Translated from Washington Post's article Driven by Biden presidency, U.S. bishops next month are expected to approve controversial Communion inquiry
Tháng tới, các Giám mục Công giáo Hoa Kỳ sẽ tổ chức biểu quyết xoay quanh câu hỏi: liệu các chính trị gia bảo vệ quyền phá thai có tư cách Rước Lễ hay không.
By Michelle Boorstein, on 25-05-2021, 18:30:00
Tháng tới, các Giám mục Công giáo Hoa Kỳ sẽ tổ chức biểu quyết xoay quanh câu hỏi: liệu các chính trị gia bảo vệ quyền phá thai có tư cách Rước Lễ hay không. Bất chấp nỗ lực từ một số giám mục rằng hành động kêu gọi bài xích những con chiên Công giáo như Tổng thống Biden là trái với tinh thần mục tử chân chính, cuộc biểu quyết vẫn sẽ được tiến hành.
Các nhà lãnh đạo của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ tại D.C. ban quyết định tiến hành phiên bỏ phiếu sau khi nhiều giám mục kiến nghị trì hoãn, nêu ra không khí đầy bất hòa chia rẽ của hội nghị. Hôm thứ ba, tờ báo Công giáo Pillar lần đầu đưa tin rằng tổng giám mục Wilton Gregory của Washington đã đồng dẫn dắt nỗ lực hoãn lại biểu quyết.
Từ lâu, các giám mục Hoa Kỳ đã luôn tranh cãi gay gắt về phương hướng ứng phó đối với sự ủng hộ tạo điều kiện phá thai từ những tín đổ Công giáo nổi tiếng. Sự kiện Biden đắc cử càng khiến vấn đề này trở nên bức thiết hơn. Đối với các giám mục khác, Biden là một đòn bẩy tín ngưỡng vì ông là một giáo dân tham dự thánh lễ hằng tuần. Ông xem lối sống Công giáo như là tôn chỉ cuộc đời và tập trung vào những ưu tiên xã hội của Hội thánh như là xóa đói giảm nghèo, nâng cao phúc lợi y tế, và cứu trợ người tị nạn. Biden là Tồng thống Hoa Kỳ Công giáo thứ hai sau John F. Kennedy.
Sau nhiều tuần thương thảo - gồm cả tư vấn từ Tòa thánh Vatican - hôm thứ bảy, Chủ tịch Hội đồng José Gómez đã gửi đến các vị giám mục một văn kiện để biểu quyết tại một phiên họp qua mạng vào giữa tháng 6. Văn kiện hỏi ý các giám mục về việc ủy ban giáo lý của hội nghị soạn thảo một tài liệu giảng dạy ý nghĩa đời sống giáo hội của nghi thức rước mình thánh Chúa - nền tảng của tục lệ Công giáo truyền thống.
Tờ báo Pillar là nơi đầu tiên đưa tin về lá thư của đức cha Gomez.
Theo lời những người theo dõi hội nghị giám mục, họ cho rằng bên bỏ phiếu thuận sẽ thắng. Tiếp đó, ủy ban giáo lý sẽ lập văn kiện đề xuất cho các giám mục thảo luận vào phiên họp mùa thu. Hội đổng giám mục chỉ là một nhóm cố vấn không có thẩm quyền đối với cách các giám mục dẫn dắt linh mục trong giáo phận. Tuy nhiên, Giáo hội vẫn hướng tới sự đồng thuận số đông. Đây sẽ là một bước ngoặt lịch sử khi tâm điểm của phiên biểu quyết thuộc về vị giáo sĩ ban thánh thể cho các chính khách Công giáo bảo vệ quyền lựa chọn phá thai.
Đức giám mục Gregory của giáo phận Washington của Biden đã tuyên bố ngài sẽ không từ chối ban thánh thể cho Biden, đồng thời chỉ trích hành động chính trị hóa nghi lễ thiêng liêng này. Cũng như các vị tiền nhiệm tại D.C. và các giám mục khác, tổng giám mục Gregory lên án việc phá thai nhưng cũng chú tâm cảm thông với những lý do khác nhau đưa đẩy phụ nữ đến giải pháp này, đồng thời mong muốn mời gọi họ đến gần hơn với Thiên Chúa và cộng đồng Công giáo.
Nói cách khác, các giám mục không có khả năng biểu quyết để khước từ việc ban thánh thể cho Biden. Thế nhưng, cuộc đàm luận và bỏ phiếu này có thể sẽ gây thêm chia rẽ cho một cộng đồng Công giáo Mỹ vốn dĩ đã rất bất hòa. Nhất là ngay khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đang chuẩn bị xem xét một vụ kiện trọng yếu liên quan đến quyền tự chủ phá thai.
“Mục đích của đề xuất giáo lý này là nhằm giúp cho mọi con chiên được thấu hiểu về nét đẹp và mầu nhiệm trong Bí tích Thánh thể, trọng tâm của đời sống Kitô hữu,” trích thư trong bản thảo tổng giám mục Gómez của Los Angeles gửi đến các giám mục khác. “Nhiều tín đồ Công giáo không hiểu rõ về bản chất và ý nghĩa trong Bí tích Thánh thể. … Đây cũng là lời mời gọi tham dự tuyên xưng đức tin, cải đổi đạo đức và công vụ tông đồ đến với tất cả các tín hữu trung thành.”
Bản nháp của bức thư đề ra ba khái niệm sẽ xuất hiện trong tài liệu giáo lý cũng như “tại sao điều này là quan trọng.” Giáo lý sẽ bao gồm lời giải thích rằng trong bí tích có sự hiện diện chân chính của Đức Kitô, và vì vậy mà bí tích thánh thể là bí tích hàn gắn, đẹp đẽ và quy tụ giáo hội nên một. Phần văn bản gây tranh cãi nhất là về “sự hiệp thông thánh thể” - nói cách khác, ai được phép tham dự rước lễ.
“Ai nấy phải tự xét mình … ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình,” trong thư viết, và bổ sung thêm trong ngoặc đơn: “Bản chất của nghi thức rước mình máu thánh và vấn đề tội trọng.”
Theo tờ Pillar hôm thứ Ba, đã có hơn 60 vị giám mục cùng viết thư gửi đến giám mục Gómez trong tháng này, kêu gọi ngài hoãn lại buổi biểu quyết Rước Lễ. Tờ Pillar cho biết, trên bìa thư của lời thỉnh cầu khắc tên Tổng Giáo phận Washington, và có Tổng giám mục Gregory dẫn đầu nỗ lực cùng với Tổng giám mục Blase Cupich của Chicago. Có khoảng 280 giám mục Hoa Kỳ tham gia bỏ phiếu.
Văn phòng của hai giám mục Gregory và Gómez đều không phản hồi lại các tin nhắn. Hai nguồn tin thân thuộc với ban kế hoạch hội họp giám mục đã xác nhận có tồn tại thư thỉnh cầu trì hoãn nhưng không thể xác nhận vai trò của giám mục Gregory.
Thỉnh cầu trì hoãn của các giám mục có liên quan đến chỉ thị gần đây của tòa thánh Vatican, trong đó ban giáo lý kêu gọi các giám mục phải cẩn trọng với chủ đề gây chia rẽ, tránh đề cao việc phá thai như thể đó là vấn đề nghiêm trọng duy nhất mà tín hữu Công giáo phải cân nhắc. Đức Hồng y Luis Ladaria, giám quản của Bộ Giáo lý Đức tin, cơ quan giám sát các vấn đề giáo lý của tòa thánh, nêu ra trong bức thư rằng đầu tiên các giám mục phải thảo luận kỹ càng với nhau và các ngài cũng phải nói chuyện với các chính trị gia ủng hộ quyền phá thai.
Để có thể cho ra đời bất kỳ điểu lệ nào, hội đồng giám mục cần phải gần như nhất trí bỏ phiếu thuận và cũng không thể vô hiệu hóa quyền tự quyết từ chối ban thánh thể của một giám mục cho một chính khách trong giáo phận của mình. Đức cha Ladaria lý luận thêm, rằng sẽ không phải nếu nói rằng chủ đề phá thai và an tử là “những vấn đề quan trọng duy nhất nhất về mặt luân lý đạo đức và xã hội của Công giáo đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao độ ở người Công giáo,” theo bài viết tháng này của Religion News Service (Dịch vụ Tin tức Tôn giáo).
Dựa vào thư của đức hồng y Ladaria, các giám mục đề nghị trì hoãn cho biết “tiêu chí đồng thuận cao của ngài … hiện tại rất khó thành.
Theo phát biều của tổng giám mục Joseph Naumann, người dẫn đầu ủy ban chống phá thai của hội đồng, tính bức thiết của cuộc đàm luận không chỉ đến từ nhiệm kỳ của Biden mà còn theo những gì ngài tin rằng là một xu hướng khác của thời đại.
“Những người ủng hộ phá thai ít khi bàn về quyền lựa chọn nữa. Họ đã đi xa hơn thế bằng cách xem phá thai đồng nghĩa với chăm sóc y tế. Dĩ nhiên, làm sao đó là chăm sóc y tế được khi đang hủy hoại một sinh linh, và làm tổn thương đến người phụ nữ phá thai.”
Biden, theo ngài, “đã làm khó bản thân ông ấy cũng như hội thánh” khi tuyên bố mình là một tín đồ Công giáo nhiệt thành trong khi ủng hộ tự do lựa chọn. “Đây là vấn đề về lòng trung kiên. Ông ấy không nên tham dự rước thánh thể.”
Và mặc dù nỗ lực này nhằm làm rõ đối tượng không nên tham gia Lễ Rước, giám mục Naumann xác định mục đích chính của văn bản vẫn là giảng lại cho tín đồ Công giáo về ý nghĩa của việc rước lễ.
Người dịch: Quyen Tran
Biên tập: Ren Dinh & Bảo Trân
Comments