Translated from nytimes.com's article How Maps Reshape American Politics
By Nick Corasaniti, Reid J. Epstein, Taylor Johnston, Rebecca Lieberman, Eden Weingart, on 07-11-2021, 00:00:00
Đảng Dân chủ ở Illinois đã vẽ một bản đồ quốc hội mới có thể mang lại cho họ 14 trong số 17 ghế Hạ viện của bang.
Đây là cách họ vẽ quận thứ 17.
Tại sao nó có hình dạng như vậy? Để thu hút càng nhiều đảng viên Đảng Dân chủ càng tốt, bao gồm các thành phố mang tư tưởng tự do và bỏ qua những vùng nông thôn bảo thủ. Đây là nghệ thuật chia lại khu vực bầu cử ít người hiểu. Đó là điều quyết định lá phiếu của bạn thực sự quan trọng đến mức nào.
Chúng tôi trả lời những câu hỏi khẩn thiết nhất của bạn về việc phân chia lại khu vực bầu cử. 1. Vậy, các khu vực bầu cử quốc hội và tiểu bang đang được vẽ lại. Ai quan tâm chứ? Bạn nên quan tâm! Những thay đổi đối với bản đồ khu vực bầu cử có thể thay đổi cán cân quyền lực trong quốc hội liên bang và tiểu bang. Bản đồ mới sẽ có hiệu lực trong một thập kỷ. Nó có thể mang lại lợi thế không công bằng cho một đảng - ở mỗi bang và trên toàn quốc. Và việc phân chia khu vực bầu cử góp phần vào tình trạng phân cực chính trị bằng cách làm cho các cuộc bầu cử trở nên kém cạnh tranh hơn. Năm nay, với tỷ lệ chiến thắng của đảng Dân chủ trong Hạ viện cực kỳ mong manh , chỉ cần vẽ lại bản đồ ở một số bang quan trọng có thể phân định quyền kiểm soát của Quốc hội vào năm 2022. Sự phân chia trong Hạ Viện Liên Bang - 218 ghế để dành quyền kiểm soát Đảng Dân Chủ 221 ghế Đảng Cộng Hòa 213 ghế 2. OK, cũng đáng quan tâm đấy. Vậy phân chia lại khu vực bầu cử là gì? Đó là việc vẽ lại ranh giới của các khu vực bầu cử quốc hội cấp liên bang và tiểu bang. Nó diễn ra 10 năm một lần, sau cuộc tổng điều tra dân số, để phản ánh những thay đổi về dân số. Và dữ liệu từ cuộc điều tra dân số năm 2020, bị trì hoãn bởi đại dịch, vừa được công bố vào tháng 8. Theo thời gian, các quận tăng hoặc giảm dân số. Điều đó khiến cử tri ở quận có đông dân có tiếng nói ít trọng lượng hơn so với một cử tri ở một quận có dân cư thưa thớt. Vẽ lại bản đồ để là để cho dân số ở mỗi khu vực bầu cử gần như đồng đều. 3. Nghe không tệ lắm. Không, không tệ trên lý thuyết. Nhưng đó là một tiến trình chính trị căng thẳng, và có thể làm thay đổi tính công bằng của các cuộc bầu cử trước khi bất kỳ lá phiếu nào được bỏ. Các đường ranh giới cấp quận có thể được vẽ lại để có lợi cho bên này hoặc bên kia, để bảo vệ các quan chức đương nhiệm, hoặc để giúp đỡ - hoặc gây hại - một nhóm nhân khẩu học cụ thể. Việc lạm dụng tiến trình này là nguyên nhân dẫn đến một loạt các tệ nạn chính trị, đặc biệt là tình trạng phân cực. Hiểu về việc phân chia lại khu vực bầu cử là điều cần thiết để biết tầm quan trọng thực sự của mỗi lá phiếu. 4. Hiểu rồi. Vậy phân chia lại khu vực bầu cử thực hiện như thế nào? Việc xem xét lại khu vực bầu cử bắt đầu từ cuộc điều tra dân số, thống kê toàn diện của chính phủ liên bang về dân số quốc gia và sự thay đổi nhân khẩu học. Điều tra dân số quyết định mỗi bang sẽ nhận được bao nhiêu ghế trong Quốc hội, đó là lý do tại sao một số bang giành được hoặc mất ghế trong Hạ viện cứ sau 10 năm. Sự xáo trộn đó được gọi là sự tái phân bổ. Những người lập bản đồ sau đó nghiên cứu để đảm bảo rằng các khu vực quốc hội của một bang đều có số lượng cư dân gần như nhau, để đảm bảo sự đại diện bình đẳng trong Hạ viện. Họ cũng làm như vậy đối với các quận của các nhà lập pháp tiểu bang. Điều đó đòi hỏi việc di chuyển ranh giới của các quận - hoặc thêm các quận mới và bỏ các quận cũ - để đạt được sự ngang bằng về dân số. Thay đổi ghế trong Hạ Viện Liên Bang sau thống kê dân số 2020 5. Chỉ vậy thôi sao? Không hẳn. Trong khi sứ mệnh cơ bản là đơn giản - đảm bảo sự đại diện công bằng - có một số quy tắc chung. Luật Bầu cử năm 1965 cấm việc "pha loãng" phiếu bầu của người da màu: Bản đồ không được vẽ để hạn chế khả năng bầu cử đại diện của chính họ. Nhiều tiểu bang có các tiêu chí khác: giữ cho các quận tiếp giáp nhau về mặt địa lý và gọn gàng, đảm bảo rằng các cuộc bầu cử sẽ có tính cạnh tranh, hoặc bảo vệ “sự công bằng” của đảng phái - để các khu vực bầu cử phản ánh xu hướng bầu cử toàn bang hơn là tạo lợi thế không chính đáng cho một đảng. Đạo luật về quyền bầu cử năm 1965 Đạo luật Quyền Bầu cử mang tính bước ngoặt đã cấm phân biệt chủng tộc trong việc bỏ phiếu và mở ra một loạt các biện pháp bảo vệ mới. Hành vi phân chia khu vực bầu cử có tính phân biệt chủng tộc bị cấm và các bang có lịch sử phân biệt đối xử tại các cuộc thăm dò ý kiến phải được Bộ Tư pháp thông qua trước khi thay đổi luật bỏ phiếu hoặc vẽ bản đồ mới. Đến cuối năm 1965, đã có thêm 250.000 cử tri Da đen đăng ký đi bầu. 6. Ai là người vẽ các bản đồ mới? Mỗi bang có quy trình riêng. Một hội đồng độc lập sẽ phụ trách việc vẽ bản đồ của mười một tiểu bang. Nhưng tại 39 bang còn lại, các nhà lập pháp tiểu bang vẽ bản đồ cho Quốc hội. (Sáu bang chỉ có một ghế Hạ viện, vì vậy họ không cần vẽ khu vực bầu cử) Phân chia kiểm soát vẽ lại khu vực bầu cử giữa hai đảng 7. Khoan, những nhà lập pháp tiểu bang có thể tự vẽ các quận của mình? Họ có thiên vị không? Vâng, và đây là một lí do dẫn tới việc phân chia lại khu vực bầu cử sặc mùi chính trị. Các nhà vẽ bản đồ thường dịch chuyển ranh giới các quận - một cách khéo léo hay lộ liễu - để gom cử tri theo cách nhằm thúc đẩy mục tiêu chính trị, như giúp đảng của họ hoặc đẩy mạnh cơ hội tái bầu cử của người đương nhiệm. Điều đó cho phép một bên đảng phái chính trị chọn cử tri của mình, thay vì cử tri chọn đại diện của họ. Và nó thường khiến cơ quan lập pháp nghiêng về đảng phái không đại diện cho sự cân bằng chính trị trên toàn tiểu bang. Lấy Wisconsin làm ví dụ: Vào năm 2018, cựu Thống đốc Scott Walker, một đảng viên Đảng Cộng hòa, bị mất gần 30.000 phiếu bầu trên toàn tiểu bang, gần 1%. Nhưng đảng Cộng hòa vẫn giành được 63 trong số 99 quận của Quốc hội. Đó là sự tinh vi của việc vẽ bản đồ khu vực bầu cử. Bầu cử ở Wisconsin năm 2018 Phiếu phổ thông: Đảng Dân Chủ: 49.6% Đảng Cộng Hòa: 48.5% Số ghế quốc hội: Đảng Dân Chủ: 36 Đảng Cộng Hòa: 63 8. Gerry-cái gì? Gerrymandered. Đằng sau thuật ngữ này là cả một câu chuyện hài hước. Chúng ta sẽ nói chuyện đó sau. Nhưng theo cách hiểu đơn giản, nó đề cập đến việc cố ý bóp méo bản đồ các khu vực chính trị để tạo lợi thế cho một bên. 9. Làm thế nào một bên có thể có được một lợi thế như thế từ một tấm bản đồ? Trong khi tất cả các quận phải có dân số gần như nhau, những người vẽ bản đồ có thể đưa ra các quyết định chủ quan về cách vẽ ranh giới và cách nhóm cử tri trong một quận, để tạo ra một sự thiên vị đảng phái. Hãy xem một minh họa đơn giản. Nhấp chuột để xem minh họa Giả sử một bang có 25 cử tri sống trong một khu vực địa lý hình vuông, chia theo ô bàn cờ 5x5. 60% trong số họ thuộc đảng Dân Chủ, và 40% thuộc đảng Cộng Hòa. Giả sử tiểu bang có năm ghế Hạ viện. Chúng ta cần các quận có kích thước gần giống nhau. Chúng ta có thể vẽ chúng để phản ánh dân số một cách công bằng: đảng Dân Chủ được ba ghế, đảng Cộng Hòa được hai ghế. Nhưng nếu chúng ta muốn tạo lợi thế cho đảng Dân Chủ thì sao? Nếu chúng ta vẽ các quận như thế này, đảng Dân Chủ sẽ chiếm đa số ở cả năm quận. Bây giờ, hãy vẽ một bản đồ giúp ích cho bên Cộng Hòa. Chúng ta sẽ cần phải sáng tạo, vì đây là phe thiểu số. Nhưng hãy xem xem điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta vẽ các quận theo cách này. Có nhiều cách để phân chia quận, nhưng hai phương pháp gerrymandering được sử dụng thường xuyên nhất: “chia nhỏ” và “gom” cử tri 10. Nghe có vẻ hấp dẫn đấy. "Chia nhỏ" cử tri là gì? Chia nhỏ là khi các nhà vẽ bản đồ loại bỏ một nhóm cử tri nhất định - những người từ một nhóm nhân khẩu cụ thể, hoặc đơn giản là ủng hộ đảng đối lập - và chia rộng ra trong nhiều khu vực, làm giảm đi giá trị phiếu bầu của họ thay vì cho phép họ gây ảnh hưởng lớn hơn trong số lượng quận hạt nhỏ hơn hoặc trong một quận đơn lẻ. Đây là một chiến thuật phổ biến ở các khu vực đông dân cư và thường được mô tả là “cắt bánh pizza”, như thể thành phố là trung tâm của một chiếc bánh pizza, phần trung tâm được cắt nhỏ dọc theo các đường bán kính hướng ra bên ngoài. Nhấp chuột để xem cách “chia nhỏ” hoạt động. Hãy xem xét một tiểu bang lớn hơn một chút, với 50 người, nhưng vẫn chỉ là năm quận. Giả sử 64 phần trăm tiểu bang bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa và 36 phần trăm bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ. Nhưng đảng Cộng Hòa kiểm soát quá trình phân chia lại, và muốn giành lợi thế. Bằng cách “chia nhỏ” các cử tri Dân Chủ, những người vẽ bản đồ có thể chia nhỏ số phiếu đảng Dân Chủ để đảng Cộng Hòa chiếm đa số ở cả năm quận. 11. Chà. Và "gom" cử tri là gì? Gom cử tri là khi bản đồ được vẽ để gom các thành viên của một nhóm nhân khẩu học, chẳng hạn như cử tri Da đen hoặc cử tri trong đảng chính trị đối lập, vào một quận hoặc càng ít quận càng tốt. Điều đó khiến số lượng của họ ở các quận khác quá ít để giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử. Đây là cách mà nhiều bang, chủ yếu ở miền Nam, đã tìm cách hạn chế ảnh hưởng của cử tri Da đen trong nhiều thập kỷ, trước khi Đạo luật Quyền Bầu cử được ban hành. Nhấp chuột để xem “gom” cử tri là thế nào? Lần này, giả sử bên Dân Chủ nhận được 64 phần trăm sự ủng hộ trên toàn tiểu bang và bên Cộng Hòa là 36 phần trăm. Đảng Dân Chủ kiểm soát việc tái phân chia khu vực bỏ phiếu và không muốn lo lắng về việc phải cạnh tranh trong tranh cử. Thay vì chia nhỏ các cử tri Cộng Hòa, đảng Dân Chủ tập hợp nhiều cử tri Cộng Hòa nhất có thể vào một quận. Bên Dân Chủ có thể tạo ra bốn ghế rất an toàn, để lại cho đảng Cộng Hòa một ghế. 12. Chà! Bạn có thể đưa ra một số ví dụ thực tế về cách hoạt động của điều này không? Chắc chắn rồi. Có lẽ không thành phố nào ở Mỹ bị chia nhỏ cử tri nhiều hơn Austin, Texas, thành phố duy nhất của Hoa Kỳ có ít hơn một triệu cư dân được chia thành sáu khu vực quốc hội. Trong cuộc bầu cử năm 2020, Tổng thống Biden đã thắng Quận Travis, bao gồm cả Austin, với 45 phần trăm. Nhưng năm trong số sáu ghế quốc hội của Austin bị chiếm bởi đảng Cộng hòa. Chuyển đổi giữa hai bản đồ để xem Austin đã bị chia nhỏ như thế nào Phân bổ phiếu bầu năm 2020 Đây là khu vực xung quanh Austin được đại diện theo cách mọi người bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2020. Ở mỗi khu vực bỏ phiếu bạn sẽ thấy một vùng lớn màu xanh lam ở trung tâm, nhạt dần thành một số khu vực nhỏ hơn bên ngoài trong khi màu đỏ mở rộng ra ở các vùng nông thôn. Trong cuộc bầu cử năm 2020, các phiếu bầu của đảng Dân chủ ở Austin đã bị chia nhỏ thành nhiều quận, nhập vào các khu vực bảo thủ. Có khoảng 435.000 cử tri Dân chủ ở Quận Travis, và chỉ 160.000 cử tri Cộng Hòa - nhưng chỉ có một đại diện của Đảng Dân chủ Tỷ lệ phiếu bầu theo khu vực bỏ phiếu năm 2020 Bản đồ Quận 2011 Đại diện của mỗi đảng theo khu vực bỏ phiếu 13. Hiểu rồi. Nhưng đâu là một ví dụ điển hình về gom phiếu? Chà, thực ra chúng ta có thể lấy ngay ví dụ tại Austin. Sau nhiều thập kỷ chia nhỏ cử tri ở Austin, số phiếu Dân chủ của thành phố trở nên quá lớn để các vùng nông thôn xung quanh làm loãng. Những chiếc ghế của Đảng Cộng hòa có khả năng cao sẽ rơi vào tay đảng Dân chủ. Vì vậy, các nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa đã thay đổi chiến lược của họ. Chuyển đổi giữa hai bản đồ để xem Austin được “gom” cử tri như thế nào. Phân bổ phiếu bầu năm 2020 Đảng Cộng hòa đã vẽ một quận mới (37) có 75 phần trăm cử tri Dân chủ, tách biệt các phiếu bầu của đảng Dân chủ và duy trì ưu thế của Đảng Cộng hòa đối với các quận xung quanh. Nói một cách đơn giản, họ nhường một ghế để cứu những ghế còn lại. Tỷ lệ phiếu bầu theo khu vực bỏ phiếu năm 2020 Bản đồ các Quận năm 2021 Đây là cách “gom” cử tri hoạt động. Các cử tri Dân chủ tập trung vào một quận (37) - một hòn đảo xanh mới giữa các quận Cộng hòa vững chắc. Dự báo đại diện mỗi đảng theo khu vực bỏ phiếu 14.Được rồi. Chia nhỏ và gom cử tri - có vậy thôi phải không? Không, có những thủ thuật khác. Xem các bản đồ quốc hội mới của Oregon. Bang được thêm một ghế nhờ việc tái phân bổ ghế quốc hội, và đảng Dân chủ kiểm soát Cơ quan Lập pháp của Bang đã quyết định giành lấy nó. Họ đã chia Portland mang nặng tính Dân chủ - vốn được chia thành ba quận kể từ năm 2011 - thành bốn quận, từ trung tâm hướng ra các vùng nông thôn trong tiểu bang. Điều đó sẽ mang lại cho đảng lợi thế 5 đối 1 trong đoàn đại biểu quốc hội. Chuyển đổi giữa hai bản đồ để xem cách Oregon thêm ghế của đảng Dân chủ. Bản đồ Oregon 2011 Khi tái phân chia khu vực bầu cử sau cuộc điều tra dân số năm 2010, Cơ quan Lập pháp Oregon đã chia đô thị Portland thành ba trong số năm quận quốc hội của tiểu bang (1,3,5). Mọi khu vực phía đông của Dãy núi Cascade đều được gom thành một quận thuần Đảng Cộng hòa (2), trong khi phía tây nam Oregon là một quận cạnh tranh giữa hai đảng, có phần nghiêng về đảng Dân chủ. Nguồn: Kết quả bầu cử 2020 của New York Times, dự án Gerrymandering Princeton Bản đồ Oregon 2021 Năm nay, Đảng Dân chủ Oregon đã tạo được lợi thế cho họ. Họ chia Portland thành bốn quận (1,3,5,6), trong đó có một quận vượt qua dãy Cascades đến tận Bend (5), một thành phố của đảng Dân chủ. Quận phía tây nam (4) đã thêm nhiều khu vực Dân chủ hơn, khiến nó nằm ngoài tầm với của đảng Cộng hòa. Nguồn: Kết quả bầu cử 2020 của New York Times, dự án Gerrymandering Princeton 15. Ồ, điều này nghe có vẻ tệ nhỉ. Nó có ảnh hưởng gì đối với tiến trình chính trị? Nói một cách đơn giản, nó làm cho các cuộc bầu cử trở nên ít công bằng hơn. Đảng của những người vẽ bản đồ có thể nắm một lợi thế đến mức cuộc bầu cử vào tháng 11 trở thành một điều hiển nhiên. Lấy North Carolina vào năm 2012 làm ví dụ, sau khi tiểu bang ban hành một bản đồ khu vực bỏ phiếu được thực hiện tinh vi, Đảng Dân chủ đã giành được 50,6 phần trăm số phiếu bầu của Quốc hội toàn tiểu bang, nhưng chỉ có bốn trong số 13 ghế Hạ viện. (Tòa án liên bang cuối cùng buộc tiểu bang phải vẽ lại bản đồ - hai lần.) Phiếu phổ thông Dân Chủ: 50.6% Cộng Hòa: 48.4% Ghế Hạ Viện Dân Chủ: 4 Cộng Hòa: 9 Điều này đã diễn ra trên khắp đất nước một thập kỷ trước, sau khi Đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát hàng chục quốc hội tiểu bang trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2010 và trong chu kỳ phân chia lại của năm đó, đã vẽ lại nhiều bản đồ hơn Đảng Dân chủ. Kết quả? Năm 2012, khi Tổng thống Barack Obama tái tranh cử, ở cấp hạ viện đảng Dân chủ nhận được 1,4 triệu phiếu bầu nhiều hơn so với đảng Cộng hòa. Nhưng đảng Cộng hòa vẫn giữ quyền kiểm soát Hạ viện với tỷ lệ lớn, 234 ghế so với 201 ghế. 16. Điều này nghe có vẻ là bất hợp pháp. Phải không? Có và không. Vào năm 2019, Tòa án Tối cao đã ra phán quyết trong vụ kiện giữa Rucho và Common Cause (Mục đích chung) là các tòa án liên bang không có vai trò gì trong việc ngăn chặn các đảng phân chia lại khu vực bầu cử. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao vẫn để lại nguyên vẹn Đạo luật Quyền Bầu cử nghiêm cấm hành vi phân biệt chủng tộc hoặc sắc tộc. Các quận nơi người da màu chiếm đa số thường được gọi là V.R.A. và việc phá bỏ chúng gần như chắc chắn sẽ bị khởi kiện. Các bang thường bị buộc phải vẽ lại các bản đồ khi bị phát hiện là đã vi phạm Đạo luật về Quyền Bầu cử hoặc điều khoản bảo vệ bình đẳng của Hiến pháp. Pennsylvania đã phải vẽ lại bản đồ quốc hội của mình vào năm 2018; Texas cứ mỗi thập kỉ lại phải vẽ lại một số bản đồ của mình kể từ khi Đạo luật Quyền Bầu cử được thông qua. Rucho vs. Common Cause (Mục đích chung), 2019 Sau một cuộc kiện tụng kéo dài tại tòa án về các bản đồ của North Carolina, Tòa án Tối cao nhận thấy rằng “các tuyên bố phản đối phân chia lại khu vực bầu cử có tính đảng phái đặt ra các câu hỏi chính trị nằm ngoài phạm vi của các tòa án liên bang,” mặc dù nó không nói gì về các tòa án tiểu bang. Hành vi gerrymandering phân biệt chủng tộc, bị cấm bởi Đạo luật Quyền Bầu cử, vẫn là bất hợp pháp. 17. OK, vậy vẫn có một số biện pháp bảo vệ. Một lần nữa, có và không. Kể từ sau án lệ Rucho, những người vẽ bản đồ có thể khăng khăng rằng một gerrymander phân biệt chủng tộc chỉ là một gerrymander đảng phái nếu nhóm chủng tộc được đề cập chủ yếu bỏ phiếu cho một đảng. Ví dụ ở Georgia, nơi cử tri Da đen chiếm gần một phần ba dân số đi bầu và 88 phần trăm trong số họ ủng hộ ông Biden. Nếu đảng Cộng hòa ở Georgia cố gắng chia nhỏ hoặc gom các quận chủ yếu là người Da đen, họ có thể lập luận rằng ý định của họ chỉ mang tính đảng phái, không phải phân biệt chủng tộc. (Một số tòa án cấp thấp hơn đã cho rằng phân định khu vực bầu cử nhằm làm loãng phiếu bầu của một nhóm thiểu số là vi hiến bất kể ý định như thế nào, nhưng lập luận này vẫn nằm trong vùng pháp lý bất phân định) 18. Có một ví dụ cụ thể nào không? Câu trả lời là có! Hãy xem xét khu vực bầu cử của Hạ Nghị Sĩ Terri Sewell, một thành viên thuộc đảng dân chủ ở Alabama. Hơn 60% cử tri của cô là người da đen, và nhóm người này chiếm gần một phần ba tổng số người da đen của bang. Phần lớn của hai phần ba còn lại được phân đều--hay chia nhỏ--giữa Khu Vực Bầu Cử Quốc Hội thứ nhất, thứ hai, và thứ ba của bang. Tất cả những khu vưc này đều đã thuộc về đảng Cộng Hòa trong một thời gian dài. Cử tri da đen ở Alabama chiếm gần đến 25% tổng dân số của bang, và rất nhiều nhà lãnh đạo các hoạt động nhân quyền cho rằng bang Alabama lẽ ra phải có đến hai khu vực bầu cử quốc hội mà cử tri đa phần là người da đen. Vào năm 2018, một nhóm cử tri người da đen soạn thảo một đơn kiện đệ lên chính quyền liên bang. Họ tranh luận rằng bản đồ bầu cử của Alabama vi phạm đạo luật bảo vệ quyền của cử tri. Rất tiếc, họ đã thua kiện. 19. Ai hưởng lợi từ cách thức này? Đó là những cá nhân đang nắm giữ các vị trí dân biểu hiện tại, đặc biệt là những người vừa mới trúng cử. Giữ vững công việc và vị trí chính trị của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn không phải lo lắng về những rào cản khó khăn tạo ra bởi phe đối lập. Nhưng vào tháng 11 thì tại những quận mà có tính an toàn cao nhất, những nhà lập pháp đang tìm ra các thách thức to lớn trong những chiến dịch chính. Trong những cuộc tranh cử đó, những khu vực bầu cử quan trọng nhất là những khu vực có những người ủng hộ nhiệt tình nhất. Và hơn thế, mục tiêu của họ là khiến những người đương nhiệm và những ứng cử viên khác trong các cuộc bầu cử sơ bộ mất đi sự ủng hộ từ đảng của mình. Tất cả những điều này đều cho thấy gerrymandering đang châm ngòi cho sự phân cực chính trị và chủ nghĩa cực đoan trong nền chính trị của nước Mỹ. 20. Lại một lần nữa xuất hiện từ gerrymandering. Từ này từ có từ đâu? Các chiêu trò trong việc tạo lập các khu vực lập pháp thì đã có từ lâu như sự lâu đời của nền dân chủ. Nước Anh đã có “những khu vực hành chính mục rữa” ở các khu vực bầu cử của Hạ Viện cho đến khi chúng bị loại bỏ vào năm 1832. Vào năm 1788, Thống đốc Patrick Henry của Bang Virginia đã cố gắng loại bỏ vị trí quốc hội của người cạnh tranh với ông ta là nhà sáng lập James Madison bằng cách vẽ lại quận khiến cho ông ta không thể thắng được (dù gì đi nữa thì Madison đã giành chiến thắng) Từ gerrymander chỉ xuất hiện vào năm 1812, khi thống đốc Elbridge Gerry của bang Massachusetts đã chủ trì việc thiết lập lại bản đồ mới của Thượng viện nhằm làm cho Đảng Liên Bang--phe đối lập--chiếm thiểu số. 21. Sự khác biệt trong năm nay là gì? Thời gian biểu là một sự khác biệt. Việc trì hoãn điều tra dân số đã gây ra sự tranh giành về việc vẽ lại các quận mới, dẫn đến việc khó khăn hơn cho những người đương nhiệm và các nhà chính trị mới trong việc ra quyết định kịp thời về vấn đề có nên tham gia tranh cử hay không. Đây cũng là chu kỳ đầu tiên của việc tái thiết lập lại các quận mà không có sự bảo vệ về Đạo luật quyền bầu cử, vốn được biết đến như một hình thức “Thông quan trước”. Trong hàng thập kỷ, đạo luật này yêu cầu các bang mà có lịch sử phân biệt đối xử trong việc bỏ phiếu phải có được sự chấp thuận từ liên bang trước khi thay đổi quyền bỏ phiếu của họ hoặc vẽ lại các quận. Vào năm 2013, tòa án tối cao đã bỏ đi các điều khoản về thông quan, cho phép các nhà lập pháp tại các bang đó được tự do vẽ lại bản đồ theo sự lựa chọn của họ. Dĩ nhiên những bản đồ mới này có thể phải đối mặt với các thách thức pháp lý, nhưng những thách thức đó cần thời gian và thường thất bại. 22. Gerrymandering tệ nhất là ở đâu? Các điều kiện trở nên chín muồi khi có một đơn vị kiểm soát cả văn phòng lập pháp của tiểu bang và văn phòng của thống đốc. Đảng Cộng Hòa có toàn quyền kiểm soát quy trình tái phân chia lại trong 20 Bang, Đảng Dân Chủ ở 10 Bang. Điều đó đem lại cho Đảng Cộng Hòa quyền không bị cản trở trong việc vẽ lại 187 quận Quốc Hội và 75 quận của Đảng Dân Chủ. Đảng Dân Chủ quan ngại nhiều nhất về những thao túng khả dĩ của đảng Cộng Hòa tại các bang Ohio, Texas, Florida, Georgia và Bắc Carolina. Đảng Cộng hòa thì đang đề phòng những hành vi thao túng xảy ra tại các Bang New York, Illinois, Oregon và Maryland. 23. Có cách thực hiện nào công bằng hơn không? Câu trả lời ngắn gọn là: bố trí một uỷ ban độc lập ở khắp mọi nơi. Nhưng có một sự bất đồng rộng rãi về việc các yếu tố khác nhau thì nên được đặt lên bàn cân, như là tính liên tục về địa lý, sự cạnh tranh, sự đại diện thiểu số và sự công bằng giữa các đảng phái. Nhóm phân chia tái thiết lập lại các quận được thực hiện ra sao Tất cả các nhóm này đều sẽ không bằng nhau về số lượng thành viên từ đảng dân chủ hay đảng công hòa. Một vài nhóm thì có các thành viên thuộc Đảng Cộng Hòa, Đảng Dân Chủ, hay các đảng độc lập bằnh nhau. Một vài nhóm khác thì sẽ có một thành viên trung lập để giải hòa. Tuy nhiên, các nhóm thảo luận độc lập này sẽ vận hành hoàn toàn độc lập và sẽ không phải chịu ảnh hường từ các chính trị gia, để có thể ít nhất giảm thiểu các khuynh hướng thiên vị những người đang nắm giữ các vị trí chính trị trong hiện tại. 24. AI thúc đẩy cho điều đó? Đảng Dân chủ trong quốc hội ban đầu đã tìm kiếm việc yêu cầu sự phân chia độc lập lại các quận trong mổi tiểu bang như là một phần của Đạo luật vì con người, dự luật này đã được bỏ phiếu và thất bại trong năm nay. Đề xuất hiện nay bao gồm việc nghiêm cấm các đảng phái thao túng và cho phép toà án có quyền tối cao để can thiệp, nhưng với bất kỳ sự thay đổi nào như vậy, thì hầu như đều yêu cầu Đảng Dân Chủ phải vượt qua được sự phản đối của Đảng Cộng Hòa. 25. Tôi có thể làm được gì? Hãy bắt đầu nghĩ về năm 2030. Hãy bắt đầu kiểm soát việc tái thiết lập lại các quận từ việc kiểm soát các cơ quan lập pháp ở trong bang. Những cuộc bầu cử này thường ít được theo dõi và không được để ý đến do ảnh hưởng từ cuộc tranh cử tổng thống hoặc các cuộc tranh đua vào Thượng viện, hay ghế thống đốc. Bản thân các quy trình tái thiết lập các quận có thể được thay đổi chỉ bởi một sáng kiến bỏ phiếu nào đó, điều mà có thể diễn ra trong nhiều năm, và mất nhiều thời gian và tiền bạc của mọi người, để có thể tổ chức và thông qua. Vào thời điểm sắp đến của chu kỳ tái phân chia lại các quận tiếp theo, các hành động này sẽ được thực hiện. Hãy lưu ý rằng không có gì có thể ngăn bạn quan sát và nghe ngóng từ các phương tiện truyền thông về bản đồ mới của tiểu bang mình và hãy chia sẻ ý kiến của bản thân đến các đơn vị thiết lập lại bản đồ này.
Người dịch: Trang Vo & Kevin Do
Biên tập: Đông Phong
Comments