Translated from The New York Times's article YouTube Videos Brainwashed My Father. Can I Reprogram His Feed?
Một nhà báo của chuyên mục Đạo đức của tờ New York Times nói về việc đối phó với một phụ huynh bị thay đổi quan điểm theo hướng cực đoan bởi hệ thống giới thiệu của Youtube, và liệu có nên cắt đứt mối quan hệ với một người bạn đã tham gia hội tín đồ cuồng giáo.
By Kwame Anthony Appiah, on 19-04-2021, 13:00:00
Một nhà báo của chuyên mục Đạo đức của tờ New York Times nói về việc đối phó với một phụ huynh bị thay đổi quan điểm theo hướng cực đoan bởi hệ thống giới thiệu của Youtube, và liệu có nên cắt đứt mối quan hệ với một người bạn đã tham gia hội tín đồ cuồng giáo. Xuyên suốt hầu hết cuộc đời của ông ấy, người bố hơn 80 tuổi của tôi đã luôn là một người đàn ông trầm tính, hoà nhã và vô cùng ngoan đạo, một người luôn luôn đi lễ và đọc kinh mân côi hàng ngày. Mặc dù góc nhìn chính trị của ông luôn luôn thuộc phe bảo thủ, ông cũng vẫn luôn tin vào sự khoan dung và công bằng. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, khi những tương tác xã hội của ông đã giảm mạnh, và chỉ còn những cuộc gọi hàng ngày từ tôi (tôi sống ở phía bên kia Mỹ), những chuyến thăm hàng tuần từ em trai tôi và một số chuyến đi mua sắm và đến nhà thờ. Vì mẹ của chúng tôi đã ra đi trước khi dịch bệnh ập đến, người bạn đồng hành trung thành và duy nhất của bố chỉ còn lại iPad và YouTube. Vì bố tôi thường xem các chương trình tôn giáo, YouTube càng ngày càng hướng bố đến bên bờ của truyền thông bảo thủ, và rồi giờ đây, bố tôi đã bị ám ảnh với chính trị cánh hữu cực đoan và phản đối kịch liệt đối với việc tiêm vaccine Covid. Mỗi lần em trai tôi hay tôi nói chuyện với ông, ông sẽ nói về chính trị và cố gắng áp đặt quan điểm của ông lên chúng tôi, và kể cả sau khi chúng tôi đã yêu cầu ông ấy dừng lại, ông ấy cố gắng được là người nói cuối cùng bằng cách gửi chúng tôi những chiếc email hay dòng tin nhắn giận dữ. Giờ cả hai chúng tôi đều tránh tương tác với ông. Tôi có mật khẩu tới tài khoản YouTube của ông từ một năm trước khi tôi giúp đỡ ông với một vấn đề công nghệ. Để bảo vệ mối quan hệ của chúng tôi, tôi đang nghĩ về việc vào tài khoản của ông để xoá và dừng lịch sử xem của ông ấy lại, và có lẽ thêm vài đường dẫn tới các hình thức giải trí lành mạnh hơn như âm nhạc và bóng đá, để chống lại sự ảnh hưởng liên tục từ chủ nghĩa cực đoan. Lý lẽ của tôi chính là nếu bố tôi bị tẩy não bởi một thuật toán, vậy thì tôi cũng có thể dùng thuật toán đó để đưa ông ấy về con người cũ của mình, để rồi chúng tôi ít nhất cũng có thể có được một cuộc nói chuyện bình thường. Quan điểm của bạn về điều này như thế nào? Đã giấu tên Hiện tượng mà bạn đang miêu tả đã và đang được bàn luận rộng rãi và được báo cáo, kể cả trong xuất bản này. Rất nhiều người đang lo ngại rằng hệ thống giới thiệu của YouTube đã gây ra những hậu quả không ngờ tới trong việc cực đoan hóa một số người xem nhất định bằng cách mời chào họ những video càng ngày càng cực đoan về những chủ đề chính trị. (YouTube nói rằng nó đã sửa đổi trong vài năm trở lại đây để thiên vị các nguồn tin báo chí đáng tin cậy hơn là những nguồn tin mà nó gọi là “nội dung cực đoan và thông tin sai lệch độc hại.” Vì thế, tôi hiểu sự cám dỗ mà bạn đang nói tới. Tôi chắc chắn cũng sẽ muốn chỉnh sửa trang tin của một số người tôi biết - và đúng, họ chắc cũng muốn làm như vậy với chúng ta. Nhưng rõ ràng: Bạn đang cân nhắc việc đối xử với bố của bạn như là một người không có đủ khả năng để kiểm soát cách xem video của mình. (Ví dụ như bạn đang không chỉ đơn giản là đề nghị được gửi ông ấy những đường dẫn khoa học hợp lý về vaccine.) Tuy nhiên bạn không nói rõ liệu ông ấy có đang trải qua các vấn đề về nhận thức hay thần kinh, vì chỉ có lí do bệnh tật mới có thể biến các hành động kể như trên chấp nhận được. Thật vậy, nếu hệ thống giới thiệu của YouTube có thể mang lại những ảnh hưởng xấu đến những người có lẽ hoàn toàn bình thường, thì cũng không thể chắc rằng những tác động xấu hiện đang xảy ra với bố bạn đều là do youtube gây ra. Tuy vậy, bố của bạn có vẻ không nhận ra hành vi của mình đang trở nên kì lạ đến mức nào. Thay vì điều khiển bố theo cách bạn đã đề ra, bạn có thể làm ông đối mặt với sự lựa chọn mà ông ấy thật sự phải đối mặt: Ông ấy hoặc là dừng nói về việc này với bạn, hoặc là bạn sẽ dừng dành thời gian với ông ấy. Bạn trân trọng mối quan hệ của bạn với bố bạn. Nhưng nó chỉ thật sự đúng nếu ông ấy cũng trân trọng mối quan hệ của ông ấy với bạn. Một trong những người bạn lâu năm nhất của vợ tôi gần đây tham gia một hội cuồng giáo. Thoạt đầu nó có vẻ như một cuộc giao lưu giả tôn giáo kì ngộ, nhưng giờ cô ấy có những biểu hiện hành động khá đáng lo ngại, dấn sâu vào các thuyết âm mưu. Cô ấy có hai đứa con với người chồng cũ: đứa lớn ở với cha, và lần cuối chúng tôi gặp đứa bé hơn thì đứa bé cư xử rất kì quái, diễn vai những nhân vật mà người mẹ gọi là kiếp trước của đứa bé. Lúc đầu chúng tôi tưởng họ đang diễn hài, nhưng ra là hoàn toàn nghiêm túc! Một yếu tố khác trong hệ thống tín ngưỡng này là mối quan hệ kì lạ với đồ ăn và dinh dưỡng, và đứa bé trông khá mảnh mai, gần như sắp suy dinh dưỡng. Hội cuồng giáo này cũng thực hành những nghi thức, mà đối với chúng tôi, những hành động này có xu hướng bạo hành tình dục đội lốt phép lành chữa bệnh. Vợ tôi cảm thấy rằng cô không thể tiếp tục tình bạn này được nữa; nó làm cô kiệt quệ, đặc biệt là việc truyền giáo về hội cuồng giáo ấy dai dẳng tới mức sắp đến ngưỡng bạo hành tinh thần. Sau bài viết gần đây nhất của cô bạn này trên mạng xã hội, tôi thậm chí sẽ mạnh miệng hơn và gọi cô ta là kẻ phát xít. Câu hỏi của chúng tôi là làm thế nào để bảo đảm an nguy cho đứa con của cô ta, và liệu việc cắt đứt liên lạc có khiến cả người bạn này và đứa con của cô dấn sâu hơn vào hội cuồng giáo dường như mỗi lúc một bạo lực và biệt lập này không? Tên được ẩn danh Với nỗi lo lắng của bạn, chắc chắn bạn nên liên lạc với người phụ huynh kia của đứa trẻ. Bạn cũng nên liên lạc với chính quyền địa phương chịu trách nhiệm cho an nguy của đứa trẻ, để họ có thể tiến hành kiểm tra. Tất nhiên, những lo ngại của bạn không chỉ là bạo hành và hắt hủi. Bạn nghĩ đứa trẻ đang bị truyền giáo đưa vào một cộng đồng và hệ thống tín ngưỡng xa rời thực tế và ngược đãi về mặt tâm lí. Các hội cuồng giáo là một chủ đề khó nhằn trong truyền thống tự do-dân chủ. Đức tin của hầu hết các truyền thống tôn giáo đều có vẻ kì lạ từ góc nhìn của các truyền thống khác hoặc người vô đạo. Vậy nên, một cách bao quát hơn, các xã hội tự do quyết định để các gia đình tự quyết cách giáo dục tôn giáo, và ủng hộ quyền rời bỏ những cộng đồng ấy của công dân đã trưởng thành. Tôi nghĩ đó là một sự cân bằng đúng mực, nhưng những người tin vào giải pháp tự do này như chúng ta phải giác ngộ rằng sẽ có lúc nó không hiệu quả với những người được nuôi nấng theo phép tắc quá xa vời với chuẩn mực địa phương. Họ có thể sẽ thiếu sự chuẩn bị để hoà nhập vào xã hội ngoài nhóm của mình, và chưa kể đến gánh nặng khổng lồ khi bị đặt nhầm chỗ và thiếu bóng bạn bè và gia đình. Chúng ta có thể hối tiếc về các đặc điểm của các cộng đồng tín ngưỡng này trong khi lo ngại các chính sách quá mức gắt gao của nhà nước. Nhưng ta không cần thoả hiệp tôn trọng với nhiều tổ chức cuồng giáo như với tôn giáo, vì họ không cần sự tôn trọng này. Nhóm cuồng giáo bạn đang miêu tả có vẻ chịu ảnh hưởng nặng nề từ một số học thuyết thông thiên học. Nhưng những người theo chủ nghĩa bí truyền đời sau không định vị bản thân qua ngôn ngữ tôn giáo, mà qua ngôn ngữ trị liệu bằng cách đề ra những phương pháp chữa bệnh hoặc thiền, và cam kết sức khoẻ đối với các phương pháp và đơn thuốc của họ. Như lá thư thứ hai đã gợi đến, chắc chắn sẽ có những hệ thống tin ngưỡng thay thế - như chủ nghĩa bí truyền của QAnon - không được coi là tôn giáo, và một số có xu hướng ám ảnh nặng nề và đáng lo ngại sâu sắc. Tuy nhiên, để nhắc lại một lần nữa, chúng tôi có cái nhìn thoáng về những nhóm như vậy, và cả về lựa chọn nuôi dạy con của mỗi người, là có lý do. Chúng ta có thể lấy làm tiếc cho những cộng đồng tín ngưỡng này, đồng thời ái ngại hơn thảy những chính sách xâm phạm đời tư quá độ của nhà nước. Ngoài việc trình báo những hiện tượng mà các quan chức bảo trợ trẻ em sẽ cho là mối nguy hiểm thực sự, bạn và vợ của bạn không thể làm thêm được gì nhiều với tư cách cá nhân. Vợ của bạn không buộc phải duy trì một mối quan hệ mà cô ấy cho là phiền toái; nhưng nếu bạn nghĩ, qua phương pháp thuyết phục nhẹ nhàng, bạn có thể giúp ích bằng cách giữ liên lạc với người bạn kia, xin hãy làm vậy. Bạn cũng hãy nhớ rằng khi chúng ta đối đáp với những người xung quanh - dù thế giới quan của họ có lệch lạc đến báo động như thế nào - bằng cách thao túng họ, đó là cái sai về mặt đạo đức.
Người dịch: Adelia Duong & Ren Dinh
Biên tập: Derek Phan
Comments