top of page

Tại sao hệ thống cảnh báo sức khoẻ PHEIC của WHO thất bại trong đại dịch Covid?


Gần một năm trước, Tổ chức Y tế Thế giới - WHO đã lên tiếng cảnh báo về coronavirus, nhưng đã bị phớt lờ.

By Amy Maxmen, on 23-01-2021, 01:00:00

Gần một năm trước, Tổ chức Y tế Thế giới - WHO đã lên tiếng cảnh báo về coronavirus, nhưng đã bị phớt lờ. PHEIC: hệ thống báo động cho "tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm". WHO đã phát cảnh báo PHEIC sáu lần kể từ khi hệ thống này ra đời vào năm 2005: 2009: H1N1 (swine flu - cúm lợn) bắt nguồn từ Mexico và lây lan sang Hoa Kỳ. 2014: Bệnh bại liệt bùng phát trở lại ở Afghanistan, Pakistan và Nigeria. 2014: Bệnh do nhiễm virus Ebola lây lan khắp Guinea, Sierra Leone và Liberia. 2016: Một vụ dịch do virus Zika (lây truyền từ người sang người qua trung gian muỗi vằn) gây ra chứng đầu nhỏ và các rối loạn thần kinh khác ở châu Mỹ. Năm 2019: Một đợt bùng phát dịch Ebola lan rộng trong một khu vực xung đột ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Năm 2020: Đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ Trung Quốc và lây lan sang 18 quốc gia khác. Chú thích ảnh chính: Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đang xem xét cách thế giới phản ứng với những ngày đầu của đại dịch COVID-19 trong một cuộc họp của ban điều hành trong tuần này. Ngày 30 tháng 1 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo cao nhất PHEIC- một tuyên bố gọi là 'tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm', báo hiệu rằng một đại dịch có thể sắp xảy ra. Chỉ một số ít quốc gia để ý đến lời kêu gọi của WHO về việc thử nghiệm, truy dấu tiếp xúc và giãn cách xã hội để hạn chế lây lan coronavirus. Đến giữa tháng 3, Covid-19 đã lan rộng khắp thế giới. Hiện tại, các quan chức y tế và các nhà nghiên cứu đang đánh giá lý do tại sao hệ thống cảnh báo của tổ chức này bị thất bại và tìm cách sửa chữa nó. Nhiều người nói rằng tổ chức này lẽ ra nên công bố PHEIC sớm hơn khoảng một tuần. Nhưng các nhà nghiên cứu đồng ý rằng thất bại lớn nhất là rất nhiều quốc gia đã bỏ qua cảnh báo. Hai cuộc điều tra sơ bộ mới - một từ WHO và một từ hội đồng độc lập chịu trách nhiệm đánh giá tổ chức này - cố gắng làm sáng tỏ lý do. Joanne Liu, cựu chủ tịch của Médecins Sans Frontières (còn được gọi là hội Bác sĩ không biên giới), là một trong những thành viên của hội đồng đánh giá độc lập cho biết: “Theo tôi, vấn đề lớn nhất là trong sáu đến tám tuần sau tuyên bố PHEIC, các quốc gia, ngoại trừ ở châu Á, đã không cố gắng làm gì cả." Các quan chức y tế thế giới đang đánh giá những biện pháp có thể cải tổ hệ thống trong cuộc họp ban điều hành của WHO, được tổ chức từ ngày 18 đến 26 tháng 1. Các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục diễn ra trước Đại hội đồng Y tế Thế giới hàng năm vào tháng Năm, khi mà có bất kỳ thay đổi nào xảy ra. Một số đề xuất bao gồm chỉnh sửa hệ thống cảnh báo PHEIC để có mức cảnh báo được mã hóa bằng màu sắc và yêu cầu các quốc gia ký kết hiệp ước mới về chuẩn bị cho đại dịch. Tuy nhiên, vấn đề hóc búa nhất đối với WHO là làm thế nào để thuyết phục các quốc gia chú ý đến các cảnh báo của mình. Liu nói: "Câu hỏi thực sự là, mọi người sẽ làm gì khi một cảnh báo được phát ra?" PHEIC là gì? Báo động PHEIC ra đời từ năm 2005, khi WHO sửa đổi các quy định hàng thập kỷ của mình về các trường hợp khẩn cấp y tế quốc tế: 196 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đồng ý thông báo cho WHO khi dịch bùng phát và trao cho tổ chức này quyền công bố PHEIC. WHO có thể phát ra cảnh báo này nếu họ cho là trường hợp khẩn cấp bất thường, nếu tình trạng khẩn cấp gây nguy hiểm cho các quốc gia bên ngoài nơi bắt nguồn và nếu nó yêu cầu phản ứng của quốc tế - nghĩa là trong một số trường hợp, tình trạng khẩn cấp y tế này có thể trở thành đại dịch. Kể từ khi sửa đổi, WHO đã tuyên bố PHEIC sáu lần (xem lại phần đầu). Tại mỗi tuyên bố, WHO tư vấn cho các chính phủ về cách ứng phó với tình huống hiện tại. Ví dụ, vào tháng 1 năm ngoái, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết về đợt bùng phát COVID-19, “Vẫn có thể ngăn chặn sự lây lan của virus, miễn là các quốc gia áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để phát hiện bệnh sớm, cách ly và điều trị các ca bệnh, truy vết tiếp xúc và thúc đẩy các biện pháp giãn cách xã hội.” Liu thừa nhận rằng thuật ngữ PHEIC không gợi tả bằng từ "đại dịch" hoặc "khẩn cấp". Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và quan chức y tế đã chọn nó một phần vì họ muốn tránh hoảng sợ trong khi khuyến khích các nhà lãnh đạo thế giới hành động theo lời khuyên của WHO để ngăn chặn mối đe dọa, theo Gian Luca Burci, chuyên gia luật quốc tế tại Viện Sau đại học về Nghiên cứu Quốc tế và Phát triển ở Geneva, Thụy sĩ. Burci đã giúp biên tập các quy định vào năm 2005. Trong nhận thức muộn màng, suy luận đó dường như cũng không đủ. Một số báo cáo lưu ý rằng các chính trị gia và công chúng chủ yếu phớt lờ tuyên bố PHEIC và các khuyến nghị tương ứng của Tedros vào tháng 1 năm 2020, nhưng bắt đầu lắng nghe khi tổ chức này sử dụng thuật ngữ không chính thức như 'đại dịch' để mô tả COVID-19 vào tháng 3, khi nó đang lan rộng ở nhiều châu lục. Không giống như PHEIC, 'đại dịch' không phải là một tuyên bố xác định và các quốc gia đã không đồng ý thực hiện bất kỳ hành động nào sau khi nó được sử dụng. Bất chấp phản ứng không cân xứng đối với từ đại dịch, nhiều học giả cho rằng việc thay đổi tên báo động cao nhất của WHO sẽ không hữu ích. “Tôi không quan tâm đến thuật ngữ PHEIC,” Alexandra Phelan, một luật sư y tế toàn cầu tại Đại học Georgetown ở Washington DC, nói, “nhưng tôi lo lắng rằng nếu chúng ta quá chú tâm vào lời nói, chúng ta sẽ bỏ lỡ điểm mà các quốc gia cần phải hành động một cách thích hợp khi có cảnh báo. ” Sửa chữa sai lầm Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ trích quá trình công bố PHEIC. Vào ngày 22 tháng 1 năm 2020, Tedros đã triệu tập một cuộc họp kín gồm các nhà virus học, các nhà nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và một số đại diện chính phủ - theo quy định của quy trình. Họ quyết định rằng PHEIC chưa phù hợp, nhưng một tuần sau, ủy ban này đã thay đổi quan điểm của mình, dẫn đến sự chậm trễ có thể khiến cả thế giới mất thời gian để ngăn chặn virus. Các học giả y tế toàn cầu tranh luận về thời gian của PHEIC sau mỗi tuyên bố. Để cải thiện hệ thống, Phelan và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế lập luận rằng nó nên được minh bạch hơn trong một sách trắng xuất bản vào tháng 11. Họ nói, lý do là để các học giả có thể đánh giá tốt hơn cách thức đưa ra các quyết định này bằng cách cân nhắc các bằng chứng khoa học, cũng như các mối quan tâm về xã hội, chính trị và kinh tế. Tuy nhiên, sự chậm trễ một tuần trong việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu thậm chí không phải là hành động đáng lo ngại nhất diễn ra trong những ngày đầu của đại dịch COVID-19, các nhà phê bình nói. Khi Tedros tuyên bố PHEIC, ông đã khuyên các chính phủ nên tiến hành nhanh chóng với các biện pháp y tế công cộng bao gồm các xét nghiệm và giãn cách xã hội. Ông cũng yêu cầu họ đừng ra lệnh cấm đi lại và thương mại bởi vì, lịch sử cho thấy, chúng mang lại ít điều lợi nhưng lại có khả năng gây hại tiềm tàng. Nhưng các chính phủ trên thế giới đã phớt lờ những lời kêu gọi đó. Ví dụ, Hoa Kỳ đã không triển khai thử nghiệm trên toàn quốc cho đến cuối tháng Hai; không cấm tụ tập đông người cho đến tháng 3; truy vết tiếp xúc bị bỏ qua; và lại cấm một số du khách đến từ Trung Quốc, nơi virus lần đầu tiên được phát hiện. Vừa chỉ trích, vừa xoa dịu Các quốc gia dường như đồng ý rằng để cải thiện khả năng ứng phó với đại dịch của thế giới, WHO nên được đổi mới và củng cố. Phát biểu với tư cách là đại diện của Hoa Kỳ, nhà khoa học bệnh truyền nhiễm Anthony Fauci đã nói với WHO trong tuần này rằng nước này sẽ đảo ngược việc rút khỏi tổ chức, do cựu tổng thống Donald Trump khởi xướng, và “làm việc mang tính xây dựng với các đối tác để củng cố và quan trọng là cải cách WHO". Một thay đổi được đề xuất bởi một cựu quan chức chính phủ Hoa Kỳ, nói chuyện với Nature vì ông đang cố vấn cho chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, là trao quyền cho WHO hành động dựa trên dữ liệu không chính thức trên mạng xã hội và các nơi khác bất chấp các câu hỏi về tính chính xác, để tổ chức phản ứng nhanh chóng với các bệnh mới xuất hiện mà không cần chờ đợi các chính phủ vì họ có thể giấu thông tin. WHO cũng có thể được củng cố thông qua một hiệp ước mới về đại dịch mà các quốc gia cần ký kết. Vào ngày 20 tháng 1, Tedros cho biết ông sẽ tập hợp một nhóm làm việc để tìm hiểu đề xuất này từ chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Charles Michel. Steven Solomon, quan chức pháp lý chính của WHO, nói rằng một hiệp ước chống đại dịch có thể hữu ích cho các nhà lãnh đạo thế giới, những người không hiểu các chi tiết kỹ thuật của PHEIC. Tuy nhiên, WHO có thể sẽ không có khả năng trừng phạt các quốc gia không tuân thủ. Solomon nói: “Không có viên đạn bạc nào ở đây vì bạn đang làm việc với một cộng đồng các quốc gia, tất cả đều bảo vệ chủ quyền của mình rất chặt chẽ." Do đó, WHO dựa vào ngoại giao, vốn thường chỉ tập trung vào việc ca ngợi hoặc làm “xấu mặt” các quốc gia. Nhưng mong muốn chỉ trích của WHO bị hạn chế bởi sự phụ thuộc vào các khoản đóng góp từ các quốc gia thành viên và vào các quốc gia công khai cung cấp quyền tiếp cận và trao đổi thông tin - điều này có thể bị từ chối nếu các nhà lãnh đạo nước đó cảm thấy bị xúc phạm. Một trường hợp điển hình là WHO đã dành nhiều tuần nhẹ nhàng thuyết phục Trung Quốc cho phép một nhóm các nhà khoa học quốc tế đến thăm Vũ Hán sau khi dịch bùng phát được báo cáo ở đó. Về mặt tài chính, các nhà nghiên cứu nói rằng một ngân sách lớn hơn, đáng tin cậy cho WHO sẽ mang lại cho tổ chức quyền tự chủ lớn hơn vì nó sẽ không phụ thuộc vào việc phải gây quỹ hoạt động trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh. Để giải quyết các mối quan tâm về truyền thông, Tedros đã đề xuất thêm một dải cảnh báo vào PHEIC, được mã hóa theo màu sắc. Màu sắc có thể phân tách các trường hợp khẩn cấp có thể phát triển thành đại dịch với những trường hợp nghiêm trọng nhưng sẽ không ảnh hưởng đến các quốc gia trên toàn cầu. Các quốc gia đang có dịch bùng phát - hoặc đang có các biến thể của coronavirus lưu hành - có thể sẵn sàng chia sẻ thông tin hơn nếu có một báo động cấp thấp ít có khả năng gây gián đoạn sinh kế của người dân hoặc nền kinh tế. Sẽ không có cải cách nào thực hiện cho đến khi diễn ra Đại hội đồng Y tế Thế giới vào tháng 5 - sớm nhất có thể. Khả năng các giải pháp bị trì hoãn hoặc bị lãng quên khiến Liu lo sợ, bởi vì cô nhớ lại hàng chục bảng đánh giá thất bại trong ứng phó với đợt bùng phát dịch Ebola ở Tây Phi năm 2014–2016. Cô nói: “Ít hơn 10% các đề xuất được theo dõi. Chúng tôi có sự nhạy bén để tự giận dữ với chính mình về một tình huống nào đó, nhưng khi đến lúc phải đưa ra bất kỳ thay đổi nào, lại có rất ít sự thu hút. Để rồi mọi người thường quay lại làm bất cứ điều gì họ đã làm trước đây."


Người dịch: Chau Tran

Biên tập: Chau Tran


Comentários


bottom of page