho gia đình. Chúng tôi chia sẻ cuộc đấu tranh tập thể khi những người trẻ tuổi cố gắng chống lại các bất công bị chồng chất lên chúng tôi từ trước đó bởi vì nguồn gốc của nơi sinh của chúng tôi.”


Bản thân Lee đã quen với đấu tranh. Anh cũng đến Mỹ với tư cách là người tị nạn cùng gia đình, dành những năm đầu đời ở phía bắc thành phố để nhận hỗ trợ phúc lợi và nhà ở công cộng. Cha mẹ anh không có học vấn và cũng không thông thạo tiếng Anh, nên đôi khi anh đã trở thành một thông dịch viên giúp họ hiểu những dịch vụ xã hội phức tạp lúc anh chỉ 10 tuổi.


“Tôi nghĩ điều này đã mở to mắt tôi từ khi còn nhỏ để thấy những khác biệt và rào cản giải thích tại sao các cộng đồng da màu phải đối mặt với nghèo đói, đặc biệt là cộng đồng Da Đen và Da Nâu,” dân biểu tiểu bang đã nói.


“Mặc dù hình ảnh của những sinh viên tốt nghiệp Ivy League (Liên Đoàn các trường tốt) giàu có vẫn là hình mẫu nổi tiếng cho người châu Á, câu chuyện người Mỹ gốc H'mông chứng minh rằng khuôn mẫu nay không chính xác cho tất cả người châu Á, cho thấy rằng những đặc quyền một số nhóm người Mỹ gốc Á hưởng thụ không được áp dụng cho tất cả,” giám đốc điều hành của Sở Hành Động Phi lợi nhuận Tài Nguyên Đông Nam Á Quyên Đinh giải thích.


Theo một báo cáo do tổ chức này công bố, gần 60% người Mỹ gốc H'mong được coi là có thu nhập thấp và hơn 1 phần 4 sống trong nghèo đói. Các số liệu thống kê xem họ yếu thế nhất về mức lương cao, so với tất cả các nhóm chủng tộc, qua nhiều biện pháp đo lường thu nhập, báo cáo cho biết. Khi nhìn vào dân số nói chung, tỷ lệ nghèo chính thức năm 2018 là 11.8%.


Người Mỹ gốc H'Mong có tỷ lệ đăng ký bảo hiểm y tế công cộng tương tự người Mỹ gốc Phi ở mức 39% và 38%. Về trình độ học vấn, gần 30 phần trăm người Mỹ gốc Đông Nam Á chưa hoàn thành bậc trung học hoặc đậu chứng chỉ GED. Đó là một sự khác nhau rõ rệt với mức trung bình quốc gia ở 13 phần trăm.


Lee nói thêm rằng, đặc biệt vì các gia đình và doanh nghiệp của người H'Mong cũng đang phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc đang diễn ra nhắm vào người Mỹ gốc Á do đại dịch COVID-19, nhiều người cảm thấy rằng các vấn đề lâu dài của họ đã không được chú ý. Họ cảm thấy không được lắng nghe, ông nói, góp phần vào sự kháng cự của họ trong việc tham gia vào điệp khúc những tiếng nói đòi công lý chủng tộc.


Người ta nghĩ thế này: “Chúng tôi cũng đang bị quấy rối, chúng tôi đã bị tấn công, nhưng không ai nói gì. Không có sự phản đối nào của công chúng về vấn đề đó,” Lee giải thích sau khi đưa ra một tuyên bố ủng hộ cộng đồng người Da Đen cùng với các thành viên khác của Diễn Đàn Châu Á Thái Bình Dương.


“Nhưng cổ tích của người thiểu số kiểu mẫu (đa phần là người châu Á) đã làm lu mờ những thách thức mà người H'Mong và các nhóm người Mỹ gốc Á thiếu quyền lợi thường xuyên gặp phải,” Định nói. Vì khuôn mẫu này luôn đinh ninh rằng mọi người châu Á đều thành công, nhu cầu thêm sự giúp đỡ và nguồn lực để khắc phục các vấn đề mang tính hệ thống đang xói mòn cộng đồng này, đã bị che khuất.


“Mỗi ngày, khuôn mẫu của sự thành công này đã dẫn đến những khó khăn thực sự các nhóm Người Mỹ gốc châu Á và người đảo Thái Bình Dương (AAPI) phải đối mặt, đặt biệt là các cộng đồng người Mỹ gốc Đông Nam Á đến tị nạn và được tái định cư ở các khu dân cư thu nhập thấp, đang gặp khó khăn và ngày nay tiếp tục gặp thử thách với nghèo đói, giáo dục và y tế, cô ấy giải thích.”


Đã có hỗ trợ đáng kể cho cộng đồng người Da Đen từ nhiều người Mỹ gốc H'mông, với các liên minh như H'mong for Black Lives sánh vai cùng hàng xóm của họ. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng, một số suy nghĩ kỳ thị Da Đen trong cộng đồng cũng có thể được truy từ chính lịch sử tái định cư này.


Cộng đồng người H'mông, chủ yếu đến từ Đông Nam Á và một phần của Trung Quốc, phần lớn được tuyển dụng để chiến đấu thay mặt cho Hoa Kỳ trong “Cuộc chiến bí mật” ở Lào vào những năm 1960. Động thái này là một phần trong nỗ lực của CIA, nhằm ngăn chặn sự kiểm soát của cộng sản ở nước Lào. Khi Lào rơi vào tay Cộng Sản Pathet Lào vào năm 1975 và quân đội Mỹ rút lui, nhiều người H'mông trở thành người tị nạn, chạy trốn sang Thái Lan và các trại tị nạn khác nhau trước khi đến được Mỹ.


“Người dân H'mong không đến Hoa Kỳ để tìm kiếm giấc mơ Mỹ mà những người nhập cư khác quen thuộc,” Ann Annie Moua, một sinh viên đại học năm đầu đã lớn lên trong vấn đề này, cho biết. “Cha mẹ tôi đến đây vì họ phải chạy trốn chiến tranh và nạn diệt chủng. Thực tế, người H'mông đã chạy trốn nạn diệt chủng liên tục trong suốt nhiều thế kỷ của lịch sử.”


Moua, người cũng giúp gia đình cô trong việc phiên dịch, giải thích rằng trong khi nhiều người ở Mỹ được hứa tự do, nhiều người khác như những người thân yêu của cô vẫn cảm thấy bị hạn chế trong việc di chuyển và lời phát ngôn. “Tôi vẫn còn là một đứa bé theo nhiều cách suy nghĩ và gánh nặng đã quá lớn rồi,” cô nói. ‘Điều này cho thấy sự thiếu hụt nguồn hỗ hợ lớn trong cộng đồng của chúng tôi bởi vì biết tiếng Anh là điều cần thiết để tiếp cận các nguồn hỗ trợ quan trọng ở đất nước này.”


Kabzuag Vaj, người sáng lập Freedom Inc., một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích chấm dứt bạo lực đối với người thiểu số, phụ nữ và cộng đồng LGBTQ, lưu ý rằng vì những người tị nạn chuyển đến các khu dân cư vừa không có nhiều bảo trợ, vừa có các cộng đồng Da Đen và Da Màu khác đã cư trú ở đó trước, các nhóm này đã phải tranh giành tài nguyên, tạo ra sự căng thẳng giữa các cộng đồng.


“Không có đủ cho tất cả các người,” Vaj, một người Mỹ gốc H'Mong đã nói.


Trong khi dữ liệu về tội phạm của người Mỹ gốc H'mong khan hiếm, Đinh giải thích rằng vì những người tị nạn được tái định cư ở những khu vực bị cảnh sát tuần hành quá mức, họ cũng bị hệ luỵ với lực lượng cảnh sát, tống giam hàng loạt và cuối cùng là trục xuất. Nghiên cứu cho thấy số tù nhân người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương tăng ​ 250% trong những năm 1990.


Hơn nữa, những người từ các cộng đồng Đông Nam Á có khả năng bị trục xuất cao gấp ba đến bốn lần vì các bản án cũ, so với các cộng đồng di dân khác, bởi vì hai luật nhập cư dưới thời Clinton đã góp phần phối hợp cơ quan di dân với cơ quan hình sự.


“Trong các cộng đồng có dân số người H'Mong cao, thanh niên người H'Mong thường có nguy cơ phạm tội hình sự và phân biệt đối xử bởi các cơ quan thực thi pháp luật vì các cáo buộc liên kết đến băng đảng,” cô nói.


Tuy nhiên, Đình nhấn mạnh rằng cho dù cộng đồng người H'mông đang phải đối phó với những trận chiến của chính họ với nạn phân biệt chủng tộc và sự khan hiếm tài nguyên, điều đó không thể dùng để phủ nhận vấn đề rất thực đang được tranh cãi ở mức độ quốc gia: sự tàn bạo của giới cảnh sát. Nghiên cứu cho thấy đối với đàn ông da đen, họ có cơ hội 1 trên 1.000 lần sẽ bị cảnh sát giết. Tuy nhiên, khi nhìn vào dân số nói chung, tỷ lệ bị giết bởi cảnh sát là 1 trên 2.000 đối với nam và khoảng 1 trên 33.000 đối với nữ.


“Kỳ thị da đen là một vấn đề mang tính hệ thống không chỉ có ở cộng đồng người H'Mong hay cộng đồng người Mỹ gốc Á hoặc gốc đảo Thái Bình Dương (AAPI),” cô nói. “Rất là khó cho bất kỳ nhóm hay cá nhân nào sống trong một xã hội có hệ thống bất bình đẳng, đang nhận lãnh từ một lịch sử lâu dài của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và kỳ thị màu da, để thực hiện công việc đối đầu với cái nhìn kỳ thị người da đen của chính họ, mà đã tách rời khỏi những điều kiện hàng ngày.”


G. Thao nói thêm rằng đối với người Mỹ gốc H'mông đã rời bỏ quê hương để có cơ hội được an toàn, thì bắt buộc họ phải đòi công lý cho cộng đồng da đen.


“Tại thời điểm này, nước Mỹ vẫn còn rất nhiều việc phải làm,” cô nói. “Gia đình tôi và tôi đã không chạy trốn khỏi một đất nước và sống sót sau nạn diệt chủng, chỉ để xem đất nước này làm điều tương tự với những người hàng xóm, bạn bè và đồng nghiệp da đen của chúng tôi. Cộng đồng chúng tôi có nhiều điểm chung với cộng đồng người da đen hơn là chúng tôi thường chia sẻ.”


Translation by Cookie Duong

Comments


bottom of page