Translated from Bloomberg article Trump Stays Mum on Sharing Vaccines as Leaders Push for Equality
Lãnh đạo của các cường quốc trên thế giới ủng hộ bình đẳng trong cuộc đua tiêm vaccine chống coronavirus trong khi tổng thống Donald Trump giữ im lặng về việc chia sẻ vaccine của Mỹ cho các quốc gia khác.
Ilya Arkhipov, John Follain và Josh Wingrove, ngày 22 tháng 11, 2020
Cuộc chiến chống đại dịch đã chiếm lĩnh ngày đầu tiên của hội nghị 20 nước có nền kinh tế lớn (G20) vào thứ Bảy, chủ trì bởi nước Ả rập Saudi.
Tổng thống Mỹ đã nói với các nguyên thủ quốc gia khác rằng bất kỳ người Mỹ nào muốn được tiêm vaccine đều có thể được như vậy và đề cao nhà sản xuất Pfizer Inc. của Mỹ.
Vaccine của công ty này đã được sản xuất song song với vaccine của một công ty Đức và Moderna Inc., theo nguồn tin từ các quan chức yêu cầu được giấu tên trong hội nghị không công khai với báo chí.
Trump tung hô khả năng lãnh đạo của Mỹ, nhận công lao cho cái mà ông gọi là một cuộc chiến hiệu quả chống lại virus và thành công trong việc vực dậy nền kinh tế nước nhà. Nhưng ông không nói gì về chuyện cấp phép lưu hành vaccine Mỹ cho toàn thể thế giới.
Những ca tử vong bởi coronavirus ở Mỹ tiếp tục tăng cao, mà gần đây đã vượt qua 250,000 ca với kỷ lục mới liên tục được thiết lập cho số ca mắc mỗi ngày. Tổng số ca lây nhiễm đạt gần 12 triệu, với bang Ohio và California lập đỉnh trong số ca nhiễm.
Ngay sau khi Trump đưa ra nhận định, ông đã rời hội nghị -- khi Thủ tướng Anh Boris Johnson còn đang phát biểu -- và được thay thế lúc đầu bởi Bộ trưởng Ngân khố Steven Mnuchin, sau đó là đến cố vấn kinh tế Nhà trắng Larry Kudlow, theo các quan chức thường trực ở cuộc họp. Một số các lãnh đạo khác cũng bỏ ngang sau khi phát biểu, nguồn tin tiết lộ.
Trump đã rời Nhà Trắng sau đó để đến sân golf ở Virginia. Nhà trắng không phản hồi với yêu cầu bình luận.
Vào tháng Tám, Nga đã khua chiêng gióng trống mình là quốc gia đầu tiên sáng chế vaccine Covid-19, Sputnik V; dù vậy ì Mỹ và các công ty châu Âu đang xúc tiến nhanh hơn việc sản xuất vaccine và đạt được giấy phép lưu hành. Liên minh châu Âu đã thỏa thuận thành công với Pfizer, hiện là đối tác với công ty dược của Đức BioNTech SE, và đang đàm phán một thỏa thuận khác với Moderna.
Thủ tướng Hungary Orban nói rằng Hungary có thể không nhất trí với EU để đẩy nhanh vaccine của Nga.
Trong khi đó, Trung Quốc đã đang sản sinh vaccine số lượng lớn để chiến đấu chống lại bệnh dịch, và chào mời nó như một công cụ củng cố quyền lực mềm.
Giống như Trump,Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nói quyết định có tiêm chủng hay không là tùy vào mỗi cá nhân, bổ sung thêm rằng đại dịch không phải là cớ để tước đi quyền tự do của mỗi người.
Trump không phải là người duy nhất tán dương những nỗ lực của nước mình. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tuyên bố rằng nước Nga sẵn sàng chia sẻ vaccine của mình với những nước nào cần đến nó. Đó là ngay cả khi Nga vẫn chưa thể sản xuất đủ lượng vaccine để tiêm chủng diện rộng chính dân số nước mình.
“Rủi ro chính, theo lẽ tất yếu, vẫn là khả năng của việc thất nghiệp kéo dài trên diện rộng đi kèm với sự gia tăng của nạn đói và xáo trộn xã hội, dù đã có vài dấu hiệu khả quan,” Putin nói trong bài phát biểu. “Và vai trò của nhóm cường quốc G20 là bảo đảm việc này không xảy ra.”
“Đây là trường hợp mà cạnh tranh là việc có thể khó tránh khỏi, nhưng chúng ta cần phải tiến hành chủ yếu dựa trên những cân nhắc về mặt nhân đạo và đặt chúng lên hàng đầu,” Putin nói thêm về tính khả dụng của vaccine, dựa theo một bản dịch chính thức từ Kremlin về những phát ngôn của ông.
Tương tự, Trung Quốc đã đưa ra quan điểm về việc phân phát vaccine của họ. “Trung Quốc sẽ tôn trọng tuyên bố của mình, cung cấp sự hỗ trợ đến những nước đang phát triển, và cố gắng biến vaccine thành một sản phẩm dễ tiếp cận với giá cả phải chăng cho cộng đồng trên toàn cầu,” Chủ tịch Tập Cận Bình nói trong buổi họp, dựa theo CCTV của một đài phát thanh trong nước.
Tập cũng kêu gọi thành viên của nhóm G20 hỗ trợ Tổ chức Y tế Thế giới bằng việc quản lý phân phát nguồn cung cấp để đảm bảo sự phân phối đồng đều và đầy đủ của vaccine trên toàn thế giới.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố trong buổi họp rằng nhóm G20 nên cùng nhau làm việc để bảo toàn “phân phối vaccine cho Covid-19 đến với mọi người với giá phải chăng và công bằng.” Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng nói rằng các nước nên san sẻ vaccine và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác đa phương diện chống lại chủng virus này, theo một nhân viên trong G20.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, người giữ ghế chủ tịch của Công đoàn Châu Phi gồm 55 quốc gia, kêu gọi mỗi quốc gia cần có “sự tiếp cận công bình với giá cả hợp lý” đối với vaccine một khi nó sẵn sàng được đưa vào sử dụng và thúc giục nhóm G20 giúp đỡ bằng cách tài trợ những khoản kinh phí còn bị thiếu hụt.
Người dịch: Kim Pham, Kiều Giang
Biên tập: Derek
Comments