Translated from PBS article Unwanted Sterilization and Eugenics Programs in the United States
Hoa Kỳ đang hổ thẹn khi đi vào vết xe đổ từ quá khứ với việc tiến hành cưỡng chế triệt sản. Xuyên suốt thế kỷ 20, các chương trình triệt sản đã được tiến hành ở khắp 32 tiểu bang với sự tài trợ từ chính phủ liên bang. Ý đồ chính của việc này nhằm kiểm soát lượng dân cư được cho là "không xứng đáng" như người nhập cư, người da Màu, người nghèo, bà mẹ độc thân, người khuyết tật và người có vấn đề tâm thần. Bị chi phối từ định kiến lệch lạc về khoa học và xã hội, những chương trình này đã đưa ra chính sách về nhập cư và chia rẽ.
Lisa Ko, ngày 29 tháng 01, 2016
Bản đồ triệt sản ưu sinh tại Mỹ, năm 1935; từ tờ Harry H. Laughlin, đại học Truman State University
Sử gia William Deverell đề cập đến đạo luật Vô tính hóa vốn khiến 20,000 cư dân California bị triệt sản để nói rằng: “Triệt sản đồng nghĩa với việc bạn gián tiếp nói với người ta rằng: "Dòng dõi của các người không xứng đáng để được duy trì và chúng ta sẽ chấm dứt nó ở thế hệ này."”
Theo lời bà Andrea Estrada từ đại học UC Santa Barbara, triệt sản cưỡng chế đặc biệt thịnh hành tại bang California, và chương trình ưu sinh tại tiểu bang này còn thúc đẩy đảng Đức Quốc xã:
Theo tờ UC Santa Barbara Current, suốt 70 năm kể từ 1909, bang California dẫn đầu toàn quốc về về tỉ lệ dân cư bị triệt sản mà không thông báo hoặc có sự chấp thuận của nạn nhân. Có khoảng 20,000 trường hợp triệt sản diễn ra tại các cơ sở tiểu bang, chiếm tỉ lệ một phần ba trong tổng số ca khắp 32 bang, vốn là những nơi đã hợp thức hoá điều này.
Theo tờ L.A. Times, Hitler đã viết: “Hiện nay có một nơi đã bắt đầu các bước tiến hành sơ khai cho việc định hình một xã hội với tầng lớp công dân tiên tiến hơn. Đáng tiếc rằng đó không phải là Đức quốc của chúng ta mà là Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ."
Nhà nghiên cứu Alex Stern, tác giả của cuốn sách mới ra Quốc gia Ưu Sinh: Hệ lụy và giới hạn của cải tiến nòi giống tại Hoa Kỳ, cho biết thêm:
“Vào đầu thế kỷ 20, các giám đốc y tế, nhà lập pháp, nhà cải cách xã hội khắp nước Mỹ liên kết với phong trào ưu sinh mới nổi đã hợp lại nhằm hợp thức hóa luật triệt sản. Giả thuyết căn bản về gen di truyền của con người có khả năng mang theo các đặc tính tiềm tàng nguy hiểm như phạm tội, yếu ớt và lệch lạc về mặt tình dục là yếu tố thúc đẩy điều luật này. Nhiều nhà ủng hộ triệt sản xem phẫu thuật sinh sản là biện pháp y tế cần thiết để bảo vệ xã hội khỏi các gen gây hại,và cũng để giảm thiểu phí tổn phải dùng để quản lý những gánh nặng xã hội đó.
Thuyết ưu sinh là phương pháp được chấp thuận rộng rãi nhằm ngăn thế hệ sau (và những đối tượng tình nghi) của người bị coi là thấp kém hoặc nguy hiểm như nghèo, tàn tật, tâm thần, tội phạm và người da Màu.
Gần đây, trại giam tại California đã thông qua lệnh triệt sản gần 15o tù nhân nữ trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2010. Áo cáo của Trung tâm Điều tra tiết lộ nơi này đã chi 147,460 đô la để bác sĩ thực hiện thắt ống dẫn trứng một cách cưỡng bức đối với các cựu tù nhân ở đây.
Nhưng California không phải là bang duy nhất với các rắc rối trong việc triệt sản. Để hiểu thêm về lịch sử ưu sinh tại tiểu bang của bạn, hãy tham khảo cơ sở dữ liệu này. Bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin hơn về chính sách triệt sản, số nạn nhân, cơ sở nơi triệt sản được tiến hành, kẻ phản đối cũng như người ủng hộ đứng đầu chính sách kể trên.
Trong khi chương trình ưu sinh tại bang California phần nào bị chi phối bởi định kiến chống lại người châu Á và Mexico, các bang ở miền Nam cũng áp dụng chính sách triệt sản nhằm kiểm soát lượng người dân Mỹ gốc Phi châu. “Sự cắt bỏ tử cung Mississippi” là tên gọi khác cho những vụ triệt sản không cần do sinh viên y khoa tại các bệnh viện giảng dạy miền Nam thực hiện với phụ nữ da Màu. Bài viết từ tờ NBC nói về chương trình ưu sinh tại phía Bắc Carolina với các câu chuyện của một nạn nhân buộc bị triệt sản là bà Elaine Riddick. Một phần ba số ca nhắm đến các cô gái dưới 18 tuổi, thậm chí người trẻ nhất mới chỉ lên 9. Chính phủ tiểu bang cũng nhắm vào các cá nhân có xu hướng “phạm pháp” hoặc “bất lương.”
Khi viết về triệt sản cưỡng chế của người Mỹ bản địa diễn ra dai dẳng đến tận những năm 1970 và 1980, bác sĩ y khoa Gregory W. Rutecki đưa ra những ví dụ về việc phụ nữ bị thắt ống dẫn trứng khi cắt ruột thừa. Từ 1970 đến 1976, có khoảng 25-50% phụ nữ bản địa phải trải qua triệt sản. Các vụ triệt sản cưỡng chế cũng là một phần lịch sử của Puerto Rice với tỷ lệ triệt sản được cho là cao nhất thế giới.
Những trường hợp đánh dấu bước ngoặt
Bộ phim No Más Bebés kể về câu chuyện những người phụ nữ Mỹ gốc Mexico buộc phải triệt sản khi sinh con tại Trung tâm Y tế quận Los Angeles, USC từ những năm 1960 đến 1970. Madrigal v. Quilligan, bộ phim là một bước ngoặt nói về sự can thiệp đến quyền sinh sản của những người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Dưới đây là một số trường hợp tiêu biểu khác:
Buck và Bell: Năm 1927, bà Carrie Buck, một phụ nữ da Trắng nghèo, là người đầu tiên bị triệt sản ở Virginia theo luật mới. Mẹ của Carrie vô tình bị quy là “yếu ớt” và “lăng nhăng.” Được cho là thừa hưởng những đặc tính đó, Carrie đã bị triệt sản sau khi sinh con. Vụ kiện từ Tòa án Tối cao này dẫn đến việc triệt sản 65,000 người dân Mỹ mắc bệnh tâm thần hoặc có vấn đề về phát triển xuyên suốt những năm 1920 tới 1970. (Quan toà Oliver Wendell Holmes chú thích khi nói về bà Carrie: “Ba thế hệ ngu dốt là quá đủ rồi.”) Cho tới ngày nay, phán quyết của toà vẫn có hiệu lực. [Lưu ý: Câu chuyện cũng là chủ đề cho bộ phim truyền hình sản xuất năm 1994 với sự tham gia của diễn viên Marlee Matlin.]
Trích từ phim tài liệu Sửa đổi rồi Thất bại: Buck và Bell:
Relf và Weinberger: Hai chị em nghèo ở Alabama là Mary Alice và Minnie Relf bị triệt sản khi đang trong độ tuổi 14 và 12. Người mẹ mù chữ của họ đã đánh dấu “X” vào tờ giấy bà tin rằng sẽ cho phép hai người con bị thiểu năng trí tuệ của mình tiêm thuốc tránh thai. Vào năm 1974, Trung tâm Luật Nghèo đói Miền Nam đã thay mặt hai chị em nhà Relf đệ đơn kiện, cùng lúc đó tiết lộ rằng có từ 100,000 đến 150,000 người nghèo bị triệt sản hàng năm dưới các chương trình do liên bang tài trợ.
Đạo luật Bồi thường Ưu Sinh: Tháng 12, 2015, Thượng viện Mỹ nhất trí bỏ phiếu giúp cho những nạn nhân còn sống sót sau nạn triệt sản bắt buộc. Bắc Carolina đã trả lại 35,000 đô la cho 220 nạn nhân còn sống sau chương trình ưu sinh, trong khi Virginia đồng ý trao 25,000 đô la cho mỗi nạn nhân còn sống.
Công bằng cho sinh sản ngày nay
Dù cho trường hợp trong bộ phim No Más Bebés đã xảy ra cách đây 40 năm, vấn đề về công bằng trong sinh sản vẫn còn là vấn nạn đến hiện tại khi luật lệ tiểu bang tiếp tục hạn chế quyền phá thai và kiểm soát sinh sản. Ông Deborah Reid từ chương trình Luật Sức khỏe Quốc gia có viết:
“Khái niệm về công bằng trong sinh sản bắt nguồn từ một cơ cấu tổ chức nhân quyền với mục đích hỗ trợ phụ nữ trong khả năng sinh đẻ và tự quyết quyền sinh con. Những quyết định bao gồm các biện pháp tránh thai, phá thai, triệt sản và/hoặc chăm sóc sinh sản. Đi kèm với quyền này là nghĩa vụ của chính phủ và xã hội nhằm tạo ra luật lệ, chính sách và hệ thống có lợi để hỗ trợ những quyết định đó.”
Với những tổ chức như Viện Sức khoẻ Sinh sản Latina Quốc gia, công bằng trong sinh sản không chỉ là vấn đề của việc tiếp cận tới biện pháp kiểm soát sinh sản, phá thai và chăm sóc sức khoẻ phù hợp. Việc này còn bao gồm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong các trung tâm giam giữ người nhập cư.
Biểu tình chống lại bạo hành triệt sản, ảnh từ Alva Nelms
Đây là sự kết nối giữa bất bình đẳng về quyền lực và quyền tự quyết đối với thân thể, điều mà phong trào ưu sinh tìm cách hạn chế. Cũng như giám đốc phim No Más Bebés cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ Colorlines,: “Mấu chốt thiết yếu của công bằng trong sinh sản nằm ở việc đảm bảo mọi người lắng nghe nhu cầu và tiếng nói của phụ nữ nghèo, phụ nữ da Màu, phụ nữ nhập cư, và những người thấp cổ bé họng khác trong xã hội.”
Từ tờ Popular Science Magazine, 1923
Dịch thuật: Ha Vi Nguyen
Biên tập: Tri Luong
Comments