Notice how arguments with your parents regarding the validity of the protests kept being stuck on the magnitude of violence from the protesters and not on why people are protesting in the beginning? It's time to refocus the conversation by giving them an educational resource about discrimination and why it's bad. Check out the link above for the full text delineating each right, but below, I have condensed the most timely portions that speak about racial discrimination. Send this page to your mom!
Năm 2004, có tổng số 7.649 vụ việc hình sự có động cơ từ sự thành kiến ở Mỹ được thông báo cho Cục Điều tra liên bang (FBI):
a. 52,9% có động cơ từ sự định kiến về chủng tộc;
b. 12,7% có động cơ từ nguồn gốc dân tộc/ chủng tộc;
c. 18,0% có động cơ từ sự không khoan dung về tôn giáo;
d. 15,7% có động cơ từ sự định kiến về định hướng giới tính;
e. 0,7% có động cơ từ sự định kiến về sự khuyết tật.
(Nguồn: Cục Điều tra liên bang, Bộ Tư pháp Mỹ. 2004. Các báo cáo về tội phạm. Thống kê tội phạm có tính hận thù năm 2003).
“PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ - CUỘC ĐẤU TRANH LIÊN TỤC VÀ KHÔNG CÓ HỒI KẾT VÌ SỰ BÌNH ĐẲNG”
Nguyên tắc tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng và được đối xử bình đẳng là một nguyên tắc mang tính nền tảng của khái niệm quyền con người. Nguyên tắc này xuất phát từ phẩm giá vốn có và bình đẳng của mọi cá nhân. Theo nghĩa dân sự và chính trị, điều này có nghĩa là các chính phủ phải trao các quyền và ưu đãi như nhau cho mọi công dân, vì rằng, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật cho nên đều được hưởng tự do và công lý. Tuy nhiên, quyền bình đẳng mang tính tự nhiên này chưa bao giờ được quy định đầy đủ cho tất cả mọi người, kể cả trong quá khứ và hiện tại. Phân biệt đối xử dưới hình thức này hay hình thức khác luôn là vấn đề nảy sinh ngay khi từ thủa ban đầu của nhân loại.
...
Phân biệt đối xử diễn ra cả với những trẻ em bị đe doạ và lạm dụng, với những phụ nữ vốn bị coi là thấp kém, với người bị nhiễm HIV/AIDS và với những người bị mất khả năng về thể chất và tâm lý hay những người có xu hướng giới tính khác. Thậm chí, phân biệt đối xử còn biểu hiện ngay trong ngôn ngữ của chúng ta, đôi khi thông qua ngôn ngữ chúng ta phân định một cách có chủ ý hay không có chủ ý chính chúng ta với những người khác. Phân biệt đối xử xuất hiện dưới nhiều hình thức, và có thể cho rằng, mọi người đều bị tác động của sự phân biệt ở các cấp độ khác nhau. Bởi vậy, điều quan trọng là nhận thức ra vấn đề để giải quyết một cách hiệu quả. Chuyên đề này tập trung vào một số hình thức phân biệt đối xử nghiêm trọng nhất và gây tổn hại nhất trên cơ sở chủng tộc, sắc tộc hay nguồn gốc dân tộc, được gọi chung là chủ nghĩa chủng tộc, sự phân biệt chủng tộc và thái độ liên quan đến nạn bài ngoại và không khoan dung.
Về mặt lịch sử, những khác biệt về sinh học đã bị lạm dụng ngay từ đầu để chứng minh cho sự tồn tại cho những chủng tộc có địa vị "cao" và "thấp" và bởi vậy, phân nhóm con người theo chủng tộc. Học thuyết của Charles Darwin về sự phát triển và chọn lọc tự nhiên đã được sử dụng để chứng minh "mặt khoa học" của các khái niệm về sự ưu trội chủng tộc. Các hình thức phân biệt đối xử và chủ nghĩa chủng tộc được thể hiện trong chế độ đẳng cấp của Ấn Độ cũng như những quan niệm của người Hy Lạp và Trung Hoa về sự thống trị văn hoá.
Trong "Thế giới mới", thuật ngữ "người da đen" là cụm từ đồng nghĩa với một thành viên nô lệ của chủng tộc có "địa vị thấp", trái ngược với chủng tộc da trắng thống trị.
Vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX tư tưởng phân biệt chủng tộc phát triển ở một phạm vi khác. Sau nội chiến ở Mỹ, các cuộc nổi loạn chủng tộc và sự khủng bố người Mỹ da đen của đảng cực đoan phân biệt chủng tộc (3K) đã diễn ra tại các bang ly khai ở Mỹ. Các nước thực dân châu Âu cũng lợi dụng tư tưởng này và phổ biến việc chấp nhận Học thuyết Darwin về xã hội vào thế kỷ XIX nhằm thiết lập và ủng hộ quyền thống trị của mình đối với lục địa châu Phi. Thế kỷ XX đã chứng kiến những hình thức của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc mang tính cực đoan: sự hận thù chủng tộc của chế độ Đảng quốc xã ở châu Âu, sự phân biệt chủng tộc mang tính thể chế của chế độ Apartheid ở Nam Phi hoặc về mặt đạo đức và chủng tộc đã thúc đẩy nạn diệt chủng của Nam Tư cũ và Rwanda.
Ngày nay, do hậu quả của quá trình lịch sử này, việc cấm phân biệt đối xử, đặc biệt là cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, sắc tộc hay nguồn gốc tôn giáo, đã được quy định trong nhiều điều ước quốc tế và tạo thành yếu tố quan trọng trong pháp luật của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, sự phân biệt dựa trên chủng tộc, sắc tộc, dân tộc, cũng như tôn giáo, giới tính, xu hướng giới tính... vẫn là một trong những vi phạm quyền con người phổ biến nhất trên thế giới.
Thái độ hay hành động: Có sự khác biệt quan trọng giữa một mặt là các niềm tin và quan điểm cá nhân và mặt khác là những thể hiện cụ thể và hành động được thôi thúc bởi những thái độ và niềm tin này. Quan niệm thứ nhất liên quan đến khía cạnh riêng tư của mỗi cá nhân, trong khi quan niệm thứ hai có liên quan đến các hành động gây ảnh hưởng đến những người khác. Kết cục là, chúng ta có thể nhận diện những hiện tượng như phân biệt chủng tộc, sự bài ngoại và định kiến về tư tưởng, tình trạng các quan niệm và nhận thức cá nhân, bởi vì, về mặt lý thuyết những quan niệm này có thể nằm trong đầu óc của con người. Nếu như những thái độ này không được thể hiện ra thì chúng không làm tổn hại đến bất cứ ai và không thể bị trừng phạt. Tuy nhiên, trong thực tế các thái độ và niềm tin về phân biệt chủng tộc và bài ngoại hầu như đều dẫn đến những hành động gây ảnh hưởng tiêu cực đến người khác chẳng hạn như xúc phạm, lạm dụng ngôn từ, làm nhục hay thậm chí gây hấn về thể chất và bạo lực. Những loại hành động này đều có thể được coi là hành động phân biệt đối xử, và trong những điều kiện nhất định có thể bị pháp luật trừng phạt.
Chủ thể của sự phân biệt đối xử - Nhà nước và cá nhân: Vấn đề quan trọng thứ hai phải được xem xét là những người vi phạm hay chủ thể vi phạm. Theo truyền thống, cơ chế bảo vệ quốc tế về quyền con người và các cơ chế pháp lý về chống phân biệt đối xử cũng chịu chi phối của quan điểm về bảo đảm sự bảo vệ cho các cá nhân trước sự can thiệp của nhà nước. Bởi vậy, các chủ thể chính (một cách tích cực hoặc tiêu cực) thường là nhà nước, trong khi đó sự phân biệt giữa các cá nhân hầu như chưa được điều chỉnh. Nhận thức này mới chỉ được thay đổi trong thời gian gần đây. Tác động của những phát triển mới trong cuộc chiến quốc tế về chống chủ nghĩa chủng tộc và phân biệt đối xử, dẫn tới sự hiểu biết đúng đắn hơn về sự phân biệt đối xử trong đó có lưu ý đến các vụ việc phân biệt đối xử do chủ thể cá nhân, phi nhà nước gây ra. Một ví dụ rõ ràng là quan điểm chung của các chủ nhà đất cho thuê là họ không muốn cho những người nhập cư, người tị nạn hay người da đen thuê nhà. Tuy nhiên, việc đưa các quy định chống phân biệt đối xử vào khu vực tư nhân vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, thường vẫn bị coi là vùng trống về pháp lý không có những quy định rõ ràng. Sự phát triển mới nhất đáng được đề cập đến là Chỉ thị về chống phân biệt của Cộng đồng châu Âu với các quy định về nghĩa vụ của các nước thành viên là phải chống phân biệt trong khu vực tư nhân có liên quan đến thị trường lao động và tiếp cận các dịch vụ và hàng hoá.
Bạo lực chủng tộc là một ví dụ cụ thể về tác động của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, gây nên những hành động bạo lực hay quấy rối để chống lại một cá nhân hay một nhóm nhất định vì lý do chủng tộc, sắc tộc, dòng dõi hay nguồn gốc dân tộc/sắc tộc. Sự hình thành một nhóm mang tính đe doạ là một phần quan trọng của môi trường chính trị và xã hội, nơi diễn ra bạo lực dựa trên sự thù hận. Có rất nhiều những câu chuyện minh hoạ từ khắp mọi nơi trên thế giới về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và bạo lực xuất phát từ động cơ chủng tộc ví dụ như ở Mỹ, những cuộc nổi loạn ở Los Angeles xoay quanh phán quyết của nhà vua Rodney và sau đó là tranh luận về phiên xử OJ Simpson. Trong những thập kỷ gần đây, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa chủng tộc và phân biệt chủng tộc đã mang lại sự hiểu biết rộng rãi hơn về thuật ngữ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, bao gồm cả thực tế là mọi quốc gia trên thế giới đều bị ảnh hưởng và cản trở của chủ nghĩa chủng tộc. Cộng đồng quốc tế đã cam kết xác định các nguyên nhân cơ bản của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và kêu gọi các cải cách cần thiết để ngăn ngừa sự bùng nổ các cuộc xung đột bắt nguồn từ chủ nghĩa chủng tộc hay phân biệt đối xử về chủng tộc. Đáng tiếc là, mặc dù đã có nhiều nỗ lực để loại bỏ các chính sách và thực tiễn dựa trên hiện tượng phân biệt chủng tộc, nhưng những lý thuyết và thực tiễn này vẫn còn tồn tại hay vẫn được theo đuổi hoặc dưới những hình thức mới, chẳng hạn như cái gọi là chính sách tàn nhẫn và vô đạo đức về việc “thanh trừ sắc tộc”.
Khoảng cách giữa “pháp luật trong sách vở” và “pháp luật trên thực tế”: Các công ước được phê chuẩn, các bản tuyên ngôn và kế hoạch hành động chỉ là bước đầu tiên của một chiến lược thực sự về đấu tranh với chủ nghĩa chủng tộc và nạn phân biệt đối xử. Nếu như các văn kiện này không được áp dụng và thực hiện đầy đủ trong thực tế thì sự tác động của chúng cũng chỉ có giới hạn. Một ý chí chính trị mạnh mẽ là cần thiết cho việc thực hiện có hiệu quả, điều mà tiếc rằng trong thực tế thường phải thực hiện theo cách phục vụ các lợi ích chính trị khác. Trong bối cảnh này, vai trò quan trọng của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức của cộng đồng cần phải được đánh giá đúng mức.
"Việc giải quyết các vi phạm trắng trợn do sự bất công đối với một nửa thế giới còn dễ hơn là giải quyết sự đàn áp và phân biệt từ gia đình" - Carl T. Rowan
Một vấn đề khác liên quan đến việc bảo vệ hiệu quả nhằm chống lại sự phân biệt đối xử là ở vấn đề ngăn ngừa phân biệt đối xử từ các cá nhân riêng biệt vẫn còn là một khoảng trống về mặt pháp lý. Thông thường, chỉ có những hành vi phân biệt đối xử trong khu vực công (do các cơ quan nhà nước gây nên) và của các cá nhân mà hoạt động của họ thuộc lĩnh vực công mới có thể bị pháp luật trừng phạt, bởi vậy sự phân biệt trong các cá nhân thuộc “khía cạnh tư” thường không thể bị trừng phạt theo cách tương tự.
Mối quan hệ giữa nghèo đói và phân biệt chủng tộc/bài ngoại: Mối quan hệ tiềm tàng giữa một bên nghèo đói và bên kia là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và bài ngoại, có thể được xem xét theo các cách khác nhau. Phải chăng sự phân biệt chủng tộc hay bài ngoại sẽ dẫn đến đói nghèo? Hơn nữa, phải chăng nghèo đói sẽ dẫn đến những hình thức phân biệt chủng tộc hay bài ngoại mang tính chủ động hay bị động? Không thể đưa ra câu trả lời phù hợp cho những câu hỏi này; nghiên cứu và đánh giá đưa ra các giải thích khác nhau. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều chuyên gia khẳng định rằng giữa chúng có mối liên hệ.
Ở nhiều nơi trên thế giới, nghèo đói là một vấn đề của sắc tộc. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, các gia đình người Mỹ - Phi, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha gặp phải sự mất an ninh lương thực và đói nghèo với tỷ lệ cao hơn 3 lần so với các gia đình gia trắng. Trên khắp thế giới, những người thiểu số nhập cư rõ ràng luôn đối mặt với sự túng thiếu. Có vẻ như sự phân biệt chủng tộc là nguyên nhân của những tình trạng này (ví dụ: những rào cản về việc tham gia bình đẳng vào thị trường việc làm).
Một vấn đề còn nhiều tranh luận là những xu hướng phân biệt chủng tộc gia tăng trong các tầng lớp người nghèo trong xã hội. Một số chuyên gia cho rằng học vấn thấp thường thấy trong những tầng lớp dân cư nghèo hơn. Mặc dù các chuyên gia kết luận rằng ngay phân biệt chủng tộc cũng tồn tại trong “các tầng lớp trên với sự giáo dục cao hơn” nhưng nghèo gắn với học vấn thấp có thể dẫn đến một khả năng cao hơn của thái độ phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, loại phân biệt chủng tộc này được nhìn nhận như một hành vi loại trừ theo đó cuộc chiến chống lại sự tồn tại của chính những thái độ đó dường như là động cơ chủ yếu hơn tư tưởng phân biệt chủng tộc.
*Vấn đề được thừa nhận phổ biến là những người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc không phải ngay từ khi sinh ra như vậy mà sự phân biệt đó được hình thành phát triển dần lên, bởi vậy nguyên nhân cơ bản của chủ nghĩa chủng tộc là sự thiếu hiểu biết. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế về xoá bỏ sự phân biệt chủng tộc (21/3/1999) Tổng thư ký Liên hiệp quốc - Kofi Annan đã nói rằng: “thiếu hiểu biết và định kiến là sự trợ giúp cho hoạt động tuyên truyền. [ ....] Bởi vậy, nhiệm vụ của chúng ta là biến sự thiếu hiểu biết thành có kiến thức, sự cố chấp thành khoan dung, và sự cách ly thành rộng mở. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có thể, sẽ, và phải bị xoá bỏ”.
**Một trong những mục đích chính của an ninh của con người là tạo điều kiện để con người được thực hiện và mở rộng các cơ hội, sự lựa chọn và khả năng thoát khỏi sự mất an ninh. Phân biệt đối xử dù dựa trên bất cứ cơ sở nào thì đều cản trở việc thực hiện một cách bình đẳng các quyền và lựa chọn của con người và không chỉ dẫn đến sự mất an ninh về kinh tế và xã hội mà còn ảnh hưởng đến sự tự trọng, tự quyết và nhân phẩm của những người bị phân biệt đối xử. Sự phân biệt chủng tộc, vi phạm quyền của các cá nhân thuộc về các nhóm dễ bị tổn thương, các tộc người thiểu số hay những người lao động nhập cư đều có thể là nguyên nhân của những xung đột nghiêm trọng và hiểm hoạ cho hoà bình và ổn định quốc tế. Việc công nhận phẩm giá vốn có và các quyền bình đẳng của tất cả các thành viên của chủng tộc, như đã được ghi nhận trong Lời nói đầu của UDHR, là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình trên thế giới. Bởi vậy, vượt qua những bất bình đẳng trong thực tế trên cơ sở chủng tộc, giới tính, đặc điểm dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ hay các điều kiện xã hội khác phải được coi là một ưu tiên cao nhất đối với vấn đề an ninh của con người.
Comments