top of page

Tôi nên bàn với gia đình và bạn bè về việc chích ngừa COVID-19 như thế nào ?


Tất cả mọi người đều có quyền thắc mắc về vaccine COVID-19 và may mắn rằng, những thắc mắc về COVID-19 đều có lời giải đáp.

By RUPALI LIMAYE, TARA KIRK SELL, AND ELIZABETH STUART, on 06-05-2021, 01:00:00

Tất cả mọi người đều có quyền thắc mắc về vaccine COVID-19 và may mắn rằng, những thắc mắc về COVID-19 đều có lời giải đáp. Trong 14 tháng qua, hàng triệu người Mỹ đã chích ngừa COVID-19, dấy lên hy vọng về một sự “bình thường mới". Nhưng, khi vaccine trở nên phổ biến trong công chúng, thách thức duy nhất không chỉ có khả năng tiếp cận, mà còn là giải quyết những thắc mắc phổ biến xung quanh vaccine và hỗ trợ những nhóm nguy cơ cao được chủng ngừa, nhất là người trên 65 tuổi, vốn có nguy cơ cao nhất bị bệnh nặng. Thắc mắc về vaccine là điều hiển nhiên. Những người đã được chích ngừa có thể thủ vai “sứ giả” y tế cộng đồng, thuyết phục gia đình và bạn bè cảm thấy an tâm hơn về vaccine COVID-19. Vậy bạn nên nói gì với những người thân yêu của mình đang do dự trong việc chích ngừa? Dựa vào nguồn thông tin nào tốt nhất để trả lời với họ? Làm thế nào để thuyết phục mọi người rằng cho dù chích ngừa là lựa chọn cá nhân, nhưng lại rất cần thiết để đối phó với đại dịch trên diện rộng? Trước hết đừng biến đại dịch thành một trận hỗn chiến giữa người với người, mà hãy đoàn kết lại vượt qua hoạn nạn. Nếu bạn muốn biết thêm về đại dịch, xin vào trang web của CDC, NIH, và Johns Hopkins Coronavirus Resource Center để có đầy đủ thông tin cần tìm. Bài báo này có nội dung xin được giải đáp một số thắc mắc cụ thể về vaccine. Rupali, chuyên gia về vấn đề do dự tiêm chủng, cùng với Tara Kirk Sell, chuyên gia an ninh y tế, và Elizabeth, chuyên gia sức khỏe tâm thần, sẽ trả lời các bạn một cách thiết thực và gần gũi nhất. DO DỰ: Tôi định chờ xem vaccine có an toàn không, rồi tôi mới chích. Ai cũng muốn chắc rằng vaccine an toàn và có hiệu quả. Tới tháng 5 2021, hơn 100 triệu người Mỹ được chích đủ 2 liều. Các cơ quan y tế công cộng đã và đang theo dõi sát sao các tác dụng phụ. Từ tháng 8 2020, chúng ta đã có dữ liệu về độ an toàn của vaccine, khi Pfizer và Moderna bắt đầu đi vào thử nghiệm giai đoạn 3. Dựa trên thực tế vô số liều vaccine đã được tiêm, chúng ta có thể tự tin nói rằng nó rất an toàn. Thật sự mà nói, chính việc không chích ngừa mới là nguyên nhân tăng cao nguy cơ nhiễm bệnh Covid-19 nặng đưa đến hậu quả sức khỏe nghiêm trọng về lâu dài. Vì vậy việc tiêm chủng sẽ phòng ngừa biến cố này. NGUỒN: NPR Vaccination Tracker Kinh nghiệm cá nhân Người ta thường lấy trải nghiệm của người khác để đưa ra quyết định cho bản thân. Nếu thấy người thân hay bạn bè đi chích ngừa thì chúng ta thường sẽ thấy an tâm hơn và làm theo. Vậy mỗi cá nhân chúng ta hãy chia sẻ trải nghiệm chích ngừa của mình và lý do tại sao mình lại đi chích với mọi người. DO DỰ: Tôi lo lắng về tác dụng phụ của vaccine. Chuyện lo lắng sợ tai biến là lẽ thường. Nên nhớ rằng tác dụng phụ của vaccine chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và hoàn toàn không gây hại - không như COVID-19, vốn có thể gây tử vong hay hậu quả lâu dài. Một số người cảm thấy không được khỏe 1 hay 2 ngày sau khi tiêm. Tác dụng phụ thường gặp nhất là đau tại vị trí tiêm. Những tác dụng phụ khác bao gồm mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, đau khớp, và sốt. Chúng thường khởi phát sau khi tiêm vài giờ, nhưng chỉ kéo dài 1-2 ngày. Xác suất gặp tác dụng phụ cao hơn sau khi tiêm mũi thứ 2. Vì thế, nếu được, hãy lên lịch tiêm mũi 2 vào 1 ngày trước khi nghỉ việc, hoặc hoãn công việc lại vài ngày để chích ngừa. NGUỒN: Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health Kinh nghiệm cá nhân Một lần nữa, hãy thật lòng chia sẻ trải nghiệm của mình với gia đình và bạn bè. Nếu bạn gặp tác dụng phụ ngắn hạn, hãy kể với họ để họ không hoang mang khi bị sốt hay mệt. Ngoài ra, nếu được, hãy lên kế hoạch nghỉ ngơi 1 hay 2 ngày sau khi tiêm. Và chính bạn cũng có thể an ủi họ rằng, thà bị tác dụng phụ 1-2 ngày, vốn đã biết trước, còn hơn bị COVID-19. DO DỰ: Tôi nghĩ mình không cần tiêm. Ngay cả khi bạn là một thanh niên khỏe mạnh, đeo khẩu trang, và thực hiện giãn cách xã hội, tiêm chủng vẫn là biện pháp chống dịch quan trọng nhất. Nếu ngày càng có nhiều người được chích ngừa, virus càng ít có khả năng lây lan nhiễm bệnh cho số đông. Điều này có nghĩa là, chúng ta có thể quay lại trạng thái “bình thường” nhanh hơn. Cứ một người tiêm là một bước tiến tới chiến thắng đại dịch. Cũng nên nhớ rằng ngay cả khi từng bị nhiễm COVID-19, bạn vẫn nên đi chích ngừa. Đó là bởi vì kháng thể của bạn sau khi hết bệnh không đủ mạnh hoặc không tồn tại lâu bằng vaccine. Xin nhấn mạnh thêm về sự tiện lợi do chích ngừa. Bạn không phải bị cách ly nếu có tiếp xúc với người bị nhiễm. Và bạn cũng sẽ thấy nhẹ nhõm hơn nếu đi du lịch tới vùng yêu cầu bạn chích ngừa. Tóm lại, bạn đã miễn dịch với COVID, nên bạn không cần lo lắng về việc lây nhiễm cho người khác, hay khiến người ta bị cách ly. NGUỒN: Public Health OnCall Kinh nghiệm cá nhân Mọi hành động của bạn trong đại dịch đều ảnh hưởng tới bản thân, gia đình, và cộng đồng bạn đang sống. Tiêm chủng cũng không phải ngoại lệ. Hãy nhắc nhở người thân rằng mỗi người chúng ta đều đóng góp một phần trong việc tạo miễn dịch cộng đồng toàn cầu. Tuy là một lựa chọn cá nhân, nhưng lại có ích cho số đông – bao gồm cả trẻ em và những người có bệnh nền không tiêm chủng được – và phòng ngừa các biến thể mới xuất hiện. DO DỰ: Nếu chúng ta vẫn có thể bị nhiễm COVID-19 sau khi chích ngừa hoàn toàn và tôi vẫn phải đeo khẩu trang, vậy thì chích ngừa để làm gì? Ai cũng muốn mọi việc trở lại bình thường càng sớm càng tốt. Vaccine ngừa COVID-19 có tác dụng tuyệt vời trong việc phòng ngừa các bệnh nghiêm trọng. Mặc dù những ca bệnh hiếm gặp vẫn có thể xảy ra vì trong cộng đồng vẫn còn nhiều bệnh tật, nhưng chúng sẽ không xảy ra thường xuyên và ít nghiêm trọng hơn. Chích ngừa có thể giúp làm giảm bớt mức độ bệnh tật trong cộng đồng, bảo vệ mọi người khỏi bị bệnh nặng, và làm giảm đi khả năng xuất hiện virus biến thể. NGUỒNhttps://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/daily-life-coping/participate-in-activities.html: The New England Journal ofMedicine, Johns Hopkins Bloomberg School of PublicHealth Hiểu biết thông qua cá nhân Chúng ta đang ở một thời điểm phức tạp trong thời đại dịch khi các hạn chế bắt đầu được nới lỏng phần nào đối với những người đã chích ngừa (ví dụ: hướng dẫn mới của CDC về việc đeo khẩu trang ngoài trời). Vì vậy, có những tình huống khi mà những người đã chích ngừa có thể bắt đầu trở lại bình thường, như việc không cần đeo khẩu trang ở ngoài trời hay ăn uống tại nhà hàng. Tuy nhiên, việc chích vaccine vẫn chưa được phổ biến rộng rãi và tỷ lệ dịch bệnh vẫn còn cao ở nhiều khu vực khiến chúng ta không thể hoàn toàn nới lỏng các hướng dẫn và hạn chế. Vì vậy chúng ta cần sử dụng phương pháp tiếp cận theo nhóm nhằm tăng đủ lượng người chích ngừa nếu chúng ta thực sự muốn thấy sự thuyên giảm lan truyền trong cộng đồng. DO DỰ: Tôi lo rằng tôi có thể bị dị ứng với vaccine COVID-19. Hiện nay ta đã biết nhiều hơn về các dị ứng cực hiếm vốn xảy ra trong thời kỳ đầu khi triển khai tiêm chủng. Các giám sát an toàn cho thấy những đối tượng nên lo lắng về dị ứng là những cá nhân đã có dị ứng nghiêm trọng với polyethylene glycol, một thành phần trong vaccine. Những người có tiền sử dị ứng như vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chích ngừa COVID-19. Những người bị dị ứng nghiêm trọng đối với thực phẩm, một số loại thuốc uống, cao su, ong đốt hoặc nọc độc có thể chích vaccine COVID-19 một cách an toàn. NGUỒN: Massachusetts General Hospital Hiểu biết thông qua cá nhân Có những trường hợp hiếm gặp khi mà một người nào đó không nên chích ngừa theo lời khuyên của bác sĩ, nên là động lực cho những người còn lại đi muốn đi chích ngừa hơn! Các bệnh truyền nhiễm như COVID-19 nhắc nhở chúng ta rằng tất cả chúng ta đều có liên hệ đến nhau, và nếu mỗi người trong chúng ta có thể làm được càng nhiều hơn để giúp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, thì tất cả chúng ta sẽ càng an toàn hơn. DO DỰ: Tôi không tin vào vaccine COVID-19 Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng chúng ta cần tin tưởng vào sự an toàn của vaccine. Tất cả các bước quy định bắt buộc — bao gồm an toàn và hiệu quả — đã được thực hiện trong quá trình sản xuất các loại vaccine này; chúng chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn hơn do nhu cầu cấp bách trong việc đối phó với đại dịch. Công nghệ được sử dụng để chế tạo vaccine mRNA (như vaccine của Pfizer’s và Moderna’s) đã tồn tại hơn một thập kỷ. Các nhà nghiên cứu đã và đang làm việc với công nghệ này để sản xuất vaccine cho một số loại virus khác như cúm và bệnh dại, nhưng chúng vẫn chưa trải qua thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn 3 đơn giản là do không có nhu cầu cấp thiết hoặc không có kinh phí để tiếp tục phát triển. Với COVID-19, các nhà nghiên cứu đã có thể tận dụng một công nghệ đã được phát triển trong nhiều năm. NGUỒN: Public Health On Call, Johns Hopkins Bloomberg School of PublicHealth Hiểu biết thông qua cá nhân Trải nghiệm và quan điểm cá nhân là rất quan trọng. Hãy kể cho bạn bè và láng giềng của bạn (và cả những người quen!) bạn đã đi đến quyết định chích ngừa như thế nào — bạn đã xem dữ liệu nào, bạn tin tưởng và học hỏi từ những trang web nào? Truyền đạt sự tìm tòi, câu hỏi và những điều học hỏi được của riêng bạn có thể giúp những người bạn đang trò chuyện hiểu được dữ liệu và khoa học, cũng như nghe những điều này từ một nguồn đáng tin cậy (đó là bạn!). Cuối cùng, nhiều nhân vật nổi tiếng như các cựu tổng thống, vận động viên chuyên nghiệp, những người nổi tiếng, và các nhà lãnh đạo tôn giáo đang công khai nói về niềm tin của họ đối với vaccine COVID-19, chia sẻ quá trình tiêm chủng của riêng họ, và khuyến khích những người khác tiêm vaccine. DO DỰ: Tôi không có bảo hiểm sức. Nếu tôi không đủ khả năng để trả tiền vaccine COVID-19 thì sao? Vaccine ngừa COVID-19 được cấp miễn phí không cần phải có bảo hiểm. Bạn sẽ không bị tính phí chích vaccine. Nếu bạn nhận hóa đơn, hãy nói chuyện với người hoặc tổ chức đã gửi hóa đơn đến bạn. Nếy họ không hủy hóa đơn đó, hãy liên hệ đường dây nóng của Bộ Y Tế và Dịch vụ Nhân sinh Văn phòng Tổng Thanh tra ở số 1-800-HHS-TIPS hoặc lên trang web TIPS.HHS.GOV để khiếu nại NGUỒN: Vivek Murthy, Surgeon General Hiểu biết thông qua cá nhân Hỏi bạn bè và gia đình của bạn xem rào cản cản trở việc chích ngừa của họ là gì: Có phải do không tiếp cận được? Hay lo ngại về tính an toàn? Thiếu phương thiện di chuyển? Lo ngại về chi phí. Hỏi một cách rõ ràng có thể giúp bạn kết nối họ với các nguồn lực hỗ trợ - như phương tiện di chuyển - nhằm giúp họ vượt qua những rào cản đó.

Người dịch: Nhan Tranle

Biên tập: Tri Luong


Comentarios


bottom of page