Translated from Politifact's article Could Jan. 6 rioters face sedition charges? And what would that mean?
Trong những năm gần đây, ta hiếm khi thấy các công tố viên đưa ra cáo buộc nổi loạn.
By Louis Jacobson, on 24-03-2021, 00:00:00
Trong những năm gần đây, ta hiếm khi thấy các công tố viên đưa ra cáo buộc nổi loạn. Nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy những người tham gia cuộc bạo động ở điện Capitol ngày 6/1 có thể phải đối mặt với các cáo buộc như vậy trong vài tháng tới.
Công tố viên liên bang, ông Michael R. Sherwin, người đang chỉ đạo cuộc điều tra gần đây của Cục Tư pháp về sóng gió ở Điện Capitol ngày 6 tháng 1, nói với đài CBS "60 Minutes" rằng một số người tham gia vào ngày đó sớm có thể phải đối mặt với các cáo buộc liên quan đến bạo loạn.
Trong một cuộc phỏng vấn phát sóng ngày 21 tháng 3, ông Sherwin nói "Tôi tin rằng các bằng chứng đang dần tiến gần đến những kết luận như vậy. Tôi tin rằng sự thật sẽ hỗ trợ cho những cáo buộc đó. Và tôi tin rằng, càng về sau, nhiều sự thật hơn sẽ tiếp tục củng cố cho việc đó."
Các chuyên gia pháp lý nói với PolitiFact rằng họ đồng ý với đánh giá của Sherwin rằng việc khởi tố bạo loạn có thể là động thái thích hợp cho đợt tấn công Điện Capitol, dựa trên những gì đã xảy ra trong tòa nhà ngày hôm đó cùng dấu vết bằng chứng do những người tham dự để lại.
Chúng tôi muốn đi sâu vào ý nghĩa của việc này.
Sự nổi loạn được sử dụng rộng rãi để ám chỉ hành vi chống chính phủ. Điều quan trọng là chúng ta có hai dạng nổi loạn và chúng thường bị nhẫm lẫn.
Một dạng nổi loạn liên quan đến các phát ngôn chống chính phủ. Các truy tố đối với dạng bạo loạn này là một lịch sử đầy tranh cãi, với các nhà phê bình cho rằng chính phủ cố tình công kích vào những người bất đồng chính kiến được hiến pháp bảo vệ. Dạng nổi loạn này thường được gọi là "phỉ báng chính phủ."
Dạng nổi loạn thứ hai liên quan đến các hành động chống chính phủ, thay vì qua lời nói. Trong lịch sử, các vụ truy tố dạng này hiếm gặp hơn. Các sự kiện xảy ra vào ngày 6 tháng 1 được xem là một ví dụ điển hình cho nổi loạn dạng này.
Eugene Volokh, một giáo sư luật Đại học California-Los Angeles, cho biết: "Việc sử dụng 'kích động' đã được đề cập đến trong nhiều đạo luật mà phổ biến nhất là Đạo luật Sedition năm 1798. Đạo luật này đề cập rõ ràng đến phát biểu chống chính phủ, dựa trên tội danh 'phỉ báng chính phủ.' Tuy nhiên, ý nghĩa hiện tại của đạo luật này lại nhắm đến ‘thuyết âm mưu nổi loạn’."
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn từng loại.
Thứ nhất: Phỉ báng chính phủ
Ví dụ đầu tiên và nổi tiếng nhất về luật hình sự hóa tội phỉ báng chính phủ. Tiêu biểu là Đạo luật Sedition năm 1798, cho phép trục xuất, phạt tiền hoặc bỏ tù bất kỳ ai bị coi là mối đe dọa hoặc công bố "tài liệu sai trái, gây tai tiếng hoặc ác ý" chống lại chính phủ Hoa Kỳ .
Vào thời điểm đó, báo chí có tính đảng phái cao và thâm hiểm khiến những người ủng hộ luật đã công khai về sự chán ghét của họ đối với những bài bình luận chính trị như vậy. Tuy nhiên đạo luật này đa phần không được ủng hộ, và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Tổng thống John Adams vào năm 1800. Dưới thời người kế nhiệm, Thomas Jefferson, đạo luật này đã hết hiệu lực và không được gia hạn.
Đạo luật phản loạn năm 1918 được ban hành trong Thế chiến thứ nhất. Đạo luật buộc tội việc viết lách hoặc công bố "bất kỳ nôi dung phê bình nào mang tính chất bất trung, báng bổ, lỗ mãng, hoặc lăng mạ" chính phủ hoặc nỗ lực chiến tranh.
Những người bất đồng chính kiến như Eugene Debs, một nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa xã hội , đã phải vào tù vì lên tiếng phản đối chiến tranh và bị truy tố vì sự lo lắng cho tự do dân sự. Đạo luật đã từng được xem như hợp hiến, nhưng nó đã bị bãi bỏ vào năm 1921. Một phần của luật liên quan, Đạo luật gián điệp năm 1917, vẫn tồn tại, mặc dù nhiều yếu tố của nó đã bị tòa án cắt bớt.
Giáo sư luật tại trường Đại học Chicago và cũng là tác giả cuốn "Thời kỳ nguy hiểm: Tự do ngôn luận trong thời chiến dưới Đạo luật Phản loạn 1798 đến Cuộc chiến chống khủng bố", ông Geoffrey R. Stone cho biết: “Trong một thời gian dài, Hoa Kỳ đã truy tố những người mang tội danh theo đạo luật Gián điệp hoặc Phản loạn vì dám tuyên truyền phỉ báng chính phủ. Hoa Kỳ thời đó có khá ít sự bảo vệ cho những cá nhân có phát ngôn mang xu hướng kích động người khác thực hiện hành vi trái pháp luật.”
Tình trạng này bắt đầu thay đổi vào cuối những năm 1950, Stone cho hay, với đỉnh điểm là phán quyết của Tòa án Tối cao năm 1969 ở vụ kiện Brandenburg vs. Ohio: Nguy cơ thực hiện hành vi bất hợp pháp đến từ hệ lụy của lời nói cần phải được rõ ràng và phải thật sự được xác định rằng đó là chủ đích của người phát ngôn.
Ông Stone nói: “Ngày nay, rất khó để khởi tố một vụ án về các phát ngôn phỉ báng chính phủ."
Thứ hai: Thuyết âm mưu nổi loạn
Dạn thứ hai này có thể liên quan đến sự kiện ngày 6 tháng 1 vừa rồi khi nó không chỉ mang yếu tố lời nói mà còn hành vi.
Theo luật liên bang hiện hành, một thuyết nổi loạn được định nghĩa khi nó có sự dàn dựng từ hai người trở lên với một trong hai mục tiêu được thực hiện bằng bạo lực. Một là lật đổ Chính phủ Hoa Kỳ. Hai là "ngăn cản, gây trở ngại hoặc trì hoãn việc thực thi bất kỳ luật lệ nào của Hoa Kỳ." Đạo luật này đi kèm với phạt tiền hoặc phạt tù lên đến 20 năm, hoặc cả hai.
Các chuyên gia cho biết việc truy tố tội âm mưu lật đổ chính phủ Hoa Kỳ là hợp lý, nhưng sẽ gian nan.
Tuy nhiên, có một điều khoản khác của luật dành cho các công tố viên - âm mưu can thiệp vào việc thực thi luật pháp - đó là một hình thức dễ dàng hơn cho các truy tố liên quan đến sư kiện ngày 6 tháng 1, vì những kẻ bạo loạn đã xông vào Điện Capitol trong khi các nhà lập pháp đang thi hành nhiệm vụ hiến định của họ: Chính thức kiểm phiếu đại cử tri cho tổng thống.
Rodney A. Smolla, trưởng khoa Luật của Đại học Widener University’s Delaware, cho biết: “Tôi tin rằng sẽ có những trường hợp có thể khởi tố theo quy chế âm mưu đảo chính của liên bang."
James Robenalt, một luật sư có chuyên môn về các cuộc khủng hoảng chính trị, cho biết "những kẻ bạo loạn rõ ràng muốn đóng cửa Quốc hội bằng bạo lực để cản trở việc thi hành luật vốn sau đó được biểu quyết ngay tại Quốc hội". Luật không thể nào rõ ràng hơn được nữa.
Để buộc tội một thuyết âm mưu, các công tố viên sẽ phải chứng minh ý định và sự tồn tại của một thỏa thuận cụ thể giữa những người tham gia. Đây luôn là một thách thức đối với các công tố viên, các chuyên gia cho biết, nhưng trong trường hợp này, lợi thế lại nằm ở phía họ.
Carlton Larson, giáo sư luật tại Đại học California-Davis, cho biết, nhiều người tham gia vụ bạo loạn tại điện Capitol đã “để lại di tích tài liệu trên email, mạng xã hội hoặc video và những thứ đó là một bằng chứng rõ ràng cho các thỏa thuận như vậy.” Một số người trong số đó là thành viên của các nhóm hoặc dân quân chống chính phủ.
Về phần mình, các bị cáo trong vụ âm mưu kích động có khả năng sẽ sử dụng Tu chính án thứ nhất và "cho rằng họ đang bị truy tố vì các hoạt động được bảo vệ bởi hiến pháp: ủng hộ lật đổ chính phủ trong ý nghĩa trừu tượng hoặc tham gia vào các cuộc biểu tình chính trị", Timothy Zick, một giáo sư luật tại Đại học William & Mary, chia sẻ.
Nhưng các chuyên gia cho rằng nếu một thỏa thuận rõ ràng được chứng minh, thì khả năng bảo vệ của Tu chính án thứ nhất sẽ yếu đi.
Stone nói: “Âm mưu không phải là lời nói. "Nếu bạn đồng ý cướp ngân hàng với người khác, bạn sẽ không nhận được sự bảo vệ của Tu chính án thứ nhất" cho việc bào chữa của mình.
Các chuyên gia cho rằng khả năng dẫn đến các cáo buộc đối với hành vi phản loạn chỉ đơn giản là việc thực thi theo pháp luật. Nó không dính dáng gì đến việc mang đất nước quay lại thời kỳ thế kỷ 20, tại thời điểm khi pháp luật vẫn nghiêm cấm các tiếng nói đối lập.
“Vì đây là một vụ âm mưu đảo chính nên tôi không quá lo lắng về lịch sử hổ thẹn của các Đạo luật Phản loạn năm 1798 và 1918,” Larson nói. "Vấn đề với những hành vi thời đó là việc họ hình sự hóa các phát ngôn bất trung. Tuy nhiên, các vụ truy tố trong trường hợp này là nhắm vào những hành vi không thể chấp nhận được trong bất kỳ xã hội thượng tôn pháp luật nào."
Tri Luong
Translators: Trang Ly
Comments