top of page

Phong trào biểu tình chống lại nạn phân biệt chủng tộc vẫn tiếp tục

Các cuộc biểu tình ôn hoà tiếp tục trải ra sau khi Ông George Floyd bị ám sát, trong khi đó Hội Đồng Thành Phố Minneapolis bỏ phiếu để tháo dỡ sở cảnh sát.


Francesca Merlo, ngày 8 tháng 6, 2020


Translated from the Vatican News articleProtesters continue fight against systemic racism.”

Black Lives Matter protest, AFP or Licensors (AFP or licensors)


Sự phẫn nộ của người dân Mỹ và thế giới đã tạo ra những cuộc biểu tình. Người dân đang tập hợp, diễu hành, quỳ gối, và cầu nguyện trên khắp thế giới cho George Floyd, một người Mỹ Đen 46 tuổi đã bị giết hại ngày 25 tháng Năm bởi một sĩ quan cảnh sát Mỹ Trắng tại Minneapolis.

“Tôi không thể thở”

Các áo sơ mi và khẩu trang của người biểu tình nhắc đến tiếng kêu đau khổ của Ông Floyd: “Tôi không thể thở!”: tiếng van xin cầu cứu đến cảnh sát Derek Chauvin khi ông ta đè lên cổ Floyd, một phương pháp không được sở cánh sát phê duyệt, nhưng Chauvin vẫn tiếp tục đè bằng đầu gối đến gần 9 phút. Chauvin bị buộc tội giết người.

Các người biểu tình kêu lên: Black Lives Matter (Sinh Mạng Người Da Đen Quan Trọng)

Các bảng giương cao trong nhóm biểu tình đề “Black Lives Matter”. Đây là câu bày tỏ một sự thật đã quên và là nguồn sáng tạo ra một phong trào lan truyền khắp thế giới để chống lại nạn kì thị chủng tộc có hệ thống đã giết hại rất nhiều người Mỹ Đen.

Trong thực tế, Mỹ chứng kiến một số lượng lớn người Mỹ Đen bị ám sát bởi cảnh sát chỉ trong vòng 10 năm. Các cuộc biểu tình bắt đầu một ngày sau khi George Floyd bị giết là để tưởng nhớ tất cả những nạn nhân này, và để lấy lại danh dự cho tất cả những người bị phân biệt bởi màu da mỗi ngày.

Tháo dỡ cơ sở cảnh sát Thành Phố Minneapolis

Sau cái chết của George Floyd, phần lớn Hội Đồng Thành Phố Minneapolis đã hứa sẽ thay đổi sở cảnh sát. Họ hứa tạo nên một hệ thống bảo vệ công đồng mới vì chính họ không tin có thể cải thiện sở cảnh sát hiện tại.

Các Đức Giám Mục bày tỏ

Các Đức Giám Mục Công Giáo tại Mỹ chỉ trách “hệ thống phân biệt chủng tộc”, yêu cầu sự công bằng, và cảnh báo “sự phân biệt chủng tộc không phải là vấn đề chỉ trong quá khứ.”

Đức Giám Mục Shelton Fabre, chủ tịch của Ủy Ban Chống Phân Biệt Chủng Tộc tại Hội Nghị Các Giám Mục Mỹ đã diễn tả “nỗi phẫn uất chính đáng” đang xảy ra là do “chúng ta tiếp tục mất đi những mạng sống vì nạn kì thị chủng tộc.”

Tất cả mạng sống đều linh thiêng

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với con dân của Chúa trong Ngày 3 tháng Sáu về việc lên án “tội lỗi của nạn phân biệt chủng tộc.” Đức Thánh Cha giảng, “Chúng ta không thể dung túng hoặc nhắm mắt làm ngơ trước nạn cách ly chủng tộc hay phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào trong khi miệng tuyên bố bảo vệ sự linh thiêng của mỗi cuộc sống của con người.

Bất kỳ các hình thức phân biệt trong xã hội vì giới tính, chủng tộc, màu da, điều kiện xã hội, ngôn ngữ hoặc tôn giáo, đều phải bị kiềm chế và xoá bỏ vì đó không phù hợp với tạo hóa của Thiên Chúa. - Gaudium et Spes ("The Church in the Modern World"), Vatican II, 1965, #29

Trong thánh lễ tại Rôma thứ Bảy vừa rồi, Đức Hồng Y Kevin Farrell viết rằng “đặc biệt đối với chúng ta là công dân Mỹ, thật là buồn khi thấy sự phân biệt, kỳ thị, và thù ghét vẫn còn mạnh mẽ trên đất nước chúng ta.”


Kim Trần đã phiên dịch bài báo này.

Σχόλια


bottom of page