top of page

Phụ huynh Mỹ gốc Á học cách trao đổi về chủng tộc - chủ đề vắng bóng trong nhiều gia đình


Khi Nathalie Pham còn nhỏ, cha mẹ cô “khá im hơi lặng tiếng” về thực tại của nạn phân biệt chủng tộc kỳ thị châu Á - dù nó hiện diện rất rõ trong cuộc sống của họ.

By Elyse Pham, on 11-05-2021, 13:00:00

Khi Nathalie Pham còn nhỏ, cha mẹ cô “khá im hơi lặng tiếng” về thực tại của nạn phân biệt chủng tộc kỳ thị châu Á - dù nó hiện diện rất rõ trong cuộc sống của họ. Cha cô bị chế giễu bởi cái tên tiêng Việt “Dũng” của ông tới mức ông đã từng muốn đổi tên (từ ‘dung’ trong tiếng Anh có nghĩa là phân thú vật). Thế nhưng, cô vẫn nhớ rõ đạo lý: “cứ cúi đầu, và đặc biệt nhấn mạnh sự hoà nhập.” Vì vậy, vài thập niên sau, Pham thấy mình đang đi vào một lãnh thổ cô chưa từng bước chân qua: làm sao trao đổi về trải nghiệm là người gốc Á ở Mỹ với đứa con trai 3 tuổi của cô. Trải nghiệm của Pham không phải duy nhất. Với nhiều phụ huynh người Mỹ gốc Á, đặc biệt những người có bố mẹ di cư, lời khuyên chủ đạo xuyên suốt cuộc đời họ là hãy lãnh cảm mà gánh chịu phân biệt chủng tộc. Nhiều người cho rằng hiện tượng này do “Thiểu số Kiểu mẫu” - ý niệm rằng thay vì bị ảnh hưởng bởi phân biệt chủng tộc như những người khác, người Châu Á nên chiến thắng nó qua khổ công lao động.

Nathalie Pham chụp ảnh với chồng và con trai 3 tuổi, Lucas. Ảnh do Nathalie Pham cung cấp. Nhưng, sau cái chết của George Floyd, cùng sự gia tăng của tội ác phân biệt chủng tộc chống người Châu Á trong năm vừa qua, nhiều gia đình đã bắt đầu chống lại văn hoá im lặng và bắt đầu những cuộc đối thoại chân thành đầu tiên về phân biệt chủng tộc. Hiện, còn có cả một tổ chức mới lập mang tên Dự án Nuôi dạy người Mỹ gốc Á đang chia sẻ các tài liệu về nuôi dạy những người con Mỹ gốc Á trở nên hiểu biết xã hội. Một số phụ huynh khắp cả nước đã mở lòng với chuyên mục TODAY Parents về trải nghiệm của họ với những cuộc đối thoại khó nhưng quan trọng này. Các cuộc đối thoại thử nghiệm Tuỳ thuộc vào độ tuổi của con, khi trao đổi về chủ đề phân biệt chủng tộc, cha mẹ có thể sẽ cần giải thích thêm những khái niệm cơ bản như chủng tộc, sắc tộc và văn hoá. Dù hiện tượng bạo lực chống người Châu Á - cả về mặt thể chất lẫn tư tưởng - có vẻ căng thẳng hơn trong thời gian gần đây, nhưng hiện tượng này đã ảnh hưởng người Mỹ gốc Á xuyên suốt lịch sử, từ Đạo luật Loại trừ Người Trung Quốc năm 1992 cho đến làn sóng kỳ thị đạo Hồi dâng cao sau 11/9. “Có quá nhiều ví dụ về phân biệt chủng tộc được thể chế hoá,” Joanna Ho, tác giả cuốn truyện thiếu nhi “Eyes That Kiss in the Corners,” (tạm dịch: Những Đôi Mắt Hôn Từng Góc Nhỏ) chia sẻ. “Bạn không thể nào bảo vệ (những đứa trẻ) khỏi dòng nước mà chúng ta đang ngụp lội.” Bản thân có con 4 tuổi và 6 tuổi - cả hai đều mang một nửa dòng máu Trung Quốc, từ khi con mới lọt lòng, Ho rất chú tâm vào việc lựa chọn nội dung truyền thông để giới thiệu cho con. Chính sự nghiệp văn học của cô cũng xoay quanh những câu chuyện yêu thương bản thân dành cho những đứa trẻ Châu Á.


Tác giả Joanna Ho cùng con 4 tuổi và 6 tuổi. Ảnh do Joanna Ho cung cấp. Pham cũng bắt đầu trao đổi về phân biệt chủng tộc với con trai Lucas trước những vụ tấn công người Châu Á cao tuổi. Trong mùa hè năm 2020, nhà trẻ của Lucas ở trung tâm thành phố Sacramento, nơi các cuộc biểu tình Black Lives Matter thường xuyên diễn ra. Pham nói, tuy đây là những cuộc biểu tình ôn hoà, nhà trẻ này đôi lúc phải đóng cửa sớm vì lượng người tụ tập và cảnh sát vây quanh quá đông. “Chúng tôi phải giải thích phần nào hoàn cảnh với bé, vì bé không hiểu tại sao chúng tôi lại (tới trường) sớm vậy,” Pham cho biết. “Nên thực ra chúng tôi lại có nhiều không gian và thời gian để chia sẻ với bé về những gì đang xảy ra.” Đối với một số người có con lớn hơn, công việc giải thích còn bắt đầu còn sớm hơn. Eun Kim, cựu phóng viên của TODAY tại khu Washington, D.C., nhớ lại lúc giải thích vụ bắn súng Trayvon Martin 17 tuổi với hai người con trai gốc Hàn Quốc bây giờ đã tuổi teen, và khẩn thúc con suy nghĩ về việc mình sẽ làm gì khi gặp tình huống mà một trong những người bạn Da đen của mình bị cảnh sát đe doạ. “Trong gia đình tôi, chúng tôi nhấn mạnh ý niệm rằng vấn đề không chỉ xoay quanh người Châu Á,” Kim nói. “Mà là bất cứ ai có thể bị coi là khác biệt.” Các bậc phụ huynh đã tiếp cận cuộc đối thoại như thế nào Mỗi gia đình sẽ thảo luận về phân biển chủng tộc - và cụ thể là phân biệt chúng tộc kỳ thị châu Á - theo các cách khác nhau. Stephen Chan là cha một bé gái 4 tuổi và một bé trai 2 tuổi, cả hai đều mang thuần dòng máu Trung Quốc. Trong khi anh và chồng anh tin rằng những người con của mình còn quá bé để học về định kiến chủng tộc, họ cũng muốn tạo một nền tảng vững chắc để sau này có thể khơi mở chủ đề này. Để đạt được điều này, cặp đôi đang tập trung nuôi dưỡng niềm tự hào về dòng máu Trung Quốc. Ngoài những truyền thống như ăn bánh trung thu và mừng Tết Nguyên Đán, họ đã dựa vào sách - đặc biệt là những cuốn sách giải thích lễ hội văn hoá cùng những nhân vật chính người Trung Quốc mà những trẻ em người Trung có thể thấy mình hiện diện trong đó - và cả lịch sử gia đình. “Chúng tôi đang tạo dựng cho các con một nền tảng văn hoá và giúp chúng hiểu rằng chúng có kho tàng văn hóa quý giá đó” Chan, phó chủ tịch Boston Foundation, chia sẻ với TODAY. “Chúng tôi bàn về cách tôn trọng giá trị người khác thông qua tôn trọng giá trị văn hoá của chính bản thân mình. Từ đó, khi một người nhận ra rằng, ”Ồ, bạn khác tôi," nhận xét này xuất phát từ cái nhìn tích cực.


Stephen Chan cùng chồng và con gái 4 tuổi và con trai 2 tuổi. Ảnh do Stephen Chan cung cấp.

Ngoài giáo dục văn hoá, Chan cũng thảo luận khái niệm cơ bản về chủng tộc với con gái 4 tuổi của anh - cho dù anh vẫn chưa giải thích rằng khái niệm này tương tác như thế nào trong cuộc sống. Về mặt ngoại hình, đứa trẻ không thể phủ nhận rằng một phụ huynh của mình, Chan, là người Trung Quốc, còn người còn lại là da trắng. Đương nhiên, Chan ngạc nhiên rằng con gái anh chưa bao giờ phản ứng tiêu cực: đối với cô bé, chủng tộc chỉ là một quan sát thực tế. Trong giai đoạn đầu, cuộc đối thoại chỉ xoay quanh “nhận biết sự khác biệt,” Chan nói, “và thực sự vun đắp thêm những điểm chung giữa người và người.” Tương tự Pham nói rằng con trai 3 tuổi của cô cũng “hiểu ‘sự khác biệt,’ nhưng không thực sự hiểu khác biệt là bất bình đẳng, hay khác biệt là sẽ gặp những thử thách khác biệt." Ở độ tuổi hiện tại của bé, mục tiêu của Pham là dạy cho bé rằng dù những người bạn của bé có thể khác biệt - về mặt chủng tộc, kinh tế xã hội và về mặt gia đình - mọi người đều “đáng được đối xử một cách tử tế và nhân văn.” Thay vì giải thích những vấn đề chủng tộc qua góc nhìn “sự bất công" mà Lucas vẫn chưa hiểu, Pham đã sử dụng khái niệm “không công bằng” để chia sẻ về những gì đang xảy ra với những người Châu Á cao tuổi. “Chúng tôi nói với bé rằng người như ông ngoại hay bà nội có thể đang bị tổn thương ở ngoài kia. Nhưng chúng ta sẽ đảm bảo rằng bé vẫn an toàn, và ông ngoại và bà nội bé vẫn an toàn, và đảm bảo rằng ông ngoại hay bà nội của người khác cũng sẽ an toàn,” Pham giải thích. Lucas gặp nhiều khó khăn với việc hiểu rằng những sự kiện này có mối liên hệ trực tiếp với mình và cộng đồng của mình. Nhưng là người mới làm mẹ, Pham nói rằng cô và chồng “phải tiếp tục định hình lại cuộc đối thoại để xem nó sẽ đi về đâu.” Với hai đứa con 4 tuổi và 6 tuổi, tác giả Ho đã quyết định sẽ làm cho thực tế về phân biệt chủng tộc còn rõ ràng hơn. Ví dụ, khi gia đình cô đang xem phim, cô sẽ chỉ ra rằng tất cả nhân vật trong bộ phim đều là da trắng, hoặc rằng không có ai là người Châu Á. “Có phải tất cả mọi người trên thế giới đều là da trắng không?” Cô sẽ hỏi con như vậy. Sau những vụ xả súng ở quán spa Atlanta, cô giải thích với con mình rằng “có người đã tới và giết nhiều rất người gốc á, và đó là tại sao chúng ta phải tham gia biểu tình. Sinh mạng của chúng ta là quan trọng.” Ho nói những chủ đề thảo luận này không mang lại cảm giác vô vọng. Thay vào đó, chúng giúp con cô nhận ra khả năng thay đổi hiện trạng của chính mình. “Con tôi nhận thức về sự việc này là, 'Chuyện này thật là không công bằng, và không ổn.” Ho nói - cô và gia đình hiện đang sống ở vùng vịnh thành phố San Francisco. “Và tôi nghĩ chúng sẽ có suy nghĩ rằng, “Khi lớn lên, tôi sẽ làm X, Y và Z để đảm bảo rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa.” Cầu nối những khác biệt thế hệ Những phụ huynh người Mỹ gốc Á đã chia sẻ với TODAY đều có một điểm chung: Chính cha mẹ của họ cũng ít khi nói về phân biệt chủng tộc kì thị người Châu Á. Kim nói rằng cha mẹ cô - người di cư từ Hàn, phải gánh chịu áp lực phải hoà nhập vào nước Mỹ và mưu sinh. Phân biệt đối xử không phải là lo ngại hàng đầu của họ. Nếu Kim bị phân biệt chủng tộc, thường cô không nói với cha mẹ mình vì cô “đã biết sẵn rằng câu trả lời của họ sẽ là an ủi tôi rằng tôi tài giỏi hơn như thế," cô giải thích. “Xu hướng của họ - và bạn có thể nhận ra xu hướng này trong một độ tuổi nhất định - là hãy mặc kệ mọi thứ. Giờ, bạn thấy nhiều người đã quá mệt với việc mặc kệ mọi thứ, người phải nuốt xuống nhiều trải nghiệm và đè nén những tổn thương và phẫn nộ."


Eun Kim chụp với gia đình trong một kì nghỉ. Ảnh do Eun Kim cung cấp. Thời tiểu học, Chan từng kể lại những khoảnh khắc kỳ thị đồng tính mang tính chất phân biệt chủng tộc với cha mẹ anh - và, như cha mẹ của Kim, họ thường khuyên bảo anh hãy vượt lên nó. “Con phải lơ nó đi. Những người đó đều ngu ngốc cả,” anh nói, lặp lại câu niệm chú của cha mẹ anh. “Đây hầu như là trải nghiệm của họ, những gì họ đã làm. Cứ trở thành tốt nhất, cố vượt qua. Rất mang chủ nghĩa cá nhân. Cách duy nhất để vượt qua nó là trở thành khác thường.” Chan ghi nhận rằng tuy lối suy nghĩ này đã ăn sâu vào tâm trí nhiều người Mỹ gốc Á, nhưng tình hình tồi tệ hiện tại có thể đang buộc họ phải cân nhắc lại điều này, kể cả với thế hệ lớn tuổi hơn. Chỉ vài tuần vừa rồi, cha của Chan - người vốn không bao giờ nhắc tới chủng tộc - đã nói rằng ông rất ghét chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, và rằng ông rất mừng khi được sống trong một khu dân cư đa sắc tộc. Chan vừa sốc vừa vui khi nghe điều này. “Chiến thuật bây giờ khác rồi. Bạn biết đấy, đây không phải ‘Hãy mặc áo giáp lên, hãy trở nên tốt nhất,’ vì đó sẽ giúp bạn có việc," anh nói. “Chúng ta mạnh mẽ hơn khi chúng ta có thể hàn gắn kết nối và vượt qua những rào cản, và đây là chủ đề mà cha mẹ tôi đã không dạy tôi suy ngẫm.”


Người dịch: Ren Dinh

Biên tập: Tran Nguyen


Comments


bottom of page