This video is a short, 5 minute walk through post-Civil War history that compares how different the wealth-building process was for white and black families. We have transcribed the video's message into Vietnamese down below. Watch it and follow along!
Đây là Jamal.
Jamal là một cậu bé sống trong một xóm nghèo. Cậu có một người bạn tên Kevin, sống trong một xóm giàu. Tất cả các hàng xóm của Jamal là người Mỹ gốc Phi, và tất cả các hàng xóm của Kevin là Mỹ Trắng.
Bởi vì trường của Jamal được tài trợ bằng thuế bất động sản, trường của cậu ấy không được đầy đủ cho lắm. Mỗi lớp có quá nhiều học sinh. Giáo viên không được trả lương cao. Và cậu ấy không có cơ hội thuê được gia sư hay tham gia các hoạt động ngoại khoá đắt tiền.
Trường của Kevin cũng được tài trợ bởi thuế bất động sản. Thế nên trường cậu ấy lại được tài trợ rất đầy đủ. Lớp học của cậu ấy không bao giờ đông người. Thầy cô được trả lương cao. Và cậu ấy có cơ hội được học thêm với gia sư và rất nhiều hoạt động ngoại khoá khác nhau.
Kevin và Jamal chỉ sống cách nhàu vài đường. Vậy thì làm sao hai cậu bé lớn lên trong hai thế giới khác nhau đến như vậy, với sát xuất cô hội để thành công khác nhau đến như vậy? Câu trả lời nằm trong lịch sử của việc hệ thống phân biệt chủng tộc ở Mỹ.
Để hiểu điều này hơn nữa, hãy nhìn xem cuộc đời của ông bà của Kevin và Jamal. Vài chục năm sau nội chiến Mỹ, nhiều cơ quan chính phủ đã vẽ bản đồ chia rẽ thành phố thành những phần nhỏ, có phần có giá trị cao và đáng để đầu từ, và những phần kia thì không có giá trị gì nhiều, và không nên đầu tư.
Phương pháp này được gọi là Khoanh Đỏ Đất. Và thường thường, nó sẽ cắt hết mọi nguồn đâu tư tiềm năng công và tư vào những khu phố của người da đen. Ngân hàng và các công ty bảo hiềm đã dùng các bản đồ này cho hằng chục năm để từ chối cho người da đen mượn tiền và những phục vụ khác dựa trên tiêu chí duy nhất là màu da.
Theo như lịch sử, sở hữu nhà đất và lấy bằng đại học là hai cách dễ dàng nhất để một gia đình Mỹ có thể xây dựng của cải. Nhưng khi ông bà của Jamal muốn mua nhà, ngân hàng đã từ chối bởi vì họ sống trong một khu phố đã bị khoanh đỏ. Thế nên ông bà Jamal đã không mua được nhà. Và bởi vì các trường đại học có thể từ chối họ vì tách ly màu da vẫn hợp pháp, những lựa chọn họ còn lại để được giáo dục đại học là rất ít.
Ngược lại, ông ba của Kevin vây được tiền với lãi thấp để mua được căn nhà đâu tiên của họ, được nhận vào một vài trường đại học mà theo truyền thống, chỉ chấp nhận sinh viên da trắng. Điều này mở ra một gia tài của cơ hội mà họ có thể cho cọn cháu họ thừa hưởng.
Trễ đến những năm 1890s, một cuộc điều tra vào thị trường bất động sản Atlanta cho thấy ngân hàng đã muốn cho vay tiền cho gia đình da trắng có thu nhập thấp hơn là gia đình trung lưu hoặc đại trung lưu da đen. Vì lý do đó, hôm nay, cho mỗi $100 trong tài khoản của một gia đình da trắng, da đình da đen chỉ có $5.04.
Một bài nghiên cứu nắm 2017 xác nhận rằng khoảnh đỏ vẫn đang gây ảnh hưởng đến giá trị nhà ở những thành phố lớn như Chicago, ngày hôm nay. Điều này giải thích vì sao Kevin và Jamal đã thừa hưởng hai hoàn cách quá khác biệt.
Đáng tiếc thay, câu chuyện này không dừng ở đó. Một phần của hệ thống phân biệt chủng tộc là định kiến ngầm. Mọi người trong xã hội đều mang những định kiến mà họ cũng không biết là họ giữ. Hãy trở lại với Kevin và Jamal. Vượt lên mọi thử thách, Jamal trở thành học sinh duy nhất của lớp cậu được nhận vào trường đại học, trường mà Kevin và bạn cậu ấy cũng sẽ tham dự. Nhưng sau khi Kevin và Jamal tốt nghiệp đại học, Jamal nhận thấy là đơn xin việc làm của cậu ấy không được nhận nhiều chú ý như đơn của Kevin, cho dụ hai người tốt nghiệp từ cùng chương trình, với điểm giống hệt nhau.
Tiếc thay cho Jamal, nghiên cứu cũng cho thấy là đơn xin việc với cái tên thuộc về người da trắng (white-sounding name) được nhận cuộc gọi từ người tuyển việc gấp đôi lần so với đơn xin việc có cái tên thuộc về người da đen (black-sounding name). Định kiến ngầm là lý do tại sao tỷ lệ thất nghiệp của người da đen cao gấp đôi tỷ lệ thất nghiệp của người da trắng, kể cả những người đã tốt nghiệp đại học ngày hôm nay.
Bạn có thể thấy dấu hiệu của hệ thống kỳ thị chủng tộc trong mọi lãnh vực trong đời sống. Khác biệt trong gia sản, tỷ lệ bị giam tù, sự đại diện trong chính trị, và giáo dục, tất cả đều là những thí dụ của kỳ thị chủng tộc có hệ thống.
Đáng tiếc thay, vấn đề đối với hệ thống này là không có một cơ quan duy nhất hay người chịu trách nhiệm duy nhất với nó. Điều này làm nó rất khó có được một giải pháp.
Vậy thì bạn có thẻ làm gì? Điều đầu tiên bạn có thể làm là cố gắng nhận ra những định kiến ngầm của chính mình. Có những định kiến nào mình đang giữ, mà chính mình cũng không nhận ra? Thứ hai, hãy tự nhận thấy rằng ảnh hưởng của hệ thống nô lệ và các luật tách ly màu da sau đó vẫn đang mang lại ảnh hưởng đến các lối vào cho cơ hội ngày hôm nay.
Thế vậy nên chúng ta nên ủng hộ những thay đổi trong hệ thống để tạo nên các cơ hội bình đẳng cho mọi người. Tăng tài trợ cho trường công và không dùng thuế bất động sản để thanh toán chi phí trường là một bước đầu tuyệt vời, để học khu nghèo và giàu có được số lượng tài nguyên bằng nhau. Những vấn đề trong hệ thống cần những giải pháp có hệ thống. May mắn thay, chúng ta đều thuộc vào cái hệ thống này. Có nghĩa là mỗi chúng ta đều có vai trò trong việc cải tiến nó.
Bình an!
Comments