top of page

Số lượng chính trị gia gốc Á nở rộ: "Đã đến lúc chúng ta định nghĩa lại khả năng lãnh đạo"

By Maya Yang, on 09-11-2021, 19:00:00

Nhiều cá nhân người Mỹ gốc Á sẽ giữ chức thị trưởng và uỷ viên hội đồng thành phố ở các thành phố lớn như Boston, Seattle, Cincinnati và New York sau một loạt các chiến thắng lịch sử trên khắp đất Mỹ vào tuần trước, báo hiệu quyền lực chính trị đang lớn mạnh nhanh chóng của người Mỹ gốc Á. Các chiến thắng này đánh dấu một bước tiến quan trọng cho một cộng đồng tuy đa dạng nhưng vốn có tỷ lệ đại diện thấp ở các cơ quan chính trị và hai năm qua đã phải chịu làn sóng phân biệt thù ghét do đại dịch COVID gây ra. Vào tối thứ Ba, cử tri Boston đã chọn uỷ viên hội đồng thành phố Michelle Wu vào chức trong văn phòng chính trị cấp cao. Người phụ nữ Mỹ 36 tuổi gốc Đài Loan này từng là người Mỹ gốc Á đầu tiên giữ chức uỷ viên hội đồng thành phố Boston và giờ đây sẽ là thị trưởng da màu đầu tiên của thành phố. Wu chia sẻ với phóng viên: “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình có khả năng hoặc nên tham gia vào chính trường Mỹ khi lớn lên. Tôi chưa bao giờ thấy ai có ngoại hình giống mình trong những nơi đầy quyền hành như thế. Chúng ta thật ra đang định nghĩa lại cách lãnh đạo đấy.” Ở thành phố Cincinnati, Aftab Pureval, đã đi vào lịch sử với chiến thắng đánh bại cựu Nghị sĩ đảng Dân chủ David Mann, giúp anh trở thành người đàn ông 39 tuổi gốc Á đầu tiên giữ chức thị trưởng của thành phố. Pureval, có mẹ là người Tibet và cha là người Ấn, đã phát biểu trước một đám đông rằng: “Cincinnati là nơi mà bất kể bạn trông như thế nào, bạn đến từ đâu hay đang có bao nhiêu tiền, chỉ cần chăm chỉ bạn sẽ đạt được ước mơ của mình.” Trong khi đó ở thành phố Seattle, Bruce Harrel, ứng cử viên 69 tuổi với dòng máu lai, được dự đoán sẽ trở thành thị trưởng người Mỹ gốc Á đầu tiên đồng thời là thị trưởng người Da Đen thứ hai của thành phố. Thành phố New York có năm trường người Mỹ gốc Á trong hội đồng thành phố, con số lớn nhất từ trước đến giờ. Nhóm kì tích này bao gồm người phụ nữ gốc Hàn đầu tiên, người phụ nữ gốc Nam Á đầu tiên, và người phụ nữ Hồi giáo đầu tiên được bầu vào hội đồng. Theo truyền thống, các thị trưởng người Mỹ gốc Châu Á Thái Bình Dương (AAPI) có tiền lệ được bầu ở những nơi với lượng dân cư gốc Á đáng kể chẳng hạn như Hawaii và California. Tuy nhiên, nạn phân biệt thù ghét chống người gốc Á tăng mạnh gần đây dường như đã thúc giục một bộ phận người Mỹ gốc Á tham gia nhiều hơn vào chính trị. Hơn 9000 vụ việc phân biện chống đối liên quan đến người Mỹ gốc Á ở Mỹ đã được ghi nhận kể từ khi đại dịch bùng mạnh. Sarah Sadhwani, phó giáo sư Đại học Pomona ngành chính trị chuyên về chính trị sắc tộc và chính trị Mỹ cho biết: “Điểm khác biệt ở chức vụ thị trưởng là trách nhiệm điều hành bao quát toàn thành phố. Để giành chiến thắng ở cấp độ này đòi hỏi một liên minh ủng hộ lớn liên kết giữa các sắc tộc.” Sadwhani cho rằng sự gia tăng căm ghét chống AAPI là một yếu tố chính dẫn đến hiện tượng tham gia chính trị tích cực hơn. Bà nói rằng: "Sự phân biệt đối xử mà những người AAPI phải đối mặt trong suốt hai năm qua trong đại dịch đã làm họ phấn khích quan tâm tới chính trị. Ta thấy điều đó qua những người đang lựa chọn tranh cử, cũng như cá nhân các cử tri. Khi người Mỹ gốc Á cảm thấy bị xã hội loại trừ hoặc bị phân biệt đối xử, điều đó thường dẫn đến hoạt động chính trị mạnh mẽ hơn." Dân số AAPI đa dạng về sắc tộc, ngôn ngữ và văn hóa, nhưng ít được đại diện trong các cơ quan dân cử. Người AAPI chiếm 6,1% dân số quốc gia. Tuy nhiên, họ chỉ bao gồm 0,9% các nhà lãnh đạo được bầu trong nước, theo Chiến dịch Dân chủ Phản tư. Là một trong những nhóm nhân khẩu học tăng trưởng nhanh nhất trong nước, AAPI cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự tàng hình trầm trọng trong tư pháp hình sự. Người Mỹ gốc Đông Nam Á có nguy cơ bị trục xuất do tiền án trong quá khứ cao hơn ít nhất ba lần so với những người nhập cư khác. Trong số 2,539 công tố viên được bầu trên toàn quốc vào năm 2020, chỉ có sáu công tố viên thuộc AAPI, tương đương 0,24%. AAPI cũng chỉ chiếm 0,07% cảnh sát trưởng quận. Vào tháng 3, sau khi một người đàn ông da trắng 21 tuổi giết chết sáu phụ nữ châu Á và hai người khác ở khu vực Atlanta, nhiều cộng đồng người Mỹ gốc Á đã tìm kiếm sự công nhận chính trị lớn hơn trong khi thề sẽ chống lại sự thù hận. Raymond Partolan, giám đốc của APIAVote, một tổ chức phi đảng phái nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân trong các cộng đồng AAPI, nói về cường độ mà ông đã chứng kiến tại các cuộc biểu tình sau vụ xả súng chết người. Partolan nói: “Tôi đã làm việc trong lĩnh vực tổ chức cộng đồng trong khoảng mười năm qua và tôi chưa bao giờ thấy các AAPI quan tâm nhiều thế này đến việc tham gia vào quá trình ra quyết định diễn ra ở mọi cấp chính quyền. Quả là một sự biến chuyển đầy cảm hứng." Quỹ Chiến thắng AAPI, một Uỷ ban Hành động Chính trị cỡ lớn nhằm vận động các cử tri và ứng cử viên AAPI, đã tán thành Wu và Pureval. Varun Nikore, chủ tịch của tổ chức cho rằng chiến thắng của họ là do hiệu ứng dây chuyền thông qua các nỗ lực xây dựng cộng đồng địa phương. “Tìm hiểu các cộng đồng của bạn ở cấp địa phương vĩ mô đó đảm bảo những thành công lâu dài hơn vì bạn buộc phải thảo luận các vấn đề về bàn bếp. Điều này cung cấp một lộ trình cho cộng đồng của chúng tôi trong tương lai, ”Nikore nói. Tuy nhiên, bất chấp thái độ ăn mừng đối với chiến thắng lịch sử, một số vẫn e ngại rằng thành công này sẽ chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, rằng các khuôn mẫu truyền thống có thể bó hẹp các nhà lãnh đạo sắp tới. Yasmin Padamsee Forbes, giám đốc điều hành của Ủy ban người Mỹ gốc Á thuộc Khối thịnh vượng chung Massachussett, cho biết: “Tôi nghĩ rằng tập trung vào ca ngợi [Wu] là nữ thị trưởng đầu tiên của Boston khiến cô bị đánh giá theo một tiêu chuẩn cao hơn bất kỳ người đàn ông da trắng nào khác. Mọi người sẽ chực chờ cô ấy thất bại hơn là cố gắng xem cô ấy có thể thành công thế nạo." Do đó, Forbes kêu gọi mọi người xem xét những gì mà các nhà lãnh đạo như Wu và Pureval có thể mang lại cho các thành phố của họ và đánh giá chúng dựa trên mức độ thành công của họ. Partolan, người lặp lại quan điểm của Forbes cho biết: “Bất cứ khi nào chúng tôi bầu chọn được các quan chức có chung chủng tộc với mình, chúng tôi phải đặt trách nhiệm cho họ. Mọi người không nhận được sự đối đãi đặc biệt hơn chỉ vì họ có chung chủng tộc với chúng tôi. Chúng tôi phải đảm bảo rằng chúng tôi bầu chọn những người chung các giá trị của chúng tôi và khi họ đã ở cơ quan chính quyền, chúng tôi khuyến khích họ thực hiện các chính sách có lợi cho tất cả mọi người." Tuy nhiên, chiến thắng của tuần vừa rồi vẫn là một bước tiến lớn tới việc đại diện toàn diện hơn trên toàn quốc. Nikore nói: “Ta cần hàng nghìn người Mỹ gốc Á và người dân các đảo ở Thái Bình Dương ứng cử vào văn phòng địa phương để có một lộ trình tương lai cho các cơ quan toàn tiểu bang và sau đó là cơ quan liên bang ở đất nước này."


Người dịch: Trang Ly & Phuong Anh

Biên tập: Bảo Trân & Ren Dinh


Comments


bottom of page