top of page

Cận cảnh sự trỗi dậy của chủ nghĩa cánh hữu cực đoan Quận Cam


Một nhóm những người cực đoan từ quận Cam đã đến Washington một ngày trước khi đám đông những người ủng hộ ông Trump tràn vào Điện Capitol Hoa Kỳ, đứng chung sân khấu với những kẻ dựng lên phong trào “Dừng Đánh Cắp” (Stop the Steal).

By PAIGE ST. JOHN, ANITA CHABRIA, HANNAH FRY, MICHAEL FINNEGAN, on 24-03-2021, 13:00:00

Một nhóm những người cực đoan từ quận Cam đã đến Washington một ngày trước khi đám đông những người ủng hộ ông Trump tràn vào Điện Capitol Hoa Kỳ, đứng chung sân khấu với những kẻ dựng lên phong trào “Dừng Đánh Cắp” (Stop the Steal). Trong các bài phát biểu ngắn tại cuộc mít tinh trước Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, một trong số họ đã viện dẫn “cuộc thánh chiến”, một người khác thì “đổ máu.” Người thứ ba kêu gọi những kẻ chuẩn bị diễu hành đến đồi Capitol ngày hôm sau hãy để “lũ tráo trở” trong Quốc hội nghe thấy “cơn thịnh nộ của người dân Hoa Kỳ.” Người thứ tư chỉ tay về phía tòa mái vòm nơi Quốc hội sẽ được triệu tập trong 24 giờ để chứng thực kết quả cuộc bầu cử chọn ra tân tổng thống. Cô ta gào lên rằng kẻ thù đã khiến cho Tổng thống Trump thất bại, và rằng giải pháp để xử lý những kẻ phản bội nước Mỹ là “lôi chúng ra, bắn hoặc treo cổ chúng!" Những lời lẽ này đánh dấu đỉnh điểm một năm nổ ra những cuộc biểu tình cánh hữu tại Quận Cam, để sau đó biến thành những ngôn từ bạo lực về kẻ thù, cho dù là thực tế hay hoang tưởng. Chuyện bắt đầu từ những cuộc biểu tình và thuyết âm mưu nực cười về những lệnh cấm COVID-19. bao gồm cả chiến dịch quấy rối khiến quan chức y tế hàng đầu Quận phải rời vị trí, và những cuộc tuần hành kêu gọi bãi nhiệm Thống đốc Gavin Newsom và ủng hộ ông Trump. Họ sử dụng những ngôn từ và hình ảnh đám mang đầy tính bạo động về Holocaust, với những biểu ngữ mô tả đối thủ như Hitler. Họ tổ chức những bữa tiệc đường phố “Phá Lệnh Giới Nghiêm”, trở thành nam châm cho những kẻ theo chủ nghĩa dân túy da trắng. Và một trong số các thành viên đã lập nên "Hội Ái Quốc” và với việc tuần tra những sự kiện Black Lives Matter, nỗi lo của các gia đình phải đối mặt với phân biệt chủng tộc ngày càng tăng trong khu phố họ sinh sống. Những người dân ngoại ô khá giả này không có vẻ gì là những nhà cách mạng, nhưng lại là minh họa cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa cánh hữu cực đoan tại Quận Cam tại thời điểm chuyển dịch nhân khẩu lớn đã biến nơi đây từ một pháo đài đỏ trở thành một cộng đồng đa dạng về chủng tộc và chính trị. Họ, bao gồm Alan Hostetter, một cảnh sát về hưu buộc tóc đuôi ngựa dạy yoga; Russ Taylor, một doanh nhân ví chiếc Corvette đỏ của mình là “Tên lửa Ái Quốc” và điều hành một doanh nghiệp thiết kế đồ họa tự hào đã hợp tác với những công ty thuộc top Fortune 500; Morton Irvine Smith, hậu duệ thuộc một trong những gia tộc phát triển hạ tầng nổi tiếng nhất vùng Quận Cam; và Leigh Dundas, luật sư nổi tiếng với những cuộc tranh đấu rực lửa chống lại luật tiêm chủng trẻ em. Vào hôm 6 tháng Một, 3 trong số 4 người kể trên đã cùng với đám đông tràn vào điện Capitol. Các bức ảnh trên mạng xã hội cho thấy Hostetter và Taylor đang cười toa toét trên một ban công khi Capitol bị bao vây, còn Dundas đang ở ngưỡng của của tòa nhà trong cuộc bao vây chết chóc. Ba tuần sau đó, FBI lục soát nhà của Hostetter và Taylor, điều động một đội SWAT và sử dụng pháo gây choáng trong cuộc đột kích tư gia của Taylor. Không ai bị bắt hay kết tội. Nhưng sau cùng, cả bốn đều giữ im lặng - từ chối phát biểu, hoặc nếu có thì lảng tránh trách nhiệm của bản thân. Trong kênh Telegram riêng tư của mình, Taylor mô tả mình là nạn nhân. Trong một thông điệp được chia sẻ lại trên Facebook, hắn nói: “FBI được vũ trang hóa để chống lại những người yêu nước. Tôi chưa từng bước chân vào trong điện Capitol, không gây hấn hay làm tổn hại tài sản. Tất cả những điều này xảy đến chỉ vì tôi đã vẫy cờ và hát quốc ca!” Luật sư của Taylor thì đưa ra một mô tả khác, thừa nhận thân chủ đã mang theo một con dao vào trong phạm vi đồi Capitol, nhưng nói rằng thân chủ đã không vào trong tòa nhà và “bị cuốn vào trong làn sóng quá khích,” Dyke Huish nói với tờ The Times: “Russ Taylor là một người bình thường chìm đắm trong niềm tin về những quyền tự do đã biến nước Mỹ trở thành nước Mỹ mà anh ấy tin tưởng.” Theo luật sư của Taylor, những gì đã xảy ra là “một bài học cảnh tỉnh khi quá nhiều ảnh hưởng chính trị làm nhiễu đi tầm nhìn của một người.” Quận Cam từ lâu đã như một chiếc loa phóng thanh cho những điều cực đoan của chủ nghĩa bảo thủ, và được một nhà sử học Harvard nhận định là “mũi nhọn” của phong trào Tân Hữu. Cho đến tận những năm 1950, toàn quận được cho là một “thị trấn mặt trời lặn” đầy thù địch với người da màu. Những khu ngoại ô chủ yếu là những công nhân hàng không và quân nhân da trắng đã tạo nên những tín đồ cho Hiệp hội John Birch ám ảnh bởi Cộng sản, và cựu binh Walter Knott, với nông trại dâu mang chủ đề yêu nước và Trường phái Chống Cộng của ông. Các tụ điểm lướt sóng tại bãi biển Hungtington trở thành nơi thu hút lũ đầu trọc theo chủ nghĩa da trắng thượng đảng và tân phát xít, bao gồm cả một câu lạc bộ võ thuật địa phương chuyên huấn luyện cho các cuộc đụng độ tại biểu tình chính trị khắp tiểu bang, vào năm 2017 đã tấn công những người biểu tình phản đối trong cuộc tuần hành Cánh hữu Đoàn kết chết chóc ở Charlottesville, Va. Nhưng quận đã trải qua cuộc chuyển mình dân cư trong suốt hai thập kỷ qua với sự có mặt của nhiều cư dân châu Á và La tinh hơn, những người góp phần chuyển hướng khu vực trở thành thiên Dân chủ. Vào năm 2016, lần đầu tiên kể từ thời Franklin D.Roosevelt năm 1936, quần đã bỏ phiếu cho một ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ. Joe Biden đã đánh bại Trump vào năm ngoái kể cả khi phía Cộng hòa vẫn kiểm soát phần lớn chính trị khu vực. Các bản đồ bầu cử cho thấy những thành trì bảo thủ như Ladera Ranch, hay những vùng ben biển như San Clemente và Hungtington Beach, đã trở thành những hòn đảo bị bao quanh bởi chủ nghĩa tự do và đa dạng chủng tộc ngày càng tăng. Nhà xã hội học Peter Simi của Đại học Chapman, người dành ra hai thâp kỷ lập bản đồ về chủ nghĩa chính trị cực đoạn và thù địch, cho biết, sự thay đổi nhân khẩu học như vậy chính là những yếu tố dự báo mạnh nhất về sự gia tăng chủ nghĩa cực đoan chính trị và tội ác thù địch ở những khu phố nơi người dân lo sợ rằng lối sống của họ đang bị đe dọa. Ông nói rằng áp lực đó đã đẩy những người cực hữu Quận Cam trở nên cực đoan hơn nữa. Simi phát biểu: “Khi Obama trúng cử, đó chính là cơ hội để những người này tụ lại với nhau. Và khi Trump xuất hiện, đó chính là khoảnh khắc cho một vài trong số họ bộc lộ tư tưởng." Hệ quả là nơi đây trở thành một trong những vùng tập trung nhiều phát biểu thù địch và cực đoan cánh hữu nhất trên toàn nước Mỹ, Simi nói thêm Ông kết luận: “Không còn nghi ngờ gì nữa, Quận Cam đang nằm trong nhóm đầu.” Trước khi phải đóng cửa studio dạy yoga vì COVID-19, Alan Hostetter chính là hình ảnh thu nhỏ của một California tái khởi tạo. Hostetter dành 23 năm cuộc đời mình làm luật sư, phần lớn ở Fontana trước khi được bổ nhiệm làm cảnh sát trưởng ở một cộng đồng dân cư yên ả vùng La Habra. Ông chỉ tại chức có 5 tháng và rời đi vì lý do sức khỏe; cựu Trợ lý giám đốc thành phố Jennifer Cervantez nói sự ra đi này là việc “bất ngờ và không được báo trước.” Hồ sơ trực tuyến của tiểu bang cho thấy Hostetter, ở tuổi 45, đã được bảo đảm một suất hưu trí tàn tật của tiểu bang vì chấn thương tâm thần, mặc dù chi tiết về việc này chưa được làm rõ ngay. Hostetter sau đó trả lời với một tạp chí kinh doanh rằng hôn nhân đổ vỡ đã khiến ông vật lộn với chứng mất ngủ và “tâm trí quay cuồng.” Giấc ngủ của ông đòi hỏi sự hỗ trợ của hỗn hợp Xanax và rượu. Ông đã tìm thấy sự cứu rỗi ở yoga và sử dụng cồng chiêng, bát chuông cùng kèn didgeridoo cho các nghi thức chữa lành bằng âm nhạc mà ông gọi là “tắm trong âm thanh.” Tháng Hai năm 2020, ông thêm cả tụng kinh vào nghi lễ của mình, với lời niệm “om, shanti, shanti, shanti,” lời nguyện cầu bình an. “ĐÂY chính là những gì bị giam cầm trong tôi tìm kiếm lối thoát,” ông nói với những người theo dõi kênh YouTube của mình. Một tháng sau, khi đại dịch COVID-19 khiến cho California gần như đóng cửa toàn bộ, Hostetter ban đầu đeo khẩu trang và tình nguyện giao bữa ăn cho người cao tuổi và tìm kiếm quyên góp thêm khẩu trang cho trung tâm dưỡng lão San Clemente. Nhưng giám đốc cơ sở, Beth Apodaca, đã phát hiện ra ông này đi quanh thị trấn mà không đeo khẩu trang, truyền bá biểu tình trên mạng xã hội với những hashtag như #ĐừngTrởThànhLũCừu#ChỉLàCúm. Trong một cuộc đối thoại, cô đã lịch sự nhưng kiên quyết, rằng Hostetter sẽ không thể giao đồ ăn được nữa. Apodaca nói: “Như thể có hai Alan khác nhau vậy. Tôi không thể nào hình dung đây là cùng một người.” Đến tháng Năm, Hostetter ngừng dạy yoga và tuyên bố mình là một “chiến binh yêu nước” toàn thời gian. Ông đội lên chiếc mũ thương hiệu, chiếc mũ phớt với sọc và sao, và sao đó thêm vào chiếc ghim Q trên dây đeo, một lời chào với QAnon, một giáo phái thuyết âm mưu sai trái mô tả Trump như thể chiến binh của Chúa chống lại Satan, cộng sản và lũ ấu dâm Dân chủ. Các tài khoản mạng xã hội của Hostetter quảng bá những cuộc biểu tình hàng tuần và diễu hành đường phố chống lại “lũ bạo chúa” ban bố mệnh lệnh y tế với đại dịch mà đối với ông không có thực. Ông thành lập một tổ chức phi lợi nhuận, American Phoenix Project, mô tả trên giấy tờ đăng ký của tiểu bang là dành riêng cho việc thúc đẩy quyền tự do hiến pháp, và Hostetter đã nói trong các cuộc biểu tình nhằm tìm kiếm một cuộc tái cơ cấu chính phủ và các phương tiện truyền thông Mỹ. Ông cho tổ chức phi lợi nhuận này vay 75,000 và dùng 50,000 đô để tài trợ cho một trong những vụ kiện liên bang do một công ty luật lớn phía Cộng hòa tổ chức kiện Newsom về các lệnh y tế trong đại dịch. Vụ kiện Hostetter tài trợ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn; một thẩm phán từ chối ban hành lệnh cấm tạm thời. Hồi tháng Năm, Hostetter đã tổ chức một cuộc biểu tình đòi dỡ bỏ hàng rào khu đỗ xe ở San Clemente và phớt lờ lệnh giải tán của cảnh sát. Anh ta đã nắm lấy dây xích đến mức cảnh sát trưởng phải cắt chúng. Vợ hiện tại của Hostetter đã mở một tài khoản GoFundMe để gây quỹ 100,000 đô cho “San Clemente Eight”, một khoản bảo lãnh cho cáo buộc hành vi không đúng mực của chồng và bảy người khác bị bắt trong cuộc biểu tình. Trên Facebook và YouTube, Hostetter đã nói mình muốn gây quỹ 500,000 đô cho chiến dịch hiện đã bị dập tắt. Sau đó, Hostetter sẽ cố gây quý bằng cách bán các gói mũ-áo trị giá 75 đô qua American Phoenix. Sự cuồng nhiệt của các cuộc biểu tình do Hostetter dẫ đầu ngày càng leo thang. Black Lives Matter cũng được thêm vào danh sách kẻ thù công khai đang ngày càng dài thêm. Hotestter đã gọi phong trào này là “nhóm khủng bố quốc nội theo chủ nghĩa Marx chuyên tập trung giết hại cảnh sát.” Sau đó thì người này còn tuyên bố sai lệch rằng cái chết của George Floyd được dàn dựng để hợp thức hóa những cuộc biểu tình trên toàn quốc “rõ ràng đã được lên kế hoạch và có tổ chức từ trước.” Những bài phát biểu của Hostetter xuất hiện dày đặc các thuyết âm mưu lớn của QAnon đến mức ông này được mời đến phát biểu ở hội nghị Q tháng Mười ở Arizona, tổ chức bởi một cư dân Quận Cam khác. Khi Trump thất bại trong cuộc bầu cử tháng Mười Một, Hostetter, lúc này đã 56, khẳng định rằng có “thế lực xấu xa" đứng sau. Ông này nói rằng mọi vấn đề của Trump - từ bê bối Stormy Daniels cho đến cuộc điều tra về chính phủ Nga - là một phần của cuộc chiến bí mật mà chỉ Hostetter và số ít nhìn thấy. Cho đến tháng Mười Hai, những lời tụng niệm cầu yên bình chỉ còn là dĩ vãng. Tại cuộc biểu tình “Dừng Đánh Cắp” tại Hungtington Beach, Hostetter đã sánh vai cùng vời cựu Hạ nghị sĩ Dana Rohrabacher, một đảng viên Cộng hòa cốt cán tại Quận Cam vừa bị thế chân bởi một ứng viên Dân chủ hai năm trước. Mái tóc đuôi ngựa của Hostetter đung đưa sau chiếc mũ phớt có ghim QAnon khi kêu gọi quy trách nhiệm cho “kẻ thù và lũ phản bội nước Mỹ, cả trong và ngoài nước." Ông phát biểu với đám đông: “Nên bỏ tù rục xương những kẻ theo chân và hành quyết lũ cầm đầu cuộc đảo chính này.” Trong khi Hostetter bài trí lực lượng vùng bờ biển, tại ngoại ô, Russ Taylor cũng đang lớn mạnh. Taylor sống ở Ladera Ranch, một cộng đồng “phong cách” độc quyền quảng bá với “các câu lạc bộ gắn bó” và những buổi tụ tập với hàng xóm trong ngõ trò chuyện buổi tối. Nơi đây có dân số da trắng áp đảo - Cục điều tra dân số Hoa Kỳ ước tính chưa đến 1% trong số 28.000 cư dân của Ladera Ranch là người gốc Phi. Đây là nơi mà, theo câu đùa của cư dân ở đây, mặc sai nhãn hiệu quần thể theo cũng có thể khiến bạn bị coi là kẻ ngoại lai. Taylor, 39 tuổi, sống khá giả hơn hầu hết mọi người: sở hữu một ngôi nhà trị giá 1,8 triệu đô la phía sau cổng an ninh, một chiếc Corvette 60.000 đô la trong nhà để xe và một dãy dài vé phạt chạy quá tốc độ và không hiển thị rõ biển số xe thể thao của mình. Anh này có một khổ người khổng lồ, nặng 300 pound, thường mặc quần jean bó và áo đỏ, nổi bật trong bất kỳ đám đông nào. Theo luật sư công ty, công ty in ấn của anh này chuyên cung cấp các thiết kế tùy chỉnh trên điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác cho khách hàng doanh nghiệp, và vẫn tiếp tục phát triển mạnh trong thời kỳ đại dịch, thậm chí còn kinh doanh thêm các tấm chắn mặt. Vào tháng 4, Taylor đã tạo một nhóm Facebook bí mật: Hội Ái Quốc vùng Ladera Ranch (The Patriots of Ladera Ranch). Sau khi George Floyd bị giết, Taylor đã đăng một lệnh triệu tập "khẩn cấp" trên trang Facebook của nhóm: Một nhóm nhỏ cư dân Ladera Ranch thông báo rằng họ sẽ tụ tập trong công viên để dự một buổi cầu nguyện dưới ánh nến. Anh này cảnh báo rằng buổi cầu nguyện có thể thu hút “những kẻ xấu” và thề rằng Hội Ái Quốc sẽ “đảm bảo rằng KHÔNG thể tiếp cận nhà ở, đường phố và các gia đình ở Ladera.” Buổi cầu nguyện khá ngắn và yên lặng, nhưng khoảng một tá “những ông bố Yêu nước” đã giám sát từ xa, tạo nên điều mà một người tham gia gọi là sự hiện diện rùng rợn. Shereen Rahming, một cựu giáo viên mới chuyển về Ladera Ranch với chồng con 5 năm trước, kể rằng cô ta thấy Taylor theo dõi các cuộc biểu tình Black Lives Matter. Những người trong tổ dân phòng Ladera Ranch quen biết với Taylor, biểu tình cùng với anh ta ở Washington và giúp quản lý những nhóm Facebook của anh ta. Tổ dân phòng từ chối nhận người nhà Rhaming, gốc Phi, mà đôi khi không hề có lý do. Khi Rahming viết trên blog kể lại việc bị hành hung bởi một số thiếu niên da trắng trong một buổi tuần hành, Taylor đăng một bình luận gọi đó là “tin tức giả.” “Là một người cũng từng đến thăm thủ đô, nhưng hắn lại sợ những kẻ bạo lực làm cha làm mẹ như tôi đây? Để tôi nói cho mà nghe, người như hắn mới thực sự là đáng sợ.” Rahming nói. Luật sư của Taylor biện hộ rằng thân chủ của mình không hề phân biệt chủng tộc và chỉ lo ngại phong trào Black Lives Matter mang lại sự náo động và phá hoại. Rahming và chồng tin rằng hành động của Taylor và tổ dân phòng của anh này đã tạo nên một môi trường đầy phân biệt chủng tộc trong một khu phố đầy những vụ việc mang tính thù hằn. Chữ thập swastikas được vẽ trên vỉa hè. Nhiều cư dân phàn nàn rằng người trượt ván trên các con đường của Ladera Ranch mang theo cờ Mỹ và cờ Trump, và hô to N-word (chúng được coi là con cưng của Trump trên trang mạng của Hội Ái Quốc). Chúng quát vào mặt Rahming những lời lẽ phân biệt chủng tộc khi cô đang tuần hanh, theo lời cô kể. Một gia đình Á châu khác bị liên tục hành hung bởi một số thiếu niên địa phương đến nỗi hàng xóm phải tự canh gác ban đêm lẫn nhau. Nhà Rahming hiện không dám cho con trẻ chơi ở ngoài nếu không có giám sát của cha mẹ. “Tôi sợ có một vụ Travon Martin thứ 2”, Marc Rahming nhớ lại về một thiếu niên gốc Phi bị giết bởi một tổ trưởng tổ dân phòng ở một khu phố của Florida. Hè vừa qua, Taylor gia nhập hội đồng quản trị của American Phoenix. Anh này trưng dụng văn phòng của mình ở công ty làm nơi gặp mặt và đăng lén các video bị cấm lên Facebook và Youtube. Anh ta còn đăng tải một video về garage của mình treo một cái cờ Mỹ khổng lồ, lãnh đạo cuột mít tính ủng hộ Trump ở quê nhà Corvette, và giờ được mệnh danh là “quả tên lửa Ái Quốc C8”. Khi đại dịch tệ dần và California áp dụng các lệnh giới nghiêm, Taylor giúp tổ chức các nhóm đường phố “Phá vỡ Giới nghiêm”. Vào tháng Chín, Taylor tổ chức một cuộc biểu tình ở Town Green của Ladera Ranch mà hắn “nổ” trên Facebook là sẽ “chọc tức bọn Dân Chủ thổ tả một phen”. Taylor và Smith đứng trên ban công trong Hostetter tuyên bố nước Mỹ đã và đang bị “các thế lực thù địch” trong nước tấn cống qua nhiều thế hệ. “Quí vị có thể thấy ánh mắt căm hờn mù quáng của chúng khi chúng đốt Kinh Thánh và cờ Mỹ, khi chúng giơ ngón tay thối trước cả thế giới và nói ”Đ- m- chúa Jesus, Đ- m- nước Mỹ", Hostetter tuyên bố. “Quí vị có thể cảm thấy sự kinh tởm của chúng dành cho Tổ quốc chúng ta”. Hostetter đọc diễn văn ở các bãi cỏ trước hơn 100 cư dân ngoại ô để kêu gọi chuẩn bị cho chiến tranh, dự trữ lương thực và đạn dược. Vào cuối tuần, các nhóm “Phá vỡ Giới nghiêm” xúi giục các doanh nghiệp phớt lờ lệnh đóng cửa. Bọn chúng lan báo trên các trang Facebook mà Taylor là quản trị viên, dưới biệt danh giang hồ đường phố “Peaky Blinders”. Các nhóm “Phá vỡ Giới nghiêm” tản ra khắp ít nhất 6 thị trấn California khác. Ở Huntington Beach, chúng biến mọi nẻo đường thành nơi tuyên giáo hàng tuần. Tháng 12 vừa rồi, Taylor đứng trên bục, giới thiệu với các “con chiên” một rapper cánh hữu từ Florida để ca hát loan báo chấm dứt sự thống trị của “Cộng sản”. Các ứng cử viên chính trị địa phương tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri theo kiểu lễ hội Mardi Gras đậm mùi MAGA: những lực sĩ khoe cơ bắp bên hình của “MAGA hulk”, một người đàn ông cởi trần trượt patin, một phụ nữ với chiếc đẩm đỏ đính hột xoàng cùng đôi ủng go-go trắng, và một quí bà tóc xanh ăn mặc như Nữ Thần Tự Do. Những sự kiện như trên thu hút đông đảo những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, gồm cả da trắng thượng đẳng. Các video quay bởi nhiều người tham gia cho thấy những thanh niên từ nhiều nhóm “Phá vỡ Giới nghiêm” của Huntington Beach đồng thanh hô khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết!” và “Groyper! Groyper”, hành hung một phụ nữ mang khẩu trang và quát “cút về nước của mày đi, con đ*”, và dẫm đạp lá cờ của người đồng tính. Trong số bọn chúng, theo như các video quay được, là một sinh viên UCLA, người thành lập America First Bruins, Christian Secor, hiện đang phải đối mặt với tội án liên bang vì đồng lõa tham gia xâm chiếm tòa nhà Quốc hội. Khi lần đầu xuất hiện, Hostetter có một cuộc gọi nóng với Hội Groypers, gọi bọn họ là “gián điệp cài vào để chia rẽ chúng ta”. Hội Groypers gọi hắn là “kẻ hèn nhát” và khẳng định họ mới là tương lai của đảng Cộng Hòa. Hội này tiếp tục tồn tại và trở thành trụ cột của nhóm “Phá vỡ Giới nghiêm”. Hostetter đi cùng một người biểu tình dày dặn kinh nghiệm khác vào Xuân năm ngoái khi hắn tổ chức các cuộc biểu tình ở bãi biển San Clementee, đó là Leigh Dundas, 48 tuổi, một kẻ chống vaccine đến từ California. Trong khi Hostetter tuần hành chống lại các hành vi xâm phạm quyền tự do cá nhân, Dundas đứng trên xe cút kít 4 bánh, được kéo bởi một xe tải, hô hào các thông tin lệch lạc về y học và khoa học. Thường thì sẽ có người đứng sau bà ta giơ cao biển quảng cáo trang web của ả. Dundas tuyên bố rằng cúm mùa tử vong cao hơn COVID-19, rằng trẻ em miễn dịch với virus, và rằng khẩu trang có thể giết người. Bà ta cho rằng giãn cách xã hội là âm mưu tẩy não của CIA. Khi Hạt Cam áp đặt lệnh đeo khẩu trang vào tháng Sáu, Dundas công khai tiểu sử cá nhân và địa chỉ nhà của viên chức y tế của hạt - một chiến thuật bà ta dùng trong quá khứ để chống lại kẻ thù của mình. Bà này sau đó xuất hiện ở nhà riêng của bác sĩ ấy, treo một băng rôn bên chiếc U-Haul so sánh vị bác sĩ này với Adolf Hitler. Ông ta từ chức mấy ngày sau. Một băng rôn tương tự gán Newsom với Hitler được quảng bá bằng máy bay một tháng trước trên nóc tòa nhà Quốc hội California trong khi Dundas phát biểu trước một đám đông. Nó được giơ cao trong các cuộc biểu tình ở Hạt Cam và tòa nhà Quốc hội để răn đe Newsom, khi đó cả bà ta và Hostetter là người diễn thuyết. Nó cuối cùng được trưng bày tại sân nhà được rào kẽm gai và rọi sáng bằng đèn pha của Dundas ở Santa Ana ngay trước Giáng Sinh. Một hàng xóm xin được giấu tên vì sợ Dundas trả thù cá nhân, kể rằng cô ta bị choáng ngợp. Cô này lên một trang web cộng đồng đăng tải hàng chục posts gọi tấm biển Hitler là “phản cảm” và “gây hận thù”, dù cho một số người cho rằng tấm biển là biểu hiện của tự do ngôn luận. “Bọn này giang hồ thật,” cô ta nói. “Vừa mới hết lễ Hanukkah thì nó đã được treo lên. Tui tự hỏi, ủa mình đang sống ở đâu vậy? Dù đây không phải là Hạt thân thiện với người Do Thái nhất, nhưng ở đây vẫn có tình làng nghĩa xóm chớ.” “Hoặc đó chỉ là do tui tưởng vậy.” Những băng rôn ấy bị Liên đoàn Chống Xúc Phạm Danh dự Cá nhân (ADL) truy quét. Giám đốc khu vực của ADL, Rabbi Peter Levi, lên áy đấy là một phong trào cực đoan chà đạp lên xác 6 triệu người Do Thái. Dundas cũng nhắm vào các doanh nghiệp mà tuân theo các lệnh chống dịch COVID-19. Bà ta đâm đơn kiện 2 nhà hàng đã từ chối phục vụ ả vì không đeo khẩu trang để kiếm khoản bồi thường $15000. Hồ sơ ghi rằng vụ kiện được giải quyết mà không cần tòa can thiệp. Cả hai bị đơn đều không phản hồi The Times. Luật sư của ả trong vụ kiện, Paul Rolf Jensen, từng biện hộ lâu năm cho Roger Stone, kẻ chủ mưu ban đầu cho các chiến dịch Stop the Steal của Trump. Tổng Chưởng Lý Hạt Cam từng tham gia các vụ án rùm beng chính trị, như vụ quê quán của Tổng Thống Obama. Vị này từ chối bình luận về câu chuyện trên. Tại một buổi họp chống chính phủ được chủ trì bởi một nhà thờ ở bắc California vào tháng Giêng, Dundas tăng cường dùng băng rôn Hitler và các thủ đoạn chính trị tấn công cá nhân. Bà ta xúi giục người ủng hộ mình theo đuổi “một công thức đơn giản” để thay đổi xã hội: thư đe dọa, kiện cáo, và nếu như vẫn không thành, thì “quí vị xác định ai là mấu chốt của vấn đề, rồi điều tra họ, rồi tận dụng những gì mình tìm được.” “Quí vị phải hết mình," bà ta nói. “Còn nước còn tát.” Ban giám đốc của American Phoenix cũng gồm Morton Irvine Smith, 55 tuổi, đời thứ 6 kinh doanh bất động sản của dòng họ Irvine mà sở hữu đất đai của hầu như toàn Hạt. Của cải của dòng họ này đã và đang được bán dần, và mẹ của Smith khét tiếng vì đã dọa cắt quyền thừa kế của con mình vào thập niên 90. Hồ sơ đăng ký kinh doanh, biên bản của tòa án, và các buổi phỏng vấn cho thấy cơ nghiệp chính của ông ta là cho thuê thương hiệu của nhà Irvine - lẫn cả, theo ông ta cho hay, chuyên môn của mình - cho các startup khác. Starup gần đây nhất, mà ông ta đầu tư để giúp những người Hoa giàu có di cư, đã lụy bại vì đại dịch. Ông ta kể với The Times rằng mình là tín đồ lâu năm của Hội “Q” (Smith ý nói đến hội QAnon) nhưng cũng tin vào câu ngạn ngữ của bà mình, một địa chủ quý tộc từng tiếp đón tại gia Tổng Thống Nixon và Reagan, “Vận mệnh của cả đất nước, và của cả California, là chính ở Hạt Cam.” Ông ta nói mình không tin là những biến cố thời cuộc hiện nay vẫn chưa bị bác bỏ. Smith tham gia các cuộc biểu tình ban đầu ở bãi biển. Ông này cho The Time biết mình được “sự sáng suốt” của Hostetter và Dundas kêu gọi rằng có những thứ hơn cả hàng rào và khẩu trang đang bị chất vấn. Tóc tai bù xù với bộ dạng già nua, chiếc áo Q Ái Quốc, và thỉnh thoảng đôi dép lào, Smith theo Hostetter đi biểu tình. Ông này đăng một bức hình chụp bên Hostetter và Taylor cầm theo rìu, đăng trên trang Facebook của American Phoenix, với dòng caption: “Thời khắc đã đến khi người tốt phải có thể làm điều xấu … nhưng không hề sai lầm.”. Và khi Dundas mang theo băng rôn Hitler tới nhà của viên chức y tế của Hạt, Smith đứng đằng sau giơ cao biểu tượng swatiska khổng lồ với hình cờ Mỹ nhỏ ở chính giữa.

Smith thổ lộ với The Time rằng những lời chỉ trích hàm ý thủ đoạn đối với Hội Ái Quốc trên mạng xã hội là nguyên nhân khiến nhà của Taylor bị FBI đột nhập bằng lựu đạn choáng sau vụ chiếm giữ tòa nhà Quốc Hội, bắt giữ cả gia đình. Smith cho rằng các thế lực thù địch phe Dân Chủ đã phát ngôn gây kích động nhắm vào các “đồng chí” của mình, vu khống và bôi xấu họ trước công chúng. Ông ta tin rằng những lời lẽ mạt sát từ phe cánh tả còn tệ hơn những tuyên bố gây sốc của American Phoenix. “Bên này hàm ý châm biếm, bên kia thì không,” Ông này nói. “Phong tỏa hay đeo khẩu trang thì có gì chết chóc đâu. Bọn quan chức cũng chả hề đếm xỉa gì đến bọn khủng bố, hay bọn da trắng thượng đẳng lúc ấy.” Smith phủ nhận vai trò của mình trong Hội American Phoenix và nói rằng mình chưa bao giờ nghe theo những gì các “đồng chí” tuyên truyền. Ông này gọi tấm băng rôn Hitler của Dundas là một dạng “marketing” và “dàn cảnh” để gây chú ý. Và vào ngày khi Hostetter kêu gọi cư dân Ladera Ranch dự trữ đạn dược, ông ta lúc ấy chỉ thấy trời quá nóng.

Chính nữ chủ tịch của Hiệp hội Phụ nữ California ủng hộ Trump - một cư dân của Hạt Cam được biết đến với tổ chức trợ cấp cho động vật, 150 Shih Tzu, mà bà ta bán nhà của mình vào 2019 để gây quỹ - đã tài trợ cho American Phoenix theo đuổi vụ án Roger Stone. Smith đồng ý tài trợ $1500 để mua micro và thuê sân khấu cho một cuộc biểu tình ủng hộ Trump vào 5/1. American Phoenix giành được ba suất diễn thuyết cho 3 kẻ chủ mưu chính đằng sau vụ 6/1 để giữ ghế của Trump: Stone, Ali Alexander - kẻ tổ chức phong trào Stop the Steal - và Alex Jones, thành viên trang web thuyết âm mưu InfoWars. Dundas cũng là một trong những diễn giả chính vào 2 ngày trên. Trong buổi biểu tình 5/1, nhờ vào danh tiếng của Stone mà đã thu hút hàng trăm người đến nghe theo tiếng kêu gọi của Dundas “hành hình tất cả người Mỹ nào là tay sai và phản quốc”. Smith là người nói cuối cùng, kết lại cuộc biểu tình 3 tiếng đồng hồ trong trời mưa lạnh giá. “Cho dù đây là lời tiên tri đã ứng nghiệm hay thượng đế can thiệp”, ông ta nói với đám đông, “thì duy chỉ có một người đã thắp lên ngọn đuốc tự do từ đống tro tàn của một quốc gia lụi bại, và giơ cao nó lên như ánh sáng dẫn đường.” Ông ta ý nói đến Trump. Trong vụ bạo loạn chiều ngày hôm sau, Dundas livestrem mình trong đám đông, hô to “Bọn phản quốc! Phản quốc!" vào mặt cảnh sát. Trong một video khác được post lên Facebook, ả đứng bên ngoài cửa chính điện Capitol, ngay kế bên người đàn ông mang nón đầu bò, Pháp sư QAnon. Trong khi cuộc chiếm giữ đang diễn ra, bà này lại tuyên bố với một đám đông biểu tình gần đó rằng “hãy đứng dậy mà đấu tranh, thà chết vinh còn hơn sống nhục. Chiến đấu đi quí vị!" Ngày hôm sau, Dundas khai với một phóng viên The Times rằng bà ta không hề hành động bạo lực, phủ nhận vai trò của mình ở điện Capitol, và quả quyết cho rằng các thế lực chống Trump mới là chủ mưu bạo loạn. “Đó chỉ là một ngày bình thường ở Mỹ, và tôi nghĩ đó không thể là nơi mà bạo lực hoành hành được,” Dundas nói. “Nhưng đó là cách vận hành của nước Mỹ nơi tôi sinh ra … và giờ tôi không chắc nó đang được vận hành đúng.” Taylor, Hostetter và Smith, đeo balo chứa mặt nạ chống độc, đứng cách xa hàng rào điện Capitol khi nó bị phá vỡ. Smith kể rằng mình bị xa lánh bởi các “đồng chí” Hạt Cam nên không vào địa phận của tòa nhà Quốc hội. Ông ta chưa bị quan chức liên bang tra hỏi. Hostetter và Taylor đăng một tấm hình 2 người cười nhe răng trên thềm điện Capitol bị xâm chiếm và một video quay cảnh đám đông phía dưới lên Instagram. Taylor mặc áo chống đạn, giắt mã tấu và bộ đàm bên túi quần. Trong những bức hình và video khác, hắn đeo mặt nạ chống độc đứng trên thềm, giằng co với cảnh sát chống bạo động. Hostetter mang theo một cái loa và lá cờ Mỹ. Dòng caption ghi: “Chúng ta đã thành công”.


Người dịch: Duong Nguyen & Nhan Tran

Biên tập: Tung Nguyen


Comments


bottom of page